Trang chủDestinationsNinh BìnhĐổi thay trên quê hương cách mạng Gia Viễn

Đổi thay trên quê hương cách mạng Gia Viễn


Gia Viễn là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời và có vị trí chiến lược quan trọng trong các cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Theo Lịch sử Đảng bộ huyện Gia Viễn ghi lại: Trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945, Gia Viễn được Tỉnh ủy chọn làm điểm khởi nghĩa mở màn và chỉ đạo quyết tâm giành được thắng lợi ngay trong trận đầu. 

Thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy, Việt Minh huyện Gia Viễn chỉ đạo các chi bộ, tổ Việt Minh các xã tập hợp lực lượng khởi nghĩa. Khi ấy, các làng, xã trong huyện khí thế cách mạng sôi sục chưa từng có; lực lượng tự vệ cứu quốc, quần chúng cứu quốc náo nức chuẩn bị vũ khí, tập kết sẵn sàng đến giờ nhất tề khởi nghĩa. 

Ngày 18/8/1945, Tự vệ Bích Sơn nhận được lệnh khởi nghĩa sớm, tập hợp lực lượng kéo lên phố Me, kết hợp với tự vệ và nhân dân phố Me thuyết phục tri huyện giao chính quyền. Sáng 19/8/1945, lực lượng vũ trang giải phóng khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, tự vệ cứu quốc và quần chúng cách mạng các thôn Lỗi Sơn, Ngọc Động, Sinh Dược, Lạc Khoái, Ngô Đồng, Tri Hối, Điềm Giang, Bích Sơn kéo lên huyện lỵ, từng tốp 5 đến 7 người lẫn vào dòng người đi chợ Me, nhanh chóng bao vây huyện lỵ. 

Việt Minh phát loa kêu gọi nhân dân nổi dậy tham gia khởi nghĩa xóa bỏ chính quyền tay sai của Nhật, binh lính đầu hàng, lực lượng cách mạng làm chủ huyện lỵ. Ngay sau khi khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi, đại diện Việt Minh huyện tuyên bố xóa bỏ chính quyền đế quốc phong kiến huyện Gia Viễn, thành lập chính quyền cách mạng. 

Phát huy truyền thống hào hùng đó, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Gia Viễn luôn đoàn kết, chung sức đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Về xã Gia Phong, không khó để nhận ra sự “thay da đổi thịt” của vùng quê cách mạng. 

Hệ thống kết cấu hạ tầng của xã được đầu tư xây dựng khang trang, các tuyến đường giao thông rộng mở, rực rỡ cờ hoa. Người dân trong xã vui mừng hướng tới các hoạt động chào mừng kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. 

Đồng chí Chủ tịch UBND xã Đinh Huy Lựa cho biết: Trong các cuộc kháng chiến, nhất là cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945, nhân dân Gia Phong đã hăng hái tham gia hoạt động cách mạng, góp phần cùng nhân dân trong huyện chống lại chế độ thực dân phong kiến, giành chính quyền, đem lại độc lập, tự do. 

Truyền thống yêu nước đó đã tạo động lực để nhân dân Gia Phong luôn đoàn kết, sáng tạo trong lao động sản xuất. Đặc biệt, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, với chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, 100% đường giao thông được nhựa hóa, bê tông hóa, cứng hóa không lầy lội vào mùa mưa; các thôn của xã đều có nhà văn hóa và xây dựng được quy ước, hương ước… 

Đến nay, Gia Phong có 2 thôn được công nhận là khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2024. Gia Phong là xã thuộc vùng phân lũ, chậm lũ của huyện Gia Viễn, trước đây, kinh tế của người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhưng manh mún và gặp nhiều khó khăn. 

Giờ đây, với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, nhân dân trong xã đã chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao. Chăn nuôi, thủy sản phát triển theo hướng hàng hóa. Nhiều hộ đầu tư, xây dựng chuồng trại quy mô gia trại, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. 

Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế đã giúp thu nhập bình quân đầu người năm 2022 của Gia Phong đạt 60 triệu đồng/người/năm. Không chỉ Gia Phong, các địa phương khác trên địa bàn huyện Gia Viễn đã đoàn kết, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế – xã hội, góp phần vào sự phát triển chung của huyện. 

Đổi thay trên quê hương cách mạng Gia Viễn
Đổi thay trên vùng quê cách mạng Gia Phong (Gia Viễn). Ảnh: Trường Giang

 

Điểm nổi bật, dễ nhận thấy nhất trong sự đổi mới ở huyện Gia Viễn đó là kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, kinh tế từng bước tăng trưởng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Trong đó, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hệ thống giao thông nông thôn không ngừng được nhựa hóa, bê tông hóa đáp ứng yêu cầu phát triển. 

