Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNhiều doanh nghiệp muốn đầu tư kinh tế xanh vào TP HCM

Nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư kinh tế xanh vào TP HCM


Tại “tiệc trà” chiều nay, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cho biết muốn đầu tư, hỗ trợ TP HCM làm kinh tế xanh nhưng kỳ vọng có quy định, chính sách rõ ràng.

Chiều 14/9, TP HCM tổ chức “CEO 100 Tea Connect” – chương trình gặp gỡ 100 lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức, địa phương trong và ngoài nước thông qua chiêu đãi trà đặc sản, thuộc khuôn khổ “Diễn đàn Kinh tế TP HCM 2023”. Đây là lần đầu tiên TP HCM tổ chức gặp gỡ, kết nối doanh nghiệp theo sáng kiến “tiệc trà”.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM, cho biết thành phố đang đối diện với những thách thức như biến đổi khí hậu, ùn tắc giao thông, thiếu hụt nhân lực, tác động của tính chu kỳ trong phát triển kinh tế. Để giải quyết, thành phố đang tiến hành tái cơ cấu, xác định kinh tế xanh là động lực tăng trưởng giai đoạn tới.





Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM mời trà các CEO, lãnh đạo tổ chức, địa phương trong lần gặo gỡ doanh nghiệp theo mô hình Tiệc trà đầu tiên chiều 14/9. Ảnh: Viễn Thông

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP HCM mời trà các CEO, lãnh đạo tổ chức, địa phương trong lần gặp gỡ doanh nghiệp theo mô hình “Tiệc trà” đầu tiên chiều 14/9. Ảnh: Viễn Thông

Nhiều tổ chức, doanh nghiệp quốc tế bày tỏ nguyện vọng sẵn sàng đầu tư và chia sẻ kinh nghiệm. Ông Han Sang Deog, Phó tổng giám đốc điều hành Samsung Engineering Việt Nam nói từ lâu đã quan tâm, xem xét đầu tư vào lĩnh vực xử lý nước thải và đốt rác phát điện tại TP HCM.

Công ty ông cũng đề xuất chiến lược mang tên “Tổ hợp môi trường tích hợp”. Đây là khu phức hợp môi trường kinh tế tuần hoàn, gồm cả xử lý nước, chất thải và khí sinh học, sử dụng năng lượng tự sản xuất mà không cần sử dụng đến nguồn năng lượng bên ngoài.

Theo ông Han Sang Deog, từ giai đoạn lập kế hoạch, các cơ quan liên quan và Samsung cần làm việc cùng nhau để tìm ra giải pháp tối ưu. “Khi nhận được sự hỗ trợ về chính sách từ chính phủ, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ chuỗi giá trị dựa trên việc giới thiệu, ứng dụng công nghệ, thực hiện đầu tư và cung cấp giải pháp cấu trúc tài chính, thiết kế, thi công và quản lý vận hành”, ông cho biết.





Ông Han Sang Deog, Phó Tổng giám đốc điều hành Samsung Engineering Việt Nam tại sự kiện. Ảnh: Viễn Thông

Ông Han Sang Deog, Phó Tổng giám đốc điều hành Samsung Engineering Việt Nam tại sự kiện. Ảnh: Viễn Thông

Ông Gabor Fluit, Chủ tịch Euro Charm cho biết Thỏa thuận Xanh châu Âu (EGD), Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) đang tạo ra cơ hội lẫn áp lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này. Vì vậy, tổ chức sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp tìm ra cách thực hành tuân thủ.

“Chúng tôi mong muốn hỗ trợ thông qua chuyển giao công nghệ, chia sẻ mô hình, xây dựng năng lực cho các dự án, từ đó giúp TP HCM trở thành trung tâm xuất khẩu vào EU”, ông Gabor Fluit nói. Những tháng tới, EuroCham sẽ tổ chức một loạt hoạt động để hỗ trợ doanh nghiệp Việt thích ứng với EGD.

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Tổng giám đốc công ty Cơ điện lạnh REE cũng cho rằng TP HCM chưa theo kịp nhu cầu nền kinh tế tuần hoàn và kỳ vọng các dự án của công ty tại đây được xem xét nhanh hơn.

