Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcChấp nhận con là 'em bé đặc biệt'

Chấp nhận con là ’em bé đặc biệt’


Trong thực tế, khi đối diện với câu chuyện con chậm nói, tăng động giảm chú ý, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn phổ tự kỷ, khó khăn học tập… vẫn còn nhiều cha mẹ gặp khó khăn trong việc chấp nhận con mình cần sự giáo dục đặc biệt, và không để con được can thiệp sớm.

Bên cạnh đó, cũng có những người cha, người mẹ hy sinh công việc, thời gian để đồng hành cùng con, giúp con tiến bộ vượt bậc. Niềm hạnh phúc đã ùa đến, không thể nào đong đếm.

Cô Như Ý, giáo viên Trường chuyên biệt Tương Lai, can thiệp 1:1 cho các bé

“CÓ GIẤY KHUYẾT TẬT THÌ LÀM SAO LẤY VỢ ?”

“Bé đó 24 tháng, trong thời gian ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, mỗi người ôm một cái điện thoại, iPad từ sáng đến tối, đến lúc ngủ bé vẫn ngủ mơ, giơ tay quẹt quẹt vào không trung như đang quẹt iPad. Lúc bé được đưa tới trường, bé không tương tác với cô, kêu không nhìn, mẹ của bé vẫn nói “con em có làm sao đâu””, cô N.Y, giáo viên một trường chuyên biệt tại TP.HCM kể với PV Báo Thanh Niên. Bên trên tầng lầu nơi cô Y. đang làm việc, tiếng trẻ con hú, hét, khóc, cười vẫn rầm rập, dù đang giữa trưa.

Cô Y. cho hay mỗi trẻ đặc biệt là mỗi thế giới riêng, không ai giống ai. Có một bé 4 tuổi nhưng bé không nói tiếng Việt mà cứ xì xồ gì đó, nghe kỹ thì như kiểu bé đang nói tiếng Hàn. Hoặc có bé thì giọng lại nhí nhéo như giọng trong phim hoạt hình, nhưng không phải tiếng Anh cũng không ra tiếng Việt.

“Có một bé trai, lớp 3, gương mặt đẹp lắm nhưng khi đi học thì không tiếp thu được kiến thức, chậm phát triển, cha mẹ chấp nhận con nhưng ông bà nhất định không chịu đưa con đi đánh giá mức độ phát triển, ông bà sợ cháu được xác nhận là trẻ khuyết tật. Ông bà nói “có giấy khuyết tật thì làm sao lấy vợ?””, cô Y. thở dài.

Cô N.N, giáo viên một trường chuyên biệt tại TP.HCM, cho biết 2 năm trở lại đây đã đi can thiệp 1-1 cho rất nhiều trẻ từ 15 – 30 tháng tuổi. Rõ ràng một bộ phận phụ huynh đã có nhận thức sớm về con mình có những biểu hiện khác với trẻ đồng trang lứa, chấp nhận con cần được can thiệp sớm.

Song, vẫn còn một số phụ huynh khó chấp nhận tình trạng của con. Hoặc cha mẹ chấp nhận, nhưng ông bà phản đối, nhất mực không cho trẻ có giấy xác nhận khuyết tật vì “sợ giấy theo cháu suốt đời”. Có những bé vẫn được gửi đi học trường bình thường, đến khi không thể học được nữa, cha mẹ mới đành mang con tới trường chuyên biệt.

Giáo dục trẻ hòa nhập: Chấp nhận con là 'em bé đặc biệt'  - Ảnh 2.

Giáo viên trung tâm SENBOX trong quá trình dạy các em nhỏ

CÓ NHỮNG VIỆC QUAN TRỌNG HƠN ĐỌC CHỮ, LÀM TOÁN

Cô Trần Thị Hoài Nghi, giáo viên Trường tiểu học Kim Đồng, Q.Gò Vấp, TP.HCM, trong các năm công tác đã từng nhiều lần trò chuyện, tâm sự cùng phụ huynh khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu đặc biệt.

Có một người mẹ, khi được khuyên cho con đi kiểm tra, biết con rối loạn phổ tự kỷ, chị gần như bỏ hết công việc bận bịu bên ngoài để đồng hành với con. Cậu bé nói tiếng Anh rất hay, bây giờ đã tiến bộ rất rõ rệt, người mẹ khóc trong hạnh phúc. Hay một gia đình có cậu con trai 5 tuổi chưa biết nói, vợ nghỉ việc, chồng cũng làm ít đi để cả hai có thể dành thời gian cho con nhiều hơn. Sau 2 năm, cậu bé đã nói được, gia đình mừng vô hạn.