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, tổng nguồn lực huy động xây dựng nông thôn mới nâng cao toàn huyện đạt hơn 2.082 tỷ đồng. Sản xuất nông nghiệp của Gia Viễn phát triển tương đối toàn diện theo hướng nông nghiệp hữu cơ, chất lượng cao; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị. Các chính sách, chủ trương hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của tỉnh, của huyện phát huy hiệu quả. 

Đến nay toàn huyện có 10 sản phẩm OCOP; nhiều mô hình trang trại tổng hợp đạt thu nhập từ 200-500 triệu đồng/năm, tiêu biểu như: mô hình nuôi trồng thủy sản của ông Bùi Đức Thịnh, xã Gia Hòa; tổ hội nuôi bò nhốt chuồng, nuôi nhím của ông Đinh Văn Hồng, xã Gia Hòa; mô hình trang trại tổng hợp của bà Vũ Thị Nhâm, xã Liên Sơn… Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 song sản xuất công nghiệp vẫn tiếp tục phát triển. 

Các cấp, các ngành đã quan tâm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, làm tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng và đảm bảo tốt an ninh trật tự trên địa bàn, tạo môi trường thuận lợi thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. 

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1 khu công nghiệp (Gián Khẩu) và 3 cụm công nghiệp (Gia Vân, Gia Phú, Gia Lập) với 56 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh, đã đóng góp phần lớn cho ngân sách tỉnh. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngoài các khu, cụm công nghiệp tăng về số lượng và hoạt động hiệu quả với 1.880 cơ sở sản xuất kinh doanh lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn huyện.

Giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện năm 2022 ước đạt 34.530 tỷ đồng. Du lịch tiếp tục phục hồi nhanh chóng sau đại dịch COVID-19. Với lợi thế có nhiều danh lam, thắng cảnh và các di tích lịch sử, Gia Viễn đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phát triển du lịch như: Tổ chức chương trình giới thiệu tour du lịch trải nghiệm gắn với bảo tồn phát huy giá trị lịch sử văn hóa địa phương với chủ đề “Tìm về cội nguồn”, Lễ phát động chiến dịch “Tuần lễ Du lịch xanh” gắn với Đề án giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành Du lịch Việt Nam; Lễ hội Đền Thánh Nguyễn giới thiệu Tour du lịch trải nghiệm gắn với bảo tồn phát huy giá trị lịch sử văn hóa địa phương với chủ đề “Tìm về cội nguồn Đức Thánh Nguyễn”… 

Đồng thời, huyện tổ chức hội nghị gặp gỡ, trao đổi các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phát triển du lịch trên địa bàn; tiếp Đoàn Famtrip khảo sát, giới thiệu sản phẩm du lịch. 

Đồng chí Phạm Văn Tam, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gia Viễn cho biết: Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Gia Viễn tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân quyết tâm hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII đã đề ra. 

Trong đó, đặc biệt quan tâm triển khai các giải pháp về phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là những hộ chính sách, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. 

Nhìn lại chặng đường đã qua với những mốc son lịch sử trong đấu tranh cách mạng và phát triển kinh tế – xã hội trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Gia Viễn đang viết tiếp trang sử vẻ vang trên quê hương cách mạng anh hùng. 

Hồng Giang





Source link

Cùng chủ đề

Năm 2025 sẽ khởi công đoạn cao tốc gần 20.000 tỉ đồng nối Nam Định – Thái Bình

Đoạn tuyến cao tốc Thái Bình - Nam Định nằm trong tuyến cao tốc Hải Phòng - Ninh Bình dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2025. Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình (được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp thực hiện...

Kết nối di sản và thể thao Golf tại Ninh Bình

Giải Golf di sản lần thứ nhất - Ninh Bình năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31/11-1/12.

Nuôi dê thảo dược ở Ninh Bình là nuôi kiểu gì mà khiến nhiều nông dân quan tâm, tham quan?

Tại huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình) vừa diễn ra hội thảo đánh giá kết quả đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi dê thảo dược sinh sản và thương phẩm", thành công của đề tài này hứa hẹn mở ra triển vọng mới cho người dân...

Phát động cuộc thi ảnh báo chí “Ninh Bình vì mục tiêu đô thị di sản thiên niên kỷ”

Chiều 7/11, Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Bình tổ chức phát động cuộc thi ảnh báo chí "Ninh Bình vì mục tiêu đô thị di sản thiên niên kỷ". ...

Phát động Cuộc thi Ảnh báo chí “Ninh Bình vì mục tiêu đô thị di sản thiên niên kỷ”

(CLO) Chiều 7/11, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Ninh Bình tổ chức phát động Cuộc thi Ảnh báo chí “Ninh Bình vì mục tiêu đô thị di sản thiên niên kỷ”. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giám sát việc thực hiện trách nhiệm chương trình hành động của đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh khóa...