Theo đó, REE đang chờ đến 18 tháng mới có thể xác định địa điểm cho nhà máy đốt rác lấy điện công suất 2.000 tấn mỗi ngày. “Chúng tôi có thể đầu tư điện mặt trời trên tất cả mái nhà công sở, trường học, bán điện cho thành phố như giá điện lực” bà Thanh nói. Đề xuất đã đưa ra 3 năm trước nhưng chưa được xem xét.





Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Tổng giám đốc công ty Cơ điện lạnh REE tại sự kiện. Ảnh: Viễn Thông

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Tổng giám đốc công ty Cơ điện lạnh REE tại sự kiện. Ảnh: Viễn Thông

Một số ngân hàng quốc tế cũng tìm kiếm cơ hội giải ngân tài chính “xanh” (vốn cho vay phục vụ các dự án phát triển bền vững) ở TP HCM. Bà Tracy Wong Haris, Phụ trách tài chính bền vững tại châu Á của Standard Chartered cho hay nhà băng có ngân sách dồi dào cho lĩnh vực đổi mới sáng tạo bền vững và mong muốn được đồng hành với thành phố để giải ngân nguồn quỹ này.

Còn theo ông Ramachandran A.S, Tổng giám đốc ngân hàng Citi Việt Nam, TP HCM là trung tâm cho tài chính xanh, với nhiều công ty đa quốc gia hiện diện tại đây có cam kết tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, khu vực tư nhân còn thiếu nhiều vốn cho kinh tế xanh. “Chúng tôi có kế hoạch cung cấp tài trợ trung và dài hạn cho các dự án xanh, đảm bảo gia tăng tính cạnh tranh cho các nhà sản xuất”, ông nói.

Dẫu vậy, để thực sự thu hút tốt các nguồn đầu tư bền vững và giúp doanh nghiệp yên tâm đóng góp phát triển kinh tế xanh, các chuyên gia đưa ra loạt kinh nghiệm và khuyến nghị.

Ông Ricardo Valente, Ủy viên hội đồng thành phố về kinh tế và tài chính thành phố Porto (Bồ Đào Nha) đề xuất TP HCM đặt hàng bài toán kinh doanh tuần hoàn để các doanh nghiệp tham gia. Theo đó, giải pháp nào tốt sẽ được chọn. Ngoài ra, miễn giảm thuế cũng là cách khuyến khích. “Chúng tôi đã xây dựng chỉ số môi trường, miễn giảm thuế cho các công ty đáp ứng các chỉ số này”, ông ví dụ.

Ông Ichisaka Hirofumi, Giám đốc quan hệ quốc tế tỉnh Osaka (Nhật Bản), cho biết năm 1973, đây là tỉnh đầu tiên triển khai mô hình quản lý doanh nghiệp có quy định rõ về yếu tố môi trường. Nhờ vậy, nơi đây trở thành tiên phong vượt qua các vấn đề ô nhiễm và duy trì tăng trưởng ổn định.

Trước mắt, nhiều doanh nghiệp cho rằng TP HCM cần có đề xuất với bộ ngành trung ương xây dựng các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí thế nào là “xanh” một cách cụ thể cho các lĩnh vực ngành nghề.

“TP HCM nên cùng các hiệp hội, ban ngành cùng đóng góp xây dựng các tiêu chí, hàng rào pháp lý xanh hóa ngành dệt may”, ông Phạm Văn Việt, CEO Việt Thắng Jean, Phó chủ tịch Hội Hội Dệt May Thêu Đan TP HCM nói.

Tương tự, ông Lê Anh, Giám đốc phát triển bền vững của công ty Nhựa tái chế Duy Tân kỳ vọng thành phố có cơ quan đầu mối hỗ trợ giải quyết những khó khăn cho doanh nghiệp lĩnh vực tái chế. “Chúng tôi cũng cần bộ quy chuẩn cho sản phẩm tái chế, và tiêu chuẩn an toàn sản phẩm tái chế”, ông nói. Standard Chartered thì muốn Ngân hàng Nhà nước tạo môi trường thuận lợi hơn cho tài chính xanh.

