Trang chủNewsNhân quyềnGiải quyết tổng thể khó khăn cho vùng đồng bào dân tộc...

Giải quyết tổng thể khó khăn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi


z4648016768129_71e41aca16dc5b880cb050243af33343.jpg
Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN góp phần quan trọng đổi thay diện mạo và đời sống của đồng bào

Ưu tiên giải quyết những vấn đề cấp thiết

Với tổng kinh phí dự kiến cho giai đoạn 1 (2021-2025), Chương trình được bố trí từ ngân sách nhà nước là gần 115 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất về nguồn lực cho các chương trình MTQG để thực hiện 10 dự án có tính chất khái quát nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực côn tác dân tộc do 23 Bộ, ngành cùng quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Các nội dung của Chương trình mang tính chất tổng thể, bao phủ nhiều mặt của đời sống kinh tế – xã hội với kỳ vọng ưu tiên giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay của đồng bào DTTS như: đất ở, nhà ở, nước sạch, đất sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng thiết yếu, giáo dục, đào tạo nghề… Đồng thời hướng tới những vấn đề mang tính chiến lược trong phát triển bền vững đối với vùng đồng bào DTTS&MN như: phát triển nguồn nhân lực, bình đẳng giới, thông tin tuyên truyền, đào tạo, tuyển dụng và sử dụng cán bộ…

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Sau 3 năm triển khai Chương trình, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, sự nỗ lực của Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, địa phương đã chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Các nguồn lực, chính sách của Chương trình đã và đang tập trung đầu tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ dân dinh như kết nối đường giao thông, các công trình tưới tiêu phục vụ sản xuất, các công trình tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, sinh hoạt văn hóa… tập trung vào những địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS&MN. Đến nay, các địa phương đã hoàn thành việc phân bổ nguồn vốn. Tính đến ngày 31/5/2023, kết quả giải ngân nguồn vốn được giao giai đoạn 2021-2023 thực hiện Chương trình là hơn 7.800 tỷ đồng, đạt 18,54%. Một số tỉnh đạt tỉ lệ giải ngân cao so với bình quân của cả nước là: Hà Nội, Hậu Giang, Quảng Ninh, Yên Bái, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Sóc Trăng, Quảng Ngãi

Một số chỉ tiêu ước đến 31/12/2023 hoàn thành, vượt mục tiêu kế hoạch giao: Tỉ lệ giảm nghèo vùng đồng bào DTTS bình quân đạt 3,40% (đạt so với mức trên 3% mục tiêu kế hoạch giao); tỉ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; tỉ lệ đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỉ lệ lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề; tỉ lệ học sinh trong độ tuổi học tiểu học, THCS, THPT đến trường, người từ 15 tuổi trở lên đọc thông viết thạo tiếng phổ thông; tỉ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; thôn có đội văn hóa, văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng; tỉ lệ phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế hoặc có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Tiếp tục gỡ vướng

Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, trong quá trình triển khai Chương trình còn nhiều vướng mắc ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân nguồn vốn. Nguyên nhân được cho là việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện của một số bộ, ngành trung ương còn thiếu, chưa kịp thời, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các nội dung, dự án, tiểu dự án thành phần của chương trình và tiến độ giải ngân vốn.

Băn khoăn vấn đề này, phát biểu tại Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình, ông Nguyễn Tuấn Thanh – Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định cho biết: Chương trình thực sự là động lực thúc đẩy vùng đồng bào DTTS và miền núi nhưng đây là chương trình mới, địa bàn rộng liên quan đến nhiều cấp ngành nên tại tỉnh Bình Định thời gian qua, công tác triển khai còn lúng túng do có nhiều quy định, văn bản chưa rõ ràng.

Bên cạnh đó, nguồn vốn giao cho các địa phương thực hiện được phân bổ đến từng dự án, do vậy các địa phương không chủ động trong công tác ưu tiên nguồn lực cho các dự án có nhu cầu ưu tiên bổ sung nguồn vốn để thực hiện. Đặc biệt, một số nội dung chính sách mức đầu tư hỗ trợ từ Trung ương còn thấp khó có khả năng thực hiện (như mức hỗ trợ cũng hoá đường liên xã 1,6 tỷ đồng/km; hoặc mức hỗ trợ đất sản xuất là 22,5 triệu đồng/hộ…

z4648016653050_cc6eb44019ff903fc34cd147224550f6.jpg
Nhiều dự án, tiểu dự án còn khó khăn cần tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Theo lãnh đạo tỉnh Đăk Nông, hiện nay, các Tiểu dự án thuộc Dự án thành phần chưa có văn bản quy định, nội dung, đối tượng, định mức, hình thức hỗ trợ, Bộ tài liệu chưa được ban hành… thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ, ngành trung ương. Do vậy chưa có cơ sở pháp lý để thực hiện và giải ngân nguồn vốn đã phân bổ. Hơn nữa, với đặc thù ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Nông nói riêng, các hộ khó khăn về nhà ở thường sinh sống trực tiếp trên đất nông nghiệp tại các nương, rẫy, chưa được quy hoạch điểm dân cư nông thôn, với mức hỗ trợ của Chương trình cũng rất khó khăn để giải quyết đất ở tại điểm dân cư theo quy hoạch, dẫn đến gặp khó khăn trong việc thực hiện; vì vậy, đề nghị Ủy ban Dân tộc và Bộ, ngành Trung ương có cơ chế đặc thù thực hiện hỗ trợ nhà ở xây dựng trên đất nông nghiệp; Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm…

