Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcMùa săn "lộc rừng", nông dân bỏ túi cả triệu đồng mỗi...

Mùa săn “lộc rừng”, nông dân bỏ túi cả triệu đồng mỗi ngày


Trưa một ngày cuối tháng 8, bà Vi Thị Nhiên (41 tuổi, ở bản Poọng, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) nhễ nhại mồ hôi, đầu gùi sọt măng, vất vả vượt con dốc trơn trượt từ bìa rừng ra quốc lộ để bán cho thương lái.

Mùa măng rừng bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9 Âm lịch hằng năm. Thời điểm măng rừng ngon và nhiều nhất là tháng 7, tranh thủ khi đồng ruộng chưa đến vụ thu hoạch, cả gia đình bà Nhiên vào rừng từ sáng sớm để hái măng kiếm thêm thu nhập.

Mùa săn lộc rừng, nông dân bỏ túi cả triệu đồng mỗi ngày - 1

Công việc hái măng rừng mang lại thu nhập cho bà con nơi rẻo cao xứ Thanh (Ảnh: Hạnh Linh).

“Nửa ngày vào rừng, 3 người trong gia đình hái được 1,5 tạ măng. Măng hái về là có thương lái thu mua tận nhà hoặc dọc quốc lộ. Măng tươi hiện nay được bán với giá 8.000 đồng/kg, hôm nay cả nhà tôi kiếm hơn 1 triệu đồng”, bà Nhiên nói.

Bà Nhiên chia sẻ, măng rừng xuất hiện nhiều ở khu vực gần suối, độ ẩm cao. Công việc hái măng đơn giản nhưng rất vất vả. Muốn bẻ được nhiều măng ngon, đòi hỏi phải có kinh nghiệm và sức khỏe để băng qua những cánh rừng rậm rạp, vượt nhiều con dốc cao, trơn trượt.

Mùa săn lộc rừng, nông dân bỏ túi cả triệu đồng mỗi ngày - 2

Số măng rừng người dân hái được sau nửa ngày vất vả vào rừng (Ảnh; Hạnh Linh).

Cùng nhóm người đi hái măng rừng với bà Nhiên có ông Vi Văn Thiếp (45 tuổi, trú bản Poọng). Ông Thiếp là người đã có thâm niên trong nghề, từ nhỏ đã được theo bố mẹ vào rừng lấy măng nên ông tường tận từng khu rừng, từng địa hình hiểm trở.

“Càng vào rừng sâu thì măng càng nhiều. Để hái được măng đòi hỏi phải chịu khó. Có đợt đi hái mất nửa ngày, mỗi lần như vậy chúng tôi phải mang theo cơm nắm và nước uống”, ông Thiếp cho hay.

Theo ông Thiếp, măng rừng có nhiều loại, nhưng chủ yếu là măng sặt, bương, nứa và măng đắng. Trong đó, măng nứa, bương có giá 8.000-10.000 đồng/kg; măng sặt, măng đắng 15.000-20.000 đồng/kg.

Mùa săn lộc rừng, nông dân bỏ túi cả triệu đồng mỗi ngày - 3

Từng tốp người vượt qua con dốc vào rừng hái măng (Ảnh: Lò Quyến).

Là người có kinh nghiệm, sau mỗi chuyến vào rừng, ông Thiếp thu hoạch được 60kg măng nứa. Tuy nhiên, do giá măng ở thời điểm này còn rẻ nên ông Thiếp không bán, mang về bóc vỏ, loại đi đoạn măng già, bỏ nồi luộc rồi đem phơi khô.

“Măng phơi khô đóng gói bảo quản được lâu, khi được giá thì bán, bán với giá cao hơn nhiều lần so với măng tươi”, ông Thiếp nói.

Theo ông Thiếp, 20kg măng tươi sẽ phơi được 1kg măng khô. Với măng đã tước nhỏ, nếu trời nắng to chỉ cần phơi 2-3 ngày là khô, còn măng để miếng (măng lưỡi lợn) phải phơi 5-7 ngày.