Theo ông Phan Văn Mãi, đầu tàu kinh tế của đất nước đang phác thảo khung chiến lược xanh đến 2030, tầm nhìn 2050, xác định người dân và doanh nghiệp là trung tâm chuyển đổi, tập trung 4 nội dung:

Một là nguồn lực xanh gồm nhân lực trình độ cao, tài chính xanh và hợp tác quốc tế. Hai là hạ tầng xanh, gồm chuyển đổi năng lượng, tiết kiệm nước, tuần hoàn tài nguyên. Ba là hành vi xanh trong tiêu dùng, giao thông, xây dựng. Và bốn là các ngành nghề, lĩnh vực tiên phong chuyển đổi xanh như sản xuất công nghệ cao, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, du lịch, nông nghiệp, thực phẩm và đưa huyện Cần Giờ thành địa phương xanh, tức trung hòa carbon vào 2035.

Do đó, ông Mãi cho biết hiện TP HCM có một số nhóm vấn đề lớn rất cần đề xuất của các chuyên gia, doanh nghiệp. Một là chuyển đổi năng lượng. Hiện mỗi ngày nơi đây tiêu thụ khoảng 90 triệu kWh, nguồn cung chủ yếu từ bên ngoài và nhiệt điện, điện sạch chỉ 7,6%. Mục tiêu TP HCM đến 2025 đạt 25% và 2030 đạt 35-40% điện sạch. Vấn đề đặt ra là chính sách, thể chế, vốn và công nghệ.

Hai là giao thông xanh. Hệ thống giao thông nội đô đang bị chi phối bởi phương tiện cá nhân, chủ yếu là xe máy. TP HCM có 777 xe máy và 81 ôtô trên 1.000 dân vào 2019 và vấn đề là cần giảm phương tiện cá nhân.

Ba là xử lý rác thải, nước thải. Hàng ngày, TP HCM thải ra khoảng 9.500 tấn chất thải rắn, rác sinh hoạt bình quân 0,98 kg mỗi người một ngày. Vấn đề đặt ra vẫn là chính sách, vốn và công nghệ. Và bốn là tín chỉ carbon. Nghị quyết 98 cho phép thành phố được thí điểm giao dịch tín chỉ carbon nhưng cần chuyên gia tư vấn về pháp lý, mô hình thí điểm, cách làm.

Chủ tịch TP HCM cho biết những ý kiến đóng góp tại “tiệc trà” sẽ được thành phố tiếp thu để hoàn thiện khung chiến lược phát triển xanh đến năm 2030, tầm nhìn 2050 trong tháng 9 này. “Chúng tôi cũng sẽ đề xuất ban hành các quy chuẩn trên nghiên cứu các quy chuẩn quốc tế chi phối các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, phát triển xanh”, ông cho biết thêm.

Viễn Thông




Source link

Cùng chủ đề

Những giải pháp thực tế

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng, tầm quan trọng của việc phát triển bền vững vùng biên giới đất liền trong bối cảnh toàn cầu hóa và những thách thức mới nổi về an ninh, xã hội, và kinh tế. Các khu vực biên giới không chỉ là nơi giao thương kinh...

Sắp vào mùa lễ hội cuối năm, Mỹ chọn mua nhiều tôm Việt Nam

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ tháng 2 đến nay, giá tôm chân trắng xuất khẩu sang Mỹ liên tục tăng, từ mức 9,6 USD/kg lên hơn 10,2 USD/kg; giá tôm sú dao động từ 14,9-19,3 USD/kg. Tính chung trong 8 tháng năm nay, tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ đạt hơn 450...

Khai mạc hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Dự hội nghị có các đồng chí: Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao; Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng; Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam; Nông Thị Hà, Thứ trưởng-Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng....

Hành trình đáng nhớ của ‘đường đua xanh’ Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024

Gần 3.500 runners trong nước và quốc tế tham gia, hơn 300 cây xanh được trồng thêm và gần 500kg rác được dọn sạch, Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024 lan toả giá trị nhân văn, hướng đến...

Khai mạc Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu châu Á

Dự phiên khai mạc về phía lãnh đạo Trung ương có ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc...

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là Trưởng Ban Chỉ đạo.Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.Các Ủy viên gồm có:- Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và...

Áp lực bán gia tăng, VN-Index thủng mốc 1.240 điểm

Sau gần 1 giờ giao dịch trong dưới tham chiếu, sắc xanh le lói trở lại ở các nhóm cổ phiếu trụ cột giúp thị trường dần hồi phục. Thế nhưng chính áp lực bán dâng cao của các nhóm trụ cũng khiến VN-Index bị thủng...

