Trang chủNewsThời sựTrận lũ lịch sử khiến Libya càng bị chia cắt và khó...

Trận lũ lịch sử khiến Libya càng bị chia cắt và khó khăn hơn


Cơn bão Daniel và trận lụt nó tạo ra là thảm họa môi trường nguy hiểm nhất trong lịch sử hiện đại của Libya. Nhiều năm chiến tranh và thiếu một chính quyền trung ương đã khiến cơ sở hạ tầng ở đất nước Bắc Phi này đổ nát, dễ bị tổn thương trước những cơn mưa dữ dội. Theo Liên hợp quốc, Libya hiện là quốc gia duy nhất chưa phát triển chiến lược khí hậu.

tran lu lich su khien libya cang bi chia cat va kho khan hon hinh 1

Trận lũ lịch sử đã cuốn trôi 1/4 thành phố Derna của Libya. Ảnh: Planet

Quốc gia Bắc Phi này đã bị chia cắt giữa các chính quyền đối địch và bị bao vây bởi xung đột dân quân kể từ khi cuộc chính biến “Mùa xuân Ả Rập” do NATO hậu thuẫn lật đổ Tổng thống Muammar Gaddafi vào năm 2011.

Thành phố cảng Derna ở phía đông đất nước bị tàn phá nặng nề nhất: nhiều tòa nhà ven sông biến mất và bị cuốn trôi sau khi hai con đập vỡ. Các video cho thấy nước tràn qua các tòa nhà còn lại của Derna và nhiều ô tô bị lật, sau đó, các thi thể xếp hàng trên vỉa hè được phủ chăn chờ chôn cất. Người dân cho biết dấu hiệu nguy hiểm duy nhất là tiếng nứt lớn của đập mà không có hệ thống cảnh báo hay kế hoạch sơ tán.

Hai Chính phủ, hai Thủ tướng

Kể từ năm 2014. Libya đã bị chia rẽ giữa hai chính quyền đối địch, mỗi chính quyền đều được hỗ trợ bởi các nhà bảo trợ quốc tế và nhiều lực lượng dân quân vũ trang trên thực địa.

Tại Tripoli, Thủ tướng Abdul Hamid Dbeibah đứng đầu chính phủ được Liên hợp quốc công nhận của Libya. Tại Benghazi, Thủ tướng Ossama Hamad đứng đầu Chính quyền phía Đông, được hỗ trợ bởi chỉ huy quân sự đầy quyền lực Khalifa Belqasim Haftar.

Cả chính quyền Tripoli và chính quyền phía Đông đều cam kết riêng sẽ hỗ trợ các nỗ lực cứu hộ ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, nhưng họ chưa có hồ sơ hợp tác thành công.

Các nghị viện đối địch trong nhiều năm đã không tìm được tiếng nói chung để thống nhất lại bất chấp áp lực quốc tế, bao gồm cả cuộc bầu cử theo kế hoạch vào năm 2021 nhưng chưa bao giờ được tổ chức. Sự nhúng tay của các cường quốc khu vực và thế giới đã làm sâu sắc thêm những chia rẽ.

tran lu lich su khien libya cang bi chia cat va kho khan hon hinh 2

Nước lũ bủa vây các tòa nhà tại thành phố Marj, Libya. Ảnh: USA Today

Gần đây nhất là vào năm 2020, hai bên đã tiến hành một cuộc chiến tổng lực. Lực lượng miền Đông của Haftar đã bao vây Tripoli trong một chiến dịch quân sự thất bại kéo dài một năm nhằm cố gắng chiếm thủ đô, khiến hàng nghìn người thiệt mạng.

Sau đó vào năm 2022, cựu lãnh đạo miền Đông Fathi Basagah đã cố gắng đưa chính phủ của mình về Tripoli trước khi các cuộc đụng độ đẫm máu với các lực lượng dân quân đối thủ buộc ông phải rút lui.

Trở lại với những diễn biến của trận lũ lụt lịch sử vừa xảy ra tại Libya, hiện UAE, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ đều đang hỗ trợ các nỗ lực cứu hộ trên mặt đất. Nhưng tính đến thứ Ba, các hoạt động cứu hộ đang gặp khó khăn để tiếp cận thành phố Derna.