Mùa săn lộc rừng, nông dân bỏ túi cả triệu đồng mỗi ngày - 4

Măng thu hái về được thương lái đến tận nhà thu mua (Ảnh: Hạnh Linh).

Ông Vi Văn Thuật, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng bản Poọng, cho biết vào mùa măng trong bản chỉ toàn là người già và trẻ nhỏ, còn lại những người có sức khỏe đều vào rừng đi lấy măng.

Song, công việc không phải lúc nào cũng thuận lợi, nơi “rừng thiêng, nước độc” có nhiều tai nạn luôn rình rập như sạt lở, gai, gốc nứa cứa làm chân tay bị trầy xước, chảy máu…

“Trước đây bà con thường dựng lán trong rừng sâu ở cả tháng để thu hái. Tuy nhiên ở trong rừng nguy hiểm, không quán xuyến được công việc gia đình, con cái nên giờ đây bà con dậy sớm đi hái măng và về trong ngày”, ông Thuật cho hay.

Mùa săn lộc rừng, nông dân bỏ túi cả triệu đồng mỗi ngày - 5

Măng nứa có giá rẻ nên người dân không bán mà để phơi khô (Ảnh: Hạnh Linh).

Cũng theo ông Thuật, mặc dù công việc hái măng mang lại thu nhập cao nhưng người dân địa phương luôn ý thức và có phương án bảo vệ rừng, tuân thủ quy ước chung là không thả trâu bò vào khu vực có măng rừng.

Ngoài ra, khi hái măng không được hái tận diệt, mỗi bụi măng phải trừ lại 2-3 búp để tạo điều kiện cho măng phát triển thành cây, tiếp tục sinh trưởng ở những lứa sau.

“Đối với bà con nơi đây, măng không chỉ là lương thực dự trữ lâu nay mà còn là sản phẩm mang lại nguồn thu nhập chính cho gia đình vào mùa mưa. Kết thúc mỗi vụ măng, nhà nào ít cũng để ra được vài chục triệu đồng, nhà nhiều cũng 50-60 triệu đồng”, ông Thuật cho biết thêm.



Source link

Cùng chủ đề

Thủ tướng đề xuất đến 2030 đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Nhận diện rõ thực trạng, sát thực tếCuộc họp diễn ra sáng 9/9. Tại...

Sếp doanh nghiệp địa ốc bỏ túi gần nửa tỉ đồng mỗi tháng

Theo báo cáo tài chính mới nhất của các doanh nghiệp bất động sản, các tổng giám đốc (CEO) và thành viên hội đồng quản trị vẫn đang hưởng mức thu nhập cao trong bối cảnh tình hình kinh doanh chung của ngành còn gặp nhiều thách thức.Bảng lương hàng trăm triệu của CEO các doanh nghiệp bất động sảnTại Công ty...

‘Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay đã lạc hậu!’

Muốn giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc phải đăng ký thế nào? Cần nghiên cứu thuế giảm trừ gia cảnh khi lương tăng Bắt đầu từ 1/7/2024, người lao động được nhận mức lương mới. Có thâm niên công tác hơn 20 năm, chị Nguyễn Thu Hòa (Hoàng Mai, Hà Nội) phấn khởi bởi với mức lương mới chị có thêm tiền để chi trả cho đời sống hằng ngày....

Nhọc nhằn nghề ngồi bên bếp than đỏ rực những ngày nắng rát

11 giờ trưa, khi nhiệt độ lên tới gần 40 độ C, khuôn mặt bà Hoàng Thị Hoa (53 tuổi, trú xóm Xuân Bắc, xã Diễn Vạn) đỏ rần rần. Nhễ nhại mồ hôi, bà vẫn kiên trì ngồi bên bếp than đỏ rực, tay liên tục lật, nướng cá. “Nghề này mùa hè là cực nhất, trời quá nóng, ra mồ hôi nhiều nên dễ mất sức. Để giữ được mức lửa vừa phải, cá chín...

