Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếVì sao không nên truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất...

Vì sao không nên truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết?


Tại Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới T.Ư (Hà Nội), các bác sĩ ghi nhận số ca nhập viện do sốt xuất huyết (SXH) tăng trong các tuần gần đây, trong đó có các trường hợp tự điều trị tại nhà không đỡ, bệnh nặng mới đến BV. Đáng lưu ý, nhiều bệnh nhân (BN) tự điều trị bằng cách đến các cơ sở y tế tư nhân truyền dịch, thậm chí thuê người đến truyền dịch tại nhà.

Vì sao không nên truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết ? - Ảnh 1.

Bệnh nhân sốt xuất huyết

Nhập viện điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, một nữ BN ở Q.Cầu Giấy cho hay bị sốt, đau đầu dữ dội nên tự uống thuốc và thuê “bác sĩ” đến truyền nước tại nhà. Tuy nhiên, do tình trạng không đỡ, BN mệt nhiều hơn nên được đưa đến BV. Tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, qua kết quả xét nghiệm, BN được bác sĩ cho biết mắc SXH.

Một số trường hợp khác do trì hoãn đến BV, khiến người bệnh nhập viện trong tình huống rất nặng như: tiểu cầu giảm thấp, máu cô đặc, người mệt không đi lại được…

TS-BS Trần Văn Giang, BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, lưu ý: “Trước hết, truyền dịch hay như nhiều người dân vẫn quen gọi là truyền nước, không thể cải thiện ngay tình trạng bệnh mà có thể làm nặng thêm. Ví dụ, SXH trong những ngày đầu gây sốt rất cao, có thể kèm theo mất nước, mất điện giải. Nếu không truyền đúng loại dịch phù hợp thì làm cho tình trạng rối loạn điện giải nặng hơn”.

Qua thực tế điều trị, PGS-TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới – BV Bạch Mai (Hà Nội), cho hay người mắc SXH, người sốt cao thường nghĩ truyền dịch, bù dịch sẽ tốt, nhưng đó là sai lầm. Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị SXH vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.

Lưu ý khi trẻ bị sốt xuất huyết

Với trẻ nhỏ mắc SXH, TS-BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới – BV Nhi T.Ư (Hà Nội), lưu ý trẻ em mắc SXH thường có biểu hiện khác nhau. Bệnh khởi phát khá đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn phục hồi. Trong đó, sau giai đoạn sốt, trẻ tiến vào giai đoạn nguy hiểm thường rơi vào khoảng ngày thứ 3 – 7 sau khi mắc bệnh. Biểu hiện SXH ở trẻ giai đoạn này có thể còn sốt hoặc đã thuyên giảm, trẻ bị thoát huyết tương.

Tình trạng thoát huyết tương nặng sẽ dẫn đến sốc, với các biểu hiện dễ nhận thấy như: vật vã, bứt rứt, lờ đờ, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, tiểu ít, tụt huyết áp hoặc không thể đo được huyết áp. Trẻ cũng có thể bị xuất huyết dưới da hoặc xuất hiện các mảng bầm tím, các nốt xuất huyết nằm rải rác hoặc tập trung ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn; xuất huyết ở niêm mạc như chảy máu mũi, chảy máu chân răng, tiểu ra máu…

Theo hướng dẫn của Trung tâm bệnh nhiệt đới – BV Nhi T.Ư, tất cả trẻ bị sốt cao từ ngày thứ hai trở đi và ở trong khu vực có người bị SXH nên được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị.

Khi trẻ sốt từ 38,5 độ C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol, nhưng cần sử dụng đúng liều lượng, với liều 10 – 15 mg/kg cân nặng, nhắc lại sau 4 – 6 giờ/lần nếu trẻ có sốt lại. Kết hợp chườm ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật.

Không dùng nhóm thuốc hạ sốt ibuprofen hoặc aspirin để hạ sốt cho trẻ vì thuốc này khiến tình trạng chảy máu trầm trọng lên, có thể gây xuất huyết dạ dày, nguy hiểm đến tính mạng.

Không tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh cho con dùng vì bệnh này do vi rút Dengue gây ra, dùng kháng sinh không những không hiệu quả với vi rút mà còn làm nặng thêm tình trạng gan, thận.