Tiến sĩ Claudia Gazzini, nhà phân tích cấp cao về Libya tại Trung tâm Nghiên cứu Khủng hoảng quốc tế (ICG) International Crisis Group, cho biết vấn đề một phần là về mặt hậu cần khi nhiều tuyến đường vào thành phố cảng đã bị bão cắt đứt. Nhưng xung đột chính trị cũng đóng một vai trò.

Bà Gazzini cho biết: “Những nỗ lực quốc tế gửi đội cứu hộ phải thông qua chính quyền tại Tripoli”. Điều đó có nghĩa là quyền cho phép viện trợ vào những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất thuộc về một phe đối địch, trong khi con đường để UAE hay Ai Cập lại đang được Tripoli xem như những thế lực ủng hộ Chính quyền miền Đông và Tướng Khalifa Belqasim Haftar.

Tình trạng bất ổn và bất mãn ngày càng gia tăng

Lũ lụt kéo theo một chuỗi dài các vấn đề nảy sinh từ tình trạng vô pháp luật của đất nước. Tháng trước, các cuộc biểu tình đã nổ ra khắp Libya sau khi có tin tức về cuộc gặp bí mật giữa Ngoại trưởng Libya, Abdul Hamid Dbeibeh và người đồng cấp bên phía Israel. Các cuộc biểu tình biến thành phong trào kêu gọi ông Dbeibeh từ chức.

tran lu lich su khien libya cang bi chia cat va kho khan hon hinh 3

Một con tàu cao su chuyên chở người di cư từ Libya vượt biển tới châu Âu. Ảnh: AN

Đầu tháng 8, giao tranh lẻ tẻ đã nổ ra giữa hai lực lượng dân quân đối địch ở thủ đô, khiến ít nhất 45 người thiệt mạng, một lời nhắc nhở về tầm ảnh hưởng của các nhóm vũ trang bất hảo đang hoành hành trên khắp Libya.

Libya đã trở thành điểm trung chuyển chính cho những người di cư Trung Đông và châu Phi chạy trốn xung đột và nghèo đói để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn ở châu Âu. Dân quân và những kẻ buôn người đã được hưởng lợi từ sự bất ổn ở Libya, đưa lậu người di cư qua biên giới từ 6 quốc gia, bao gồm Ai Cập, Algeria và Sudan.

Trong khi đó, trữ lượng dầu mỏ dồi dào của Libya hầu như không giúp ích được gì cho người dân nước này. Việc sản xuất dầu thô, mặt hàng xuất khẩu có giá trị nhất của Libya, đã có lúc chậm lại ở mức nhỏ giọt do lệnh phong tỏa và các mối đe dọa an ninh đối với các công ty. Việc phân bổ doanh thu từ dầu mỏ đã trở thành một điểm bất đồng quan trọng.

Không có “Mùa Xuân Ả Rập”

Phần lớn Derna được xây dựng khi Libya bị Ý chiếm đóng vào nửa đầu thế kỷ 20. Thành phố này trở nên nổi tiếng với những ngôi nhà màu trắng tuyệt đẹp bên bờ biển và những khu vườn cọ.

tran lu lich su khien libya cang bi chia cat va kho khan hon hinh 4

Libya thường xuyên xảy ra xung đột tranh giành quyền lực đẫm máu kể từ khi nhà độc tài Muammar al-Gaddafi bị lật đổ vào năm 2011. Ảnh: GI

Nhưng sau khi Muammar Gaddafi bị lật đổ vào năm 2011, nơi đây đã trở thành trung tâm của các nhóm Hồi giáo cực đoan, và sau đó hứng chịu nhiều thiệt hại trong các cuộc giao tranh, bị bao vây bởi các lực lượng trung thành với Haftar. Thành phố cuối cùng bị lực lượng của Haftar chiếm là vào năm 2019.

Giống như các thành phố khác ở Đông Libya, Derna không được xây dựng lại hay đầu tư nhiều kể từ sau “Mùa Xuân Ả Rập”. Hầu hết cơ sở hạ tầng hiện đại ở đây được xây dựng từ thời Gaddafi, trong đó có đập Wadi Derna vừa bị vỡ, do một công ty Nam Tư xây dựng vào giữa những năm 1970.