Công nhân dựng lán trong rừng, bạt nút mở đường tàu xuyên đèo Khe Nét

Dồn lực thi công trước mùa mưa lũDự án làm hầm xuyên đèo Khe...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huy động 7.000 lượt người tái hiện sự kiện 200 ngày tập kết ra Bắc

(Dân trí) - Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 sẽ được Cà Mau tổ chức trong tháng 11 với nhiều hoạt động ý nghĩa. Sáng 18/9, UBND tỉnh Cà Mau cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức họp báo quý III và thông tin Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024). Ông Tiêu Minh Tiên, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

Miền Trung “lên dây cót” ứng phó áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão

(Dân trí) - Trước những diễn biến của áp thấp nhiệt đới được dự báo sắp mạnh lên thành bão trên Biển Đông, các tỉnh, thành miền Trung đã chủ động triển khai công tác ứng phó.   Chủ động di dời dân vùng nguy hiểm Nhằm ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) được dự báo đang mạnh lên thành bão số 4, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công điện đề nghị các đơn vị, địa phương tập trung...

Người dân “điểm nóng” ngập lụt ở Đà Nẵng hối hả dọn đồ tránh mưa bão

(Dân trí) - Mưa lớn kéo dài khiến khu dân cư đường Mẹ Suốt (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) có nguy cơ rơi vào tình trạng ngập. Người dân lo sợ nên đã tất tả kê cao đồ đạc để tránh bị hư hại. Ghi nhận của phóng viên Dân trí, sáng 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại thành phố Đà Nẵng có mưa lớn, nhiều tuyến đường trung tâm đã bị ngập. Một số khu dân...

Cụ ông 107 tuổi trích tiền tiết kiệm lương hưu ủng hộ đồng bào miền Bắc

Ngày 17/9, bà Lê Thị Vinh, Bí thư Chi bộ thôn Cự Đà, xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) cho biết những ngày qua, địa phương phát động kêu gọi, vận động người dân quyên góp, ủng hộ đồng bào lũ lụt các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai."Hành động của cụ khiến nhiều người rất xúc động. Cụ là một đảng viên gương mẫu. Tấm lòng của cụ thật đáng trân trọng,...

Thảm họa lũ quét Làng Nủ: Tìm thấy thêm một thi thể

(Dân trí) - Sáng nay, lực lượng chức năng đã tìm thấy thêm một thi thể nạn nhân trong trận lũ quét kinh hoàng tại Làng Nủ (Lào Cai). Cả gia đình nạn nhân đều đã chết và mất tích. Sáng 18/9, Sở Chỉ huy tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn tại thôn Làng Nủ (Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai) thông tin, 10h cùng ngày, lực lượng chức năng đã tìm thấy thêm một thi thể nạn nhân trong...

Bài đọc nhiều

Các kỳ thi riêng thay đổi thế nào từ năm 2025?

Đổi mới nội dung, cấu trúc đề thiGhi nhận từ mùa tuyển sinh năm 2024, số lượng cơ sở giáo dục đại học tổ chức các kỳ thi riêng để phục vụ nhu cầu tuyển sinh tăng lên....

TP.HCM thí điểm dạy học bằng tiếng Anh: Chọn mô hình nào?

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Đỗ Minh - cựu học sinh chuyên Pháp Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, hiện đang sống và làm việc cho Microsoft ở Mỹ - cho biết cách đây nhiều năm, khi đang là học sinh của trường, Minh và gia đình đã hiểu vai trò của tiếng Anh trong xin cấp học bổng, hội nhập quốc...

Cả nước hân hoan bước vào năm học mới 2024-2025

Ðồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cùng đoàn công tác của Trung ương dự lễ và đánh trống khai giảng năm học mới tại Trường THCS Trừ Văn Thố, phường 1, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang). Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa gửi tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ làm công tác giáo...