Ông Trần Việt Trường – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ kiến nghị: Trong giai đoạn tiếp theo, Ủy ban Dân tộc cần tham mưu Chính phủ cho phép các địa phương triển khai thực hiện Chương trình bằng ngân sách địa phương như Cần Thơ được mở rộng địa bàn thực hiện trên phạm vi toàn thành phố để đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn đều được hưởng lợi. Bởi vì có những Dự án, Tiểu dự án về lĩnh vực giáo dục, y tế, đảo tạo nghề… nếu chỉ thực hiện tại vùng dân tộc thiểu số (6 đơn vị hành chính cấp xã như Cần Thơ) thì không triển khai được do ít đối tượng, đồng thời các địa phương khác có đối tượng có nhu cầu thì lại không được thụ hưởng do không nằm trong vùng dân tộc thiểu số.

Nhìn từ thực tế triển khai thực hiện chương trình tại cơ sở và qua sơ kết 03 năm triển khai thực Chương trình, Ủy ban Dân tộc đã nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh cho biết: Hiện nay, cơ bản tất cả các nội dung đã hoàn thành, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 38 sửa đổi Nghị định 27, tạo điều kiện thuận lợi để điều chỉnh bổ sung một số văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình.



Nguồn

Cùng chủ đề

UBTVQH cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Nhấn mạnh văn hóa cơ sở là khu vực không phải chi ngân sách vẫn có thể hình thành và khai thác hiệu quả được, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần chú ý triển khai xây dựng văn hóa cơ sở để toàn dân có...

Giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024

Được biết, qua 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện Bác Ái đã đạt...

Các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực đầu tư

Dịp này, Hội nghị tập trung đánh giá về kết quả công tác dân tộc trong 6 tháng đầu năm 2024, tiếp thu nhiều ý kiến từ các bộ, ngành Trung ương và các địa phương để bổ...

Cần cụ thể hóa hơn nữa vai trò của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, các Hội VHNT trung ương...

(NADS) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, sáng 19/6, Quốc hội họp Thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Nội dung thứ hai của buổi họp. Phiên thảo luận diễn ra sôi nổi, chất lượng, sát thực tiễn, đi thẳng vào vấn đề với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao. ...

Xác định tổng mức vốn đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia

Trong quá trình điều hành, Chính phủ sẽ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương ưu tiên hỗ trợ thêm để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của Chương trình.Vốn ngân sách địa phương: khoảng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản

Nhằm kiến tạo tương lai phát triển tự cường và bền vững, tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa, thiên tai, Thủ tướng đề nghị Nhật Bản tiếp tục hợp tác, hỗ trợ các nước ASEAN, tiểu vùng Mekong ứng phó biến...

Hợp tác chặt chẽ để góp phần vào sự phát triển bền vững của các quốc gia có lưu vực sông Mê Công

Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn Ban thư ký phối hợp với các quốc gia thành viên tăng cường hợp tác với 2 nước thượng lưu là Trung Quốc và Myanmar để bảo đảm sự quản lý tổng hợp trên...

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật

Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quá trình chuẩn bị hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật trên và...

Ireland mong muốn hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển nông nghiệp bền vững

Nhận định trên do bà Pippa Hackett, Quốc vụ khanh Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Đại dương Ireland, đưa ra tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành trong ngày 10/10.Nếu cụ thể về vấn đề xử...

Chính phủ đề xuất thủ tục đầu tư đặc biệt khi trình sửa 4 luật

Tại tờ trình, Chính phủ đề xuất bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt nhằm đơn giản hoá thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai dự án để tạo cơ chế thuận lợi, cạnh tranh nhằm thu hút các...

Bài đọc nhiều

Bóng đá mang lại niềm vui và hy vọng cho trẻ em người Palestine ở Qatar

Những buổi tập bóng đá hằng tuần đã mang lại tiếng cười, niềm hứng khởi cho trẻ em người Palestine, những nạn nhân dễ bị tổn thương của căng thẳng tại Dải Gaza.

Phát huy trí tuệ của thanh niên trong ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu

Sáng 9/10, tại Hà Nội, hơn 100 sinh viên đến từ các chuyên ngành khác nhau đã cùng nhau thảo luận về biến đổi khí hậu với chủ đề: “Sự tham gia của thanh niên trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng ở Việt Nam”. Thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Mỹ đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô...