Theo Tiến sĩ Jalel Harchaoui, chuyên gia về Libya tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia có trụ sở tại London, Haftar nhìn Derna và người dân ở đó với sự nghi ngờ, đồng thời không muốn cho phép thành phố này có quá nhiều độc lập.

Ví dụ, năm ngoái, một kế hoạch tái thiết quy mô lớn cho Derna được thực hiện bởi những chuyên gia đến từ Benghazi và những nơi khác, chứ không phải người địa phương.

Điều đó đã góp phần khiến bi kịch xảy ra và có thể còn kéo dài tại Derna, nơi thiệt hại nặng nề nhất sau trận lụt lũ lịch sử vừa rồi. “Thật đáng tiếc, sự ngờ vực này có thể sẽ còn gây ra tai họa trong giai đoạn hậu thảm họa sắp tới”, tiến sĩ Harchaoui nhận định.

Quang Anh





Nguồn

Cùng chủ đề

Đức bắt giữ người nghi có kế hoạch tấn công Đại sứ quán Israel

(CLO) Chính quyền Đức đã bắt giữ một công dân Libya bị tình nghi có quan hệ với nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS và đang lên kế hoạch tấn công Đại sứ quán Israel. ...

Libya đóng cửa mỏ dầu El Feel

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Libya (NOC) đã chính thức đóng cửa mỏ dầu El Feel ở khu vực Tây Nam Libya, qua đó làm trầm trọng thêm tình trạng gián đoạn nguồn cung ở quốc gia Bắc Phi, trong bối cảnh vòng xoáy khủng hoảng chính trị ngày càng diễn biến phức tạp tại Libya. NxOC cho biết, tổng sản lượng dầu thô của Libya đã giảm mạnh từ...

Thỏa thuận ngừng bắn vẫn còn hiệu lực, LHQ khẳng định vai trò quan trọng của một cơ quan

Ngày 25/8, Ủy ban Quân sự chung 5+5 (JMC) của Libya khẳng định, thỏa thuận ngừng bắn do Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ, được ký kết vào tháng 10/2020 giữa các phe phái ở quốc gia Bắc Phi này, vẫn còn hiệu lực.

Liên hợp quốc nêu quan ngại, Libya đạt được thỏa thuận về an ninh

Ngày 23/8, Bộ trưởng Nội vụ Libya Imad Trabelsi thông báo chính quyền nước này và các nhóm vũ trang đã đạt được thỏa thuận tại Tripoli để bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng.

Ai Cập chứng tỏ vai trò then chốt trong khu vực, hối thúc rút mọi lực lượng nước ngoài khỏi Libya

Ngày 14/7, Bộ trưởng Ngoại giao, di cư và các vấn đề kiều dân Ai Cập Badr Abdelatty đã kêu gọi rút tất cả lực lượng nước ngoài và lính đánh thuê ra khỏi lãnh thổ Libya trong một khung thời gian cụ thể.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lập Tổ công tác gỡ vướng về quỹ nhà đất phục vụ tái định cư tại TPHCM

(CLO) Ngày 11/11, Văn phòng UBND TP HCM cho biết UBND TP HCM vừa ban hành Quyết định về thành lập Tổ công tác và Tổ giúp việc .Tổ công tác giải quyết các vướng mắc trong việc rà soát, báo cáo nguồn vốn hình thành quỹ nhà ở, đất ở...

Liên hoan sân khấu TP HCM quy tụ nhiều tên tuổi của làng kịch nói

(CLO) Liên hoan sân khấu TP HCM lần thứ nhất quy tụ nhiều đơn vị sân khấu kịch giàu truyền thống và những nghệ sĩ tên tuổi của làng kịch nói. ...

Phát động thi đua đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 60 năm Báo Tuyên Quang xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Ngày 11/11, BCH Công đoàn Báo Tuyên Quang phối hợp với Chi hội Nhà báo Báo Tuyên Quang, Chi đoàn Báo Tuyên Quang tổ chức Lễ Phát động thi đua đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 60 năm Báo Tuyên Quang xuất bản số báo đầu tiên (3/2/1965 – 3/2/2025),...

Sở TT&TT Hà Nội xử phạt gần 60 triệu đồng về truyền thông chống buôn lậu và gian lận thương mại

(CLO) Trong tháng 10/2024, Sở TT&TT Hà Nội đã tiến hành xử phạt 5 tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là 57,5 triệu đồng. Các vi phạm chủ yếu xoay quanh việc không tuân thủ các quy định về thương mại và truyền thông,...