Nhưng không phải lần nào những lời khuyên của cô Nghi cũng thành công. Nhiều lần cô bị phụ huynh phản ứng dữ dội. Họ không tin con mình mặt mũi rất đẹp, khôi ngô, có bé có những năng khiếu vượt trội như giỏi tiếng Anh hay giỏi tính toán… lại đang khuyết tật học tập, rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý…

“Còn có trường hợp là học sinh đã có giấy xác nhận khuyết tật ở địa phương, nhưng cha mẹ bé lại không nộp về trường học vì nhiều lý do. Hệ quả là bé không có kế hoạch giáo dục cá nhân, như thế là rất thiệt thòi”, cô Nghi tâm sự.

Cô Nguyễn Thị Như Ý, giáo viên Trường chuyên biệt Tương Lai, đường Ngô Quyền, Q.5, TP.HCM, kể về một học trò mới đây. Khi đưa tới gặp cô, bé 3 tuổi rưỡi, không biết nói, hay chạy lăng xăng, không nhận biết được màu sắc, hình dạng, cô giáo đưa đồ chơi thì ngậm hoặc ném đi. Mẹ bé chưa chấp nhận khó khăn của con, nói “con em bình thường” và không đưa con đi tham vấn bác sĩ.

“Tôi động viên mãi, mẹ cháu mới cho con đi kiểm tra, đánh giá. Bé được xác định là rối loạn phổ tự kỷ. Dù tuổi của cháu là 3 tuổi rưỡi nhưng trí tuệ chỉ như một em bé 12 tháng. Từ khi biết kết quả, mẹ cháu lo lắng, ngày nào cũng gọi điện cho tôi hỏi cô ơi có giúp bé được không, có dạy cho bé thành như các em bé bình thường được không, có đi học lớp 1 được không, học chữ, học toán được không…”, cô Như Ý chia sẻ.

“Nhiều phụ huynh rất sốt ruột chuyện con học chữ được không, nhưng có những điều trước mắt còn quan trọng hơn cả chuyện đó. Để bé có thể học tập được thì đầu tiên bé cần có những kỹ năng như tương tác giao tiếp, vui chơi, khả năng chú ý (quan sát, lắng nghe), hiểu ngôn ngữ, kỹ năng tự phục vụ, quan hệ xã hội…”, cô Như Ý bộc bạch.

Giáo dục trẻ hòa nhập: Chấp nhận con là 'em bé đặc biệt'
 - Ảnh 3.

Các em nhỏ được hướng dẫn làm quen màu sắc

NGHĨ CHỮA TỰ KỶ BẰNG THUỐC, CHÂM CỨU… SẼ HẾT ?

Ông Doyle Mueller là một giáo viên đến từ Đức với hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ em khuyết tật học tập trên khắp thế giới, bao gồm Đức, Anh, Úc, New Zealand và VN. Hiện ông đang là giám đốc, người sáng lập hệ thống giảng dạy SENBOX và trung tâm giáo dục đặc biệt cùng tên tại Q.7, TP.HCM.

Trung tâm này đang can thiệp cho khoảng 26 trẻ gặp các vấn đề như khuyết tật trí tuệ, chậm phát triển, rối loạn phổ tự kỷ (ASD), rối loạn thiếu chú ý (ADD), rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), có hành vi thách thức… Trẻ được can thiệp toàn thời gian từ 8 giờ tới 17 giờ mỗi ngày, can thiệp 1-1 hoặc 2-1.

Có mặt tại nơi ông Mueller và đồng nghiệp đang làm việc, chúng tôi quan sát các trẻ được theo dõi tiến độ hằng ngày thông qua bằng chứng hình ảnh; kế hoạch giáo dục cá nhân (IEP); chương trình giảng dạy thông qua AAC (Augmentative Alternative Communication – giao tiếp tăng cường và thay thế trong lớp học).

Giai đoạn vàng để can thiệp

Cô Nguyễn Thị Như Ý cho biết giai đoạn từ 0 – 3 tuổi là giai đoạn vàng để can thiệp cho trẻ cần giáo dục đặc biệt, từ 3 – 6 tuổi đã là trễ nhưng chậm còn hơn không, phụ huynh đừng để tới khi con mười mấy tuổi.

