Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tế'Đàn' sán lá gan chui ra từ ống dẫn lưu đường mật...

‘Đàn’ sán lá gan chui ra từ ống dẫn lưu đường mật người bệnh


Nam bệnh nhân ở Hòa Bình được chuyển đến nhập viện điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) hôm 15.8 trong tình trạng đau bụng, sốt, vàng da, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu. 

Khoảng 1 tháng trước nhập viện, bệnh nhân bệnh ngày càng nặng, đi khám ở nhiều nơi nhưng không phát hiện nguyên nhân.

 Hy hữu: 'đàn' sán lá gan chui ra từ ống dẫn lưu đường mật người bệnh  - Ảnh 1.

Nhiều sán lá gan chui ra từ ống dẫn lưu đường mật người bệnh

PGS – TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, cho biết từ tuyến dưới, bệnh nhân đã được chụp cắt lớp ổ bụng và phát hiện giãn đường mật trong gan, được chẩn đoán theo dõi u đường mật và được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, được đặt ống dẫn lưu đường mật.

Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, các bác sĩ phát hiện thấy nhiều con sán lá gan trưởng thành kích thước khoảng 0,5 – 1 cm chui theo ống dẫn lưu đường mật ra ngoài, kèm theo xét nghiệm phân thấy được trứng sán.

Bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhiễm sán lá gan nhỏ ký sinh ở gan gây ra tắc, nhiễm trùng đường mật, từ đó vi khuẩn chui vào máu gây ra nhiễm trùng máu kèm theo. Đây là nguyên nhân dễ chẩn đoán nhầm với nhiễm trùng máu hoặc ung thư đường mật.

Sau khi được điều trị bằng các phương pháp đặc hiệu thuốc diệt sán, truyền kháng sinh, bệnh nhân hiện đã ổn định, tỉnh táo, hết sốt, đỡ hẳn vàng da, đỡ tắc mật hơn và ống dẫn lưu không còn xuất hiện sán chui ra, có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Mắc bệnh do ăn thức ăn tái, sống 

PGS Đỗ Duy Cường nhấn mạnh, bệnh nhân trên là một trường hợp hy hữu ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Lý do, để chẩn đoán sán lá gan nhỏ thường khó khăn, phải nhờ vào đặt ống sonde hút dịch tá tràng để xét nghiệm mới tìm thấy trứng sán; chưa bao giờ thấy có nhiều sán trưởng thành chui ra từ đường dẫn lưu mật cũng như trứng sán lá gan nhỏ phát hiện ở trong phân như vậy.

 Hy hữu: 'đàn' sán lá gan chui ra từ ống dẫn lưu đường mật người bệnh  - Ảnh 2.

PGS – TS Đỗ Duy Cường khám cho bệnh nhân bị sán lá gan nhỏ hiện đang bình phục

Khai thác tiền sử cho thấy, bệnh nhân này hay ăn gỏi cá. Theo PGS Cường, bệnh sán lá gan là bệnh nhiễm ký sinh trùng thường gặp ở Việt Nam và có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây do tập quán sinh hoạt hay ăn gỏi cá và các thức ăn nấu chưa chín. Bệnh có thể gây nên các biến chứng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Sán lá gan được chia làm 2 loại chính là sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Người bị nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ thường do ăn các loại cá, ốc có chứa ấu trùng sán chưa được nấu chín hay ăn gỏi cá sống từ ao hồ, cá nước ngọt. 

Sau khi ăn, ấu trùng vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, gây tổn thương ở đường mật làm tắc giãn đường mật ở trong gan. 

Còn sán lá gan lớn, người bị nhiễm bệnh thường do ăn các loại rau sống mọc ở dưới nước (rau ngổ, rau cải xoong, rau rút, rau cần…) có nhiễm ấu trùng sán. Bệnh gây ra các tổn thương áp xe trong gan và có thể nhầm với nhiều bệnh lý của gan khác như áp xe do vi khuẩn, khối u gan hay nang gan…

PGS Cường khuyến cáo người dân cần thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các loại cá, ốc, các loại rau sống, rau thủy sinh chưa nấu chín; thực hiện rửa tay vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn cũng như uống thuốc tẩy giun, sán định kỳ. 

Nếu nghi ngờ nhiễm bệnh, phải đến các cơ sở khám, chữa bệnh để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, các bác sĩ tuyến cơ sở cũng cần được tập huấn, lưu ý bệnh sử, tiền sử và làm thêm các xét nghiệm khẳng định sán để chẩn đoán và sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế.



Source link

Cùng chủ đề

6 tháng nữa, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, Việt Đức cơ sở 2 sẽ hoạt động

Hiện Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 khối lượng hoàn thành đã trên 90%, còn Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đã hoàn thành khoảng 60%. Chiều 9/11, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10,...