Cho trẻ uống nhiều nước: nước oresol (pha theo đúng liều lượng hướng dẫn), nước lọc, nước cam, nước dừa… Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu, ăn thức ăn giàu vitamin, rau, nước quả ép.

Không cho trẻ uống các loại nước có ga, nước có màu đỏ hoặc màu nâu. Tránh thức ăn cay, thức ăn có màu đỏ hoặc màu nâu, thức ăn quá nóng hay quá lạnh.

Tuyệt đối không đưa trẻ đi truyền dịch ở những cơ sở y tế không đảm bảo, các phòng khám tư nhân không đủ điều kiện làm thủ thuật. 



Source link

Cùng chủ đề

Hội chứng hậu vi rút

Sau một đợt cảm hoặc cúm, sốt xuất huyết, sởi... nhiều người than phiền rằng họ thấy mệt mỏi, uể oải, chán ăn dù bác sĩ khẳng định bệnh đã hồi phục. Hội chứng hậu vi rút là gì?Trong y khoa, cụm từ "hội...

Bảo vệ sức khỏe cộng đồng từ gốc rễ

Do bệnh sốt xuất huyết là bệnh chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, đặc biệt đây là bệnh lây truyền qua vector là con muỗi vằn nên các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành rất quan tâm. Kiểm soát sốt xuất huyết: Bảo vệ sức khỏe cộng đồng từ gốc rễDo bệnh sốt xuất huyết là bệnh chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, đặc biệt đây là bệnh...

Dịch sốt xuất huyết lại tăng

TP.HCM ghi nhận 698 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết trong tuần qua, tăng 1,8% so với trung bình 4 tuần trước. TP.HCM ghi nhận 698 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết trong tuần qua, tăng 1,8% so với trung bình 4 tuần trước. TP.HCM: Dịch sốt xuất huyết lại tăng Ngày 26/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) thông tin cập nhật tình...

Phát động chương trình “Chung tay phòng chống sốt xuất huyết”

(Dân trí) - Nhãn hàng Jumbo Vape - Fumakilla Việt Nam cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ trên khắp Việt Nam và các cơ quan, đoàn thể khởi động chiến dịch Chung tay phòng chống sốt xuất huyết năm 2024. Jumbo Vape hướng đến sứ mệnh bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Với phương châm "Bảo vệ đời sống của con người, bảo vệ cuộc sống của mỗi người dân, bảo vệ môi trường nơi con người đang sinh sống",...

Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

Tính đến tuần 46 của năm 2024, TP.HCM đã ghi nhận hơn 12.000 ca mắc sốt xuất huyết, trở thành địa phương có số ca mắc bệnh cao nhất khu vực phía Nam, chiếm 25% tổng số ca mắc của toàn khu vực.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ GD-ĐT lấy ý kiến chuyên gia để đề xuất sửa luật Giáo dục, luật GDĐH

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng các ý kiến góp ý từ thực tiễn của các chuyên gia, nhất là giáo viên, sẽ đóng góp cho báo cáo của Bộ GD-ĐT thực hiện nhiệm vụ đề xuất sửa luật và...

Hai điểm đến du lịch của Việt Nam có chi phí thấp nhất châu Á

Hai điểm đến của Việt Nam bất ngờ xuất hiện trong top 4 nơi có chi phí thấp nhất châu Á cho khách quốc tế ở lại nhiều ngày kết hợp với làm việc từ xa (khách du mục kỹ thuật số), dựa trên một khảo sát cho khách Mỹ. Châu Á là nơi không cần bàn cãi đối với những khách quốc tế - dân mục kỹ thuật số, những người thích ở ngoài vùng an toàn của mình...

Bài đọc nhiều

Phỏng vấn bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Đinh Huy Giang: Người kiến tạo vẻ đẹp cho phái đẹp

“Vẻ đẹp hoàn hảo nhưng phải dựa trên sự an toàn tuyệt đối! - Đây sẽ luôn là kim chỉ nam xuyên suốt trên chặng đường công tác & làm việc của tôi” - ThS.BS Đinh Huy Giang chia sẻ. Từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, ThS.BS Đinh Huy Giang luôn được đồng nghiệp và đông đảo tín đồ làm đẹp đánh giá cao về chuyên môn lẫn tay nghề.  Vừa qua khi trao...