Cao su Tân Biên chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 22%

Danh sách cổ đông được chốt vào ngày 8/10 tới, tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/10. Cổ tức bằng tiền sẽ được thanh toán tới cổ đông sau đó một tháng, vào ngày 8/11/2024. Cao su Tân Biên dự kiến chi 193,6 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Công ty cổ phần Cao su Tân Biên (mã RTB -...

Malaysia dự kiến đánh thuế mạnh các loại đồ uống có đường

Trang Nikkei Asia đưa tin ngày 15-9 cho biết Malaysia đang có kế hoạch đánh thuế cao hơn với các loại đồ uống có đường, với hy vọng giảm lượng tiêu thụ đường của người dân trong nỗ lực đối phó với bệnh tiểu đường và các bệnh không lây nhiễm khác.Kế hoạch được Bộ trưởng Y tế Dzulkefly Ahmad công bố...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo

Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo​​Người đứng đầu HĐQT Điện Tây Bắc muốn mua 1,53 triệu cổ phiếu NED nhằm tăng tỷ lệ sở hữu từ 11,54% lên 15,32% sau hơn một tháng lên làm lãnh đạo. Trong thông báo gửi Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, ông Trần Văn Ngư, Chủ tịch HĐQT...

Cục Thuế TP.HCM kiến nghị họp khẩn để gỡ vướng hồ sơ đất đai

Đây là văn bản kiến nghị lần thứ ba của Cục Thuế TP.HCM trong vòng một tháng qua về vấn đề này. Trong đó có hai văn bản kiến nghị khẩn.Cục Thuế TP.HCM kiến nghị họp để giải quyết dứt điểm Cụ thể, tại văn bản kiến nghị được gửi đến UBND TP.HCM, Cục Thuế TP.HCM đề xuất UBND TP.HCM tổ chức...

Giao dịch ảm đạm, VN-Index tiếp tục giảm hơn 12 điểm trong phiên 16/9

Giao dịch ảm đạm, VN-Index tiếp tục giảm hơn 12 điểm trong phiên 16/9Dù hồi phục khá mạnh so với hai phiên gần nhất, thanh khoản vẫn ở mức thấp. Giao dịch trên thị trường tiếp tục diễn ra ảm đạm và nhiều cổ phiếu lớn giảm sâu khiến các chỉ số biến động chủ yếu trong sắc đỏ. Thị trường chứng khoán giảm điểm...

VN-Index chỉnh sâu dưới 1.240 điểm, khối ngoại tăng mua

Đóng cửa thị trường, VN-Index dừng ở mức 1.239,26 điểm, giảm 12,45 điểm (-0,99%); VN30-Index giảm 12,93 điểm (-1%), về mức 1.281,37 điểm. Áp lực bán càng về cuối phiên càng mạnh hơn khiến chỉ số đại diện sàn giảm sâu hơn trong phiên chiều.   Trước đó, trong...

Mới nhất

Công ty Danh Khôi kiến nghị tháo gỡ về cấp

Danh Khôi kiến nghị tháo gỡ về cấp "sổ đỏ" tại Nhơn Hội New CityLiên quan đến việc chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng (1.960 lô đất) tại Dự án Nhơn Hội New City, Công ty Danh Khôi kiến nghị tỉnh Bình Định thực hiện thủ tục đã áp dụng với 2.522...

Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden Gate

Phái đoàn Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm trụ sở Tập đoàn Golden GateTập đoàn Golden Gate đón phái đoàn Thương mại Bộ Nông nghiệp Mỹ đến thăm, làm việc tại trụ sở ở Hà Nội. Chuyến thăm diễn ra vào ngày 13/9, với sự...

Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo

Chủ tịch Điện Tây Bắc muốn tăng sở hữu sau hơn một tháng làm lãnh đạo​​Người đứng đầu HĐQT Điện Tây Bắc muốn mua 1,53 triệu cổ phiếu NED nhằm tăng tỷ lệ sở hữu từ 11,54% lên 15,32% sau hơn một tháng lên làm lãnh đạo. ...

Mới nhất