Theo các thầy cô, phụ huynh có thể đưa con đến Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật TP.HCM (thuộc Sở GD-ĐT TP, 108 Lý Chính Thắng, Q.3, TP.HCM) để chẩn đoán, đánh giá mức độ phát triển.

Để đảm bảo việc can thiệp cho trẻ đúng phương pháp khoa học, các giáo viên làm việc tại đây đều phải tốt nghiệp các khoa giáo dục đặc biệt, giáo dục tâm lý, giáo dục xã hội, có hiểu biết về y tế… và được tập huấn, đào tạo vào mỗi thứ bảy hằng tuần để dày dạn kinh nghiệm hơn.

Nói với PV Thanh Niên, ông Doyle Mueller băn khoăn đưa ra một số vấn đề của một số cha mẹ có con cần giáo dục đặc biệt, điển hình là không chấp nhận con mình cần giáo dục đặc biệt. Vẫn còn những suy nghĩ như đưa con đến bác sĩ này, bệnh viện kia để con được điều trị bằng thuốc, châm cứu… thì con sẽ hết.

Hoặc cũng có những cha mẹ đưa con đến trường, tới trung tâm giáo dục đặc biệt thì không biết hoặc không dám hỏi thầy cô giáo đã can thiệp những gì tới con mình, cho con thực hành bài tập gì…

Ông Mueller muốn thay đổi nhận thức của tất cả bậc phụ huynh, cần chấp nhận con cái cần phải giáo dục đặc biệt, và phải làm càng sớm càng tốt, để không bỏ lỡ giai đoạn vàng của trẻ. Đặc biệt, cha mẹ cho con đi can thiệp rồi thì cũng không nên phó mặc con hết cho nhà trường và nơi nuôi dạy trẻ. Theo ông, cha mẹ nên được quan sát, được biết, được hỏi “tại sao” về những cách can thiệp của giáo viên với con em mình, nếu giáo viên từ chối tất cả những yêu cầu trên thì họ đã sai…

 (còn tiếp) 



Source link

Cùng chủ đề

Bé nhỏ tuổi bị nhồi máu não, cha mẹ cần chú ý biểu hiện

Mới đây, các bác sĩ khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công một trường hợp bé trai 7 tuổi bị nhồi máu não. Bệnh nhi H.Đ.H. được đưa vào nhập viện trong tình trạng yếu liệt tứ chi kèm theo khó nói.Được biết trước đó 5 ngày, bé xuất...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM trong trận chung kết cuộc thi Sinh...

Nhiều điểm mới về chính sách tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới về chính sách nhà giáo so với quy định hiện hành. Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo. ...

Bạn trẻ làm ứng dụng chia sẻ khóa học trực tuyến

Ngày 9-11, ứng dụng học tập trực tuyến Studify được một nhóm bạn trẻ ra mắt tại TP.HCM. Có thể hình dung, Studify tạo một nền tảng kết nối giữa người có nhu cầu học và người có nhu cầu đóng góp bài giảng...

Trường đại học Ngoại ngữ đoạt quán quân ‘Sinh viên thế hệ mới 2024’

Trải qua những vòng thi đầy kịch tính, đội thi của Trường đại học Ngoại ngữ đã thể hiện sự xuất sắc khi thuyết trình, hùng biện về dự án SignbySign, nhận điểm cao nhất và giành chức quán quân Sinh viên thế...

Mới nhất

Petrovietnam với nỗ lực xóa bỏ rào cản pháp lý cho ngành Dầu khí vươn xa

Petrovietnam là một trong những doanh nghiệp trụ cột của nền kinh tế đất nước với nhiệm vụ quản lý, triển khai các hoạt động dầu khí, phát triển ngành công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ theo 5 lĩnh vực: Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; Công nghiệp khí; Chế biến dầu khí;...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà...

Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế,...

Kinh tế – xã hội 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực

(ĐCSVN) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 10 và 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực và tốt hơn tháng 9; tính chung 10 tháng tốt hơn cùng kỳ năm trước trên hầu hết các lĩnh vực. Chiều 9/11 tại...

Thông cáo báo chí số 17, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

(ĐCSVN) - Thứ Bảy, ngày 9/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 17 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội...

Mới nhất