Nga xúc tiến thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư

Vaccine ngừa ung thư mới do ba đơn vị nghiên cứu Nga phát triển, sẽ được thử nghiệm lâm sàng cho các bệnh nhân ung thư phổi ác tính và ung thư phổi tế bào nhỏ trước tiên.

Thương hiệu thẩm mỹ SB Clinic – Mang lại vẻ đẹp cho khách hàng dựa trên sự an toàn tuyệt đối

Với 7 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu thẩm mỹ SB Clinic ngày càng khẳng định vị thế và ghi dấu ấn sâu đậm trong trái tim hàng nghìn khách hàng. Sở hữu đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng dày dặn kinh nghiệm, SB Clinic tự hào là điểm đến đáp ứng tốt mọi nhu cầu làm đẹp của chị em trong khu vực miền Bắc và trên cả nước. Giới thiệu về Thương hiệu Thẩm mỹ SB...

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Bao giờ bệnh nhân bảo hiểm y tế hết ‘cắn răng’ khám dịch vụ?

Dù có thẻ bảo hiểm y tế trong tay nhưng không ít người vẫn phải cất nó đi và chấp nhận chi trả thêm tiền mỗi khi đến cơ sở y tế để được khám chữa bệnh dịch vụ. Như Tuổi Trẻ Online thông...

Cùng chuyên mục

Thiếu thuốc hiếm, thuốc cấp cứu bệnh viện có thể tự mua

Đây là những dự kiến đã được Bộ Y tế đưa vào nghị định hướng dẫn thi hành Luật Dược sửa đổi (vừa được Quốc hội thông qua cuối tháng 11 vừa qua). Theo ông Chu Đăng Trung - trưởng phòng pháp chế -...

Triển khai đồng bộ công tác quản lý an toàn thực phẩm

Các nguy cơ mất an toàn thực phẩm có thể phát sinh từ nhiều khâu trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất, chế biến và bảo quản. Vì vậy, công tác quản lý an toàn thực phẩm cần được triển đồng bộ. Các nguy cơ mất an toàn thực phẩm có thể phát sinh từ nhiều khâu trong chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất, chế biến và bảo quản. Vì vậy, công tác quản lý an...

Ngày nào cũng ăn rau ngót có tốt?

Rau ngót có tác dụng gì?Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời BSNT Phan Bích Hằng - khoa Y học cổ truyền Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, rau ngót (tên khoa học: Sauropus androgynus), còn được gọi là bồ ngót, là loại cây thuộc họ Thầu dầu. Rau ngót thường được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày ở nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là ở Việt Nam.Với vị ngọt,...

Hút thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch

Hút thuốc lá không chỉ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về hô hấp và ung thư phổi, mà còn là yếu tố nguy cơ lớn đối với các bệnh lý tim mạch. Hút thuốc lá không chỉ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về hô hấp và ung thư phổi, mà còn là yếu tố nguy cơ lớn đối với các bệnh lý tim mạch. ...

Xây dựng y tế xanh là một nhiệm vụ rất quan trọng

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trí Thức nhấn mạnh xây dựng y tế xanh là nhiệm vụ rất quan trọng với ngành y đến năm 2030. Ngày 17-12, ông Nguyễn Trí Thức - thứ trưởng Bộ Y tế, kiêm giám đốc Bệnh viện...

Mới nhất

Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trân trọng giới thiệu bài viết...

Giáo dục quốc phòng và an ninh góp phần nâng cao nhận thức bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Cổng thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trân trọng giới thiệu bài viết...

Điện thăm hỏi về ảnh hưởng của cơn bão Chido tại quần đảo Mayotte

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện thăm hỏi đến các nhà lãnh đạo Pháp khi được tin cơn bão Chido gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản tại quần đảo Mayotte. Được tin cơn bão Chido đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về...

TP.HCM thực chiến phòng chống tấn công mạng

Ngày 17-12, TP.HCM khai mạc chương trình 'Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng TP.HCM 2024'. Trong 5 ngày từ...

Bình Định chi hơn 93 tỉ đồng tu bổ, tôn tạo tháp Dương Long

(CLO) Tỉnh Bình Định vừa có quyết định tu bổ, tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Dương Long (ở huyện Tây Sơn, Bình Định),...

Mới nhất