Đề nghị miễn, giảm học phí cho sinh viên bị ảnh hưởng bão Yagi

Nội dung trên được nêu trong công văn Bộ GD&ĐT gửi các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng sư phạm về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau bão Yagi, ngày 17/9.Bộ GD&ĐT nhận định, thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề về tài sản, tính mạng bởi cơn bão số 3...

Thay đổi từ các trường

Thêm kỳ thi riêngNhững năm gần đây, nhiều trường ĐH tổ chức kỳ thi riêng phục vụ tuyển sinh. Từ năm 2025, sẽ có thêm Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi đánh giá...

Cùng chuyên mục

Không nên cứu trợ kiểu “mạnh ai nấy làm”

Để cứu trợ sau bão lũ hiệu quả, điều quan trọng là đi “thăm khám” để chọn địa bàn cần trao nhất, biết được cần trao gì nhất, từ đó giúp việc huy động đúng nguồn lực, trao đúng mục đích.

Đắk Lắk đề nghị thanh tra việc chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo

TPO - Quá trình thanh tra, Thanh tra tỉnh Đắk Lắk phát hiện nhiều địa phương chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên không đúng quy định. Có địa phương chi không đúng tới hơn 5,6 tỷ đồng. Thanh tra tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo và đề xuất hướng xử lý việc chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo trên địa bàn. Trước đó, Thanh...

Sinh viên Đại học Đông Á ủng hộ khắc phục hậu quả bão Yagi

DNVN - Tại lễ khai giảng năm học mới 2024 – 2025 sáng 18/9, trường Đại học Đông Á đã trao 500 triệu đồng cho đại diện Uỷ ban MTTQVN TP Đà Nẵng hỗ trợ đồng bào phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), công bố hơn 29 tỷ đồng học...

Mới nhất

Tập đoàn TH mang thương hiệu Việt tới hội chợ quốc tế về thực phẩm và đồ uống tại Nga

Mang thương hiệu Việt ra thế giới Hội chợ Quốc tế về Thực phẩm đồ uống Worldfood Moscow, diễn ra từ ngày 17 - 20/9/2024, là sự kiện chuyên ngành thường niên uy tín và quy mô nhất tại Liên bang Nga trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm và đồ...

Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới hấp dẫn dòng tiền đầu tư

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/9: Thị trường hàng hóa thế giới trải qua tuần giao dịch sôi động Thị trường hàng hóa hôm nay 17/9: Thị trường hàng hóa diễn biến giằng co trong phiên giao dịch đầu tuần Lực mua...

Dân vùng ‘rốn lũ’ ở Đà Nẵng nghỉ làm, dọn đồ tránh ngập lụt

Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại TP Đà Nẵng có mưa lớn, một số khu dân cư trên đường Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) - nơi được xem là "rốn lũ" của Đà Nẵng có dấu hiệu ngập úng. Khu vực đường Mẹ Suốt đã có nhiều lần ngập nặng,...

Huy động 7.000 lượt người tái hiện sự kiện 200 ngày tập kết ra Bắc

(Dân trí) - Lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 sẽ được Cà Mau tổ chức trong tháng 11 với nhiều hoạt động ý nghĩa. Sáng 18/9, UBND tỉnh Cà Mau cùng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức họp báo quý III và thông tin Lễ kỷ niệm 70 năm sự...

Chứng sĩ chung tay khắc phục thiệt hại bão Yagi với chiến dịch HonorFX: Cùng trade – Cùng sẻ chia | Doanh nhân |...

Cơn bão Yagi vừa qua đã để lại những vết thương sâu sắc trên đất nước, đặc biệt là đồng bào ở phía Bắc tổ quốc. Hàng ngàn ngôi nhà bị cuốn trôi, ruộng vườn hoa màu bị tàn phá, cuộc sống của người dân bị...

Mới nhất