Bản đồ so sánh kết quả bầu cử Mỹ 2020 và 2024

(CLO) Đảng Cộng hòa đã giành được nhiều phiếu bầu hơn ở mọi bang vào năm 2024 so với năm 2020. ...

Bài đọc nhiều

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Dòng máu Việt trong tim một người Hàn

Câu chuyện về mối nhân duyên đặc biệt bắt đầu từ 800 năm trước của ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ, đã trở thành điểm nhấn tại một hội thảo quốc tế ở TP.HCM cuối tuần qua. Ông Lý Xương Căn mở điện thoại, chia sẻ về kênh TikTok và YouTube của ông với các video chia sẻ về Việt Nam. Ông cho biết những bình luận mà ông nhận được...

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: ‘Quy mô kinh tế chúng ta sẽ đạt vài ngàn tỉ đô trong thời gian gần’

Chắc chắn quy mô kinh tế chúng ta sẽ đạt vài ngàn tỉ đô la trong thời gian không xa, chứ không nằm trong quy mô gần 500 tỉ đô như hiện nay. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh: GIA HÂN Đầu giờ chiều 11-11, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có phần giải trình nhóm chất vấn về lĩnh vực ngân hàng. "Quy mô kinh tế sẽ tăng 3-4 lần...

Việt Nam là điểm đến “có một không hai” thu hút du khách Ấn Độ

Theo báo economictimes của Ấn Độ, số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay đã tăng 500% so với thời điểm 5 năm trước. Theo báo economictimes của Ấn Độ, Việt Nam là điểm đến có một không hai đang thu hút sự quan tâm của người Ấn Độ. Số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay...

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile

  Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở khu vực Mỹ Latinh, nhất là với Chile. TTXVN đưa tin, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, chiều 10.11 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile Paulina Vodanovic. Chủ tịch nước đánh giá cao việc hai nước, hai đảng chia sẻ nhiều...

Cùng chuyên mục

Thái Nguyên: Hiệu quả từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất giúp nông dân thoát nghèo

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất (Tiểu dự án 1 – Dự án 3) thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững được triển khai ở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã và đang mang lại những tín hiệu tích cực, thông qua qua nguồn kinh phí triển khai dự án đã giúp nhiều hộ có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, thêm cơ hội thoát nghèo.Sau...

Bão số 7 áp sát vùng biển Quảng Nam

(ĐCSVN) – Chiều tối nay (11/11), bão số 7 trên vùng biển Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa. Dự báo vào hồi 4 giờ ngày 12/11, vị trí tâm bão trên vùng biển Quảng Nam - Bình Định. Từ đêm nay, các tỉnh Huế đến Phú Yên bắt đầu đón mưa lớn. ...

Bão Toraji đang vào Biển Đông, bão số 7 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Khoảng đêm nay (11/11), bão Toraji đi vào Biển Đông trở thành cơn bão số 8. Đồng thời, bão số 7 Yinxing sau khi di chuyển vào vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, tối nay (11/11), sau khi di chuyển vào vùng biển phía Tây khu vực quần đảo Hoàng Sa, bão số 7 Yinxing đã suy yếu thành...

Ông Phạm Thành Ngại được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau

Ông Phạm Thành Ngại được đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau, nhiệm kỳ 2021-2026 với 47/47 đại biểu có mặt nhất trí bỏ phiếu. Chiều 11/11, Hội đồng Nhân dân tỉnh Cà Mau khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề) để kiện toàn nhân sự Chủ tịch Ủy ban...

Thủ tướng bổ nhiệm lại nhân sự Bộ Quốc phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính ký các quyết định bổ nhiệm lại Tư lệnh Quân khu 1, kéo dài thời gian giữ chức vụ Chính ủy Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng. Thủ tướng bổ nhiệm lại Trung tướng Nguyễn Hồng Thái, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương giữ chức Tư lệnh Quân khu 1, Bộ Quốc phòng. Trung tướng Nguyễn Hồng Thái sinh năm 1969, quê Hưng Yên. Ông từng giữ...

Mới nhất

Mới nhất