Đồng chí Đỗ Việt Anh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng đoàn Giám sát chủ trì buổi giám sát. Tham gia Đoàn...

Nhận diện và đấu tranh với các thủ đoạn chống phá trên không gian mạng

Lợi dụng không gian mạng, các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức chống phá có mục tiêu tôn chỉ được tổ chức khá...

Mưa và dông bao trùm các khu vực trong cả nước đề phòng lốc sét

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 4/9, mưa và dông bao trùm các khu vực trong cả nước, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.Từ...

Bài đọc nhiều

Nơi hồn đá hóa nghệ thuật

Làng đá Ninh Vân, tọa lạc tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nổi tiếng khắp cả nước với nghề điêu khắc đá truyền thống. Với lịch sử hàng trăm năm, những người nghệ nhân nơi đây đã thổi hồn vào những khối đá thô sơ, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.

10 địa điểm cho thuê xe máy ở Ninh Bình giá rẻ giao tận nơi

Thuê xe máy Ninh Bình du lịch có ưu điểm gì?Với những ai ở gần, tự chạy xe máy là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu. Ngược lại, những bạn ở xa thì thuê xe máy Ninh...

Cùng chuyên mục

Nơi hồn đá hóa nghệ thuật

Làng đá Ninh Vân, tọa lạc tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, nổi tiếng khắp cả nước với nghề điêu khắc đá truyền thống. Với lịch sử hàng trăm năm, những người nghệ nhân nơi đây đã thổi hồn vào những khối đá thô sơ, tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam.

Nhà thờ đá Phát Diệm- nơi hội tụ tinh hoa kiến trúc Đông Tây

Nhà thờ đá Phát Diệm, còn được gọi là Nhà thờ chính tòa Phát Diệm, tọa lạc tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây được xem như một quần thể kiến trúc độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Nổi bật với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman truyền thống của phương Tây với nét văn hóa truyền thống của...

Những hình ảnh tuyệt đẹp từ đảo Khê Cốc, Tràng An, Ninh Bình

Tọa lạc tại quần thể danh thắng Tràng An, đảo Khê Cốc được xây dựng nhằm tái hiện tại cuộc sống của người dân nguyên thủy ở Tràng An, mang tới cho du khách có một trải nghiệm thú vị về không gian văn hóa lịch sử nơi đây. Đảo Khê Cốc nằm tại khu danh thắng Tràng An, thuộc huyện Hoa Lư Tỉnh Ninh Bình – một địa điểm du xuân tại Ninh Bình mới năm 2024. Nguồn

Khu Du lịch Văn hóa Tâm linh Chùa Bái Đính lung linh trong đêm

Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính nằm trên sườn núi giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, thuộc địa bàn xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, trong vùng đệm Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Khu du lịch văn hóa tâm linh Núi chùa Bái Đính là nơi lưu giữ các dấu ấn lịch sử, nơi...

Ngắm không gian lung linh chùa Bái Đính về đêm

(SGTT) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây cố đô Hoa Lư xưa, chùa Bái Đính (Ninh Bình) là điểm đến thu hút đông đảo du khách bởi kiến trúc đồ sộ, đậm bản sắc truyền thống. Bên cạnh ngôi chùa cổ được xây dựng từ thế kỷ 12, chùa Bái Đính mới được hoàn thành vào năm 2008 và đến nay trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút đông đảo Phật tử và khách...

Mới nhất

Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn

(MPI) - Theo Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong hai ngày 11-12/11/2024, Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn về các lĩnh vực ngân hàng; y tế; thông tin và truyền thông. Theo dự kiến, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bộ...

Sắp công bố danh sách tuyển Việt Nam, HLV Kim Sang-sik liên tiếp đón tin vui

Ở thời điểm AFF Cup (ASEAN Cup) 2024 cận kề, một loạt trụ cột của đội tuyển Việt Nam mang đến tin vui cho huấn luyện viên Kim Sang-sik. Hàng tấn công vốn là khu vực thể hiện không tốt của đội tuyển Việt Nam trong các trận giao hữu gần đây.Tin vui mới nhất mà HLV Kim...

Quy định về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp (sửa đổi)

(MPI) – Ngày 11/11/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến đối với việc bổ sung quy định về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Toàn...

Hơn 350 gian hàng tham gia hội chợ xúc tiến thương mại Sóc Trăng

Tối 9/11, Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền năm 2024. Hoạt động nằm trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 6 và Tuần Văn hóa, Thể thao...

Đâm nát siêu xe giá gần 5 tỷ khi đang livestream, nam streamer bị cấm sóng trọn đời

Anh chàng streamer này có lẽ chẳng còn cơ hội để hối hận nữa. ...

Mới nhất