Từ chính sách đến kết quả tích cực giảm thiểu lao động trẻ em

Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách hài hòa với luật pháp quốc tế nhằm phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.

Đưa đối ngoại nhân dân vào hoạt động hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam

Đồng Nai hiện xây dựng mối quan hệ đối tác với 60 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN). Trong số này, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh hợp tác và tranh thủ các nguồn tài trợ của 20 tổ chức PCPNN, hiệp hội nước ngoài, doanh nghiệp FDI, kiều bào để thực hiện hoạt động nhân đạo giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. Cần Thơ tiếp tục triển khai chương trình chăm sóc...

Khởi công cầu vượt lũ cho đồng bào dân tộc Thái ở huyện biên giới Tây Nghệ An

Mới đây, tại bản Cu (xã Quang Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), CLB Tennis Báo chí Nghệ An phối hợp với UBND xã Quang Phong đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu vượt lũ nhằm phục vụ cho gần 400 hộ dân của hai bản Cu và Tỉn Pú. Bản Cu và bản Tỉn Pú thuộc diện 30A, là địa bàn vùng sâu, vùng xa nên cuộc sống người dân địa...

Cùng chuyên mục

Đưa đối ngoại nhân dân vào hoạt động hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam

Đồng Nai hiện xây dựng mối quan hệ đối tác với 60 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN). Trong số này, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh hợp tác và tranh thủ các nguồn tài trợ của 20 tổ chức PCPNN, hiệp hội nước ngoài, doanh nghiệp FDI, kiều bào để thực hiện hoạt động nhân đạo giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. Cần Thơ tiếp tục triển khai chương trình chăm sóc...

Từ chính sách đến kết quả tích cực giảm thiểu lao động trẻ em

Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách hài hòa với luật pháp quốc tế nhằm phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.

Phát huy trí tuệ của thanh niên trong ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu

Sáng 9/10, tại Hà Nội, hơn 100 sinh viên đến từ các chuyên ngành khác nhau đã cùng nhau thảo luận về biến đổi khí hậu với chủ đề: “Sự tham gia của thanh niên trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng ở Việt Nam”. Thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Mỹ đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô...

Khởi công cầu vượt lũ cho đồng bào dân tộc Thái ở huyện biên giới Tây Nghệ An

Mới đây, tại bản Cu (xã Quang Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), CLB Tennis Báo chí Nghệ An phối hợp với UBND xã Quang Phong đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu vượt lũ nhằm phục vụ cho gần 400 hộ dân của hai bản Cu và Tỉn Pú. Bản Cu và bản Tỉn Pú thuộc diện 30A, là địa bàn vùng sâu, vùng xa nên cuộc sống người dân địa...

Bóng đá mang lại niềm vui và hy vọng cho trẻ em người Palestine ở Qatar

Những buổi tập bóng đá hằng tuần đã mang lại tiếng cười, niềm hứng khởi cho trẻ em người Palestine, những nạn nhân dễ bị tổn thương của căng thẳng tại Dải Gaza.

Mới nhất

Cháy lớn ở dãy nhà thuốc bên trong Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

XEM CLIP: Tối 10/10, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại dãy nhà thuốc bên trong Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội). Người dân cho biết, ngọn lửa bùng lên tại dãy nhà thuốc nằm sát đường Trường Lâm. Đám cháy lan nhanh, bao trùm khu nhà với nhiều ki-ốt. Nhận được...

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Tiếp sức cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn phát triển Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024 Phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ, Thứ trưởng Bộ Công Thương...

Doanh nghiệp sản xuất, cơ khí chế tạo mở rộng thị trường nhờ đổi mới công nghệ

Làm chủ công nghệ ngành cơ khí chế tạo: Cần gỡ rào cản về chính sách Cách nào tạo dựng thị trường cho ngành cơ khí Việt Nam? Gặp khó trong mở rộng thị trường Theo số liệu từ Tổng...

Cận cảnh khu vực ở Quảng Ngãi được huyện chi 17 tỉ chống sạt lở cho… 5 hộ dân

TPO - Thay vì di dời 5 hộ dân (24 nhân khẩu) sống dưới chân núi Van Cà Vãi đến khu tái định cư, vừa ít tốn kém lại vừa an toàn, huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) lại chi đến hàng chục tỷ đồng để bạt núi, chống sạt lở. Chi 17 tỉ chống sạt...

Chư Păh (Gia Lai): Những hạt nhân tích cực trong vùng đồng bào DTTS

Đến nay, diện mạo nông thôn, làng trên địa bàn huyện Chư Păh đã có nhiều thay đổi tích cực. Toàn huyện hiện có 4 xã và 3 làng đạt chuẩn nông thôn mới. Các tuyến đường liên xã, liên thôn, làng đường nội đồng được đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp. Thu nhập bình...

Mới nhất