Thủ tướng yêu cầu đưa 2 bệnh viện bỏ hoang vào hoạt động trong 6 tháng tới

Chiều 9/11, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, báo chí đặt câu hỏi về tiến độ giải quyết các vướng mắc liên quan đến hai dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 tại Hà Nam, khi nào có thể tái khởi động và đi vào hoạt động.Trả lời, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, khi kết luận phiên họp Chính phủ sáng nay, Thủ tướng chỉ...

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam tưởng niệm y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai hy sinh năm 1972

Ngày 6/11 tại Hà Nội, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper đã thắp hương tưởng niệm các bác sĩ và điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai đã hy sinh trong trận ném bom của Mỹ năm 1972. Trong không khí trang nghiêm, Đại sứ Marc Knapper dành một phút mặc niệm, nghiêng mình trước Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai. Trong 12 ngày...

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 nghìn tỷ vẫn bỏ hoang sau 10 năm thi công

Quá tải bệnh viện là vấn đề nan giải trong ngành y tế nhiều năm nay, số giường bệnh trên một vạn dân của nước ta vẫn ở mức thấp trong khu vực. Năm 2014, xác định giảm tải bệnh viện tuyến cuối là vấn đề cấp bách, Chính phủ đồng ý cho phép xây 2 bệnh viện Trung ương tại Hà Nam với tổng số tiền đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng, sau 10 năm thi công đến...

Cô bé Làng Nủ đã hồi sinh kỳ diệu sau 50 ngày tại Bệnh viện Bạch Mai

Chiều 1.11, sau 50 ngày được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) điều trị tích cực, cô bé Mông Hoàng Thảo Ngọc, một trong những nạn nhân được đưa đi cấp cứu sau trận lũ quét tại thôn Làng Nủ (H.Bảo Yên, Lào Cai), đã xuất viện với sức khỏe ổn định. Trước đó, Mông Hoàng Thảo Ngọc (11 tuổi) được đội cứu hộ tìm thấy khoảng 1 tiếng sau trận lũ quét và sạt lở kinh hoàng cuốn trôi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?; Vì sao không nên chế biến trứng ở nhiệt độ quá cao?; 4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông... là những thông tin chính về sức khỏe trên...

Thói quen ít người biết không ngờ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Thận làm việc chăm chỉ để lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu, đồng thời cân bằng huyết áp và khoáng chất. ...

Thêm ngọt ngào với trang phục tông hồng

Mùa thu đông năm nay, tông hồng trở thành xu hướng mới, mang đến làn gió ấm áp,...

Bài đọc nhiều

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện. Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởiSở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc...

Top 6 loại rau vừa nấu canh hằng ngày vừa làm thuốc chữa bệnh

Các loại rau nấu canh quen thuộc như rau muống, ngót, cải cúc… là dược liệu cho nhiều bài thuốc Đông y. ...

Bệnh xương khớp tấn công dân văn phòng

Bệnh xương khớp ngày càng trẻ hóa và với những người làm công tác văn phòng, bệnh này ngày càng tăng cao. Tin mới y tế ngày 5/11: Bệnh xương khớp tấn công "dân văn phòng"Bệnh xương khớp ngày càng trẻ hóa và với những người làm công tác văn phòng, bệnh này ngày càng tăng cao. Bệnh xương khớp tấn công dân văn phòng Theo bác sỹ...

Cùng chuyên mục

Đề xuất tiêm miễn phí vắc-xin sốt xuất huyết

Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. Bộ Y tế đề xuất đưa tiêm ngừa sốt xuất huyết vào Chương trình tiêm chủng mở rộng sau thời gian thử nghiệm tại cộng đồng. Hiện tại Việt Nam đã có vắc-xin Qdenga phòng bệnh sốt xuất huyết, thuộc danh...

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?

Ăn ít cơm có tốt cho người bệnh tiểu đường?; Vì sao không nên chế biến trứng ở nhiệt độ quá cao?; 4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông... là những thông tin chính về sức khỏe trên...

Thói quen ít người biết không ngờ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Thận làm việc chăm chỉ để lọc chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu, đồng thời cân bằng huyết áp và khoáng chất. ...

Mỗi năm Việt Nam có 200.000 ca đột quỵ

Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 12.2 triệu ca đột quỵ mỗi năm. Gánh nặng bệnh...

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án "Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo'.

Mới nhất

NSƯT Tuấn Phong qua đời

(NLĐO) – GSTS Trần Thế Bảo cho biết ca sĩ NSƯT Tuấn Phong đã qua đời ngày 10-11, thọ 73 tuổi. ...

Nữ CEO luôn ủng hộ phụ nữ da màu lập nghiệp

Đó là chia sẻ của bà Deryl McKissack (63 tuổi), Giám đốc điều hành hãng thiết kế và...

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại làng Ia Nueng

Ngày 10/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai). ...

Góp sức xây dựng Tiểu vùng Mê Công mở rộng phát triển bền vững và thịnh vượng

Dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự các hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính có các phát biểu quan trọng, vừa đúc kết những bài học kinh nghiệm vừa chỉ ra hướng đi phù...

Mới nhất