Trang chủDestinationsĐắk LắkGiữ “nhịp” cho thị trường bất động sản (kỳ 1)

Giữ “nhịp” cho thị trường bất động sản (kỳ 1)


07:44, 10/04/2023

Thị trường bất động sản trong thời gian qua đã phát triển nhanh, tác động đến nhiều ngành nghề và có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Tuy nhiên, thị trường này đã và đang cho thấy một số dấu hiệu bất ổn. Vì vậy, cân bằng và giữ “nhịp” ổn định cho thị trường bất động sản là vấn đề đang được quan tâm đặc biệt.

Kỳ 1: Những “bất ổn” bên trong

Đắk Lắk đứng thứ tư cả nước về diện tích, đứng thứ 10 về dân số và được đánh giá là địa phương có dư địa, tiềm năng lớn để phát triển ngành bất động sản (BĐS). Thế nhưng thị trường BĐS của tỉnh thời gian qua lại đối mặt với khá nhiều vấn đề.





Toàn cảnh Dự án Đô thị sinh thái văn hóa cà phê Suối Xanh (TP. Buôn Ma Thuột).

Nhiều điểm “vênh”

Theo Hiệp hội BĐS tỉnh Đắk Lắk, thời gian qua thị trường BĐS trên địa bàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung tồn tại sự “lệch pha” không hề nhỏ về cung – cầu. Cụ thể là phân khúc BĐS hạng sang có nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu về BĐS hạng trung, đặc biệt là nhà ở cho đối tượng có thu nhập trung bình và thấp lại đang rất cao mà không có nguồn cung để đáp ứng. Minh chứng cho điều này là thống kê mới đây của Bộ Xây dựng về thị trường BĐS: phân khúc BĐS giá 50 triệu đồng trở lên/m2 chiếm 37%; giá từ 25 – 50 triệu đồng/m2 chiếm 15%; BĐS giá dưới 25 triệu đồng/m2 thì không có dự án nào triển khai. Cơ cấu sản phẩm BĐS đang ở tình trạng mất cân đối, chưa phù hợp nhu cầu thị trường. Tình trạng trên khiến giá nhà ở “neo” ở mức cao, người dân khó tiếp cận, tác động đến tính thanh khoản, lượng giao dịch giảm, nhất là trong quý 4 năm 2022.

Ngoài sự chênh lệch về cung – cầu thì sự chênh lệch về giá cũng là một yếu tố tạo nên sự bất ổn trong thị trường BĐS. Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này, biến động thị trường trong thời gian qua cho thấy, giá BĐS đang bị đẩy quá cao, không phù hợp nhu cầu người dân. Hơn nữa, thị trường BĐS lâu nay luôn tồn tại tình trạng hai giá đất, đó là giá trong hợp đồng công chứng và giá theo thỏa thuận mua bán. Hai giá này thường chênh lệch nhau rất lớn. Đơn cử: Theo bảng giá các loại đất áp dụng trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột giai đoạn 2020 – 2024, đất ở tại đô thị có mức giá cao nhất là 57,6 triệu đồng/m2 (chẳng hạn như: đường Y Jút đoạn từ đường Nguyễn Công Trứ đến Phan Bội Châu; đường Quang Trung đoạn từ đường Phan Chu Trinh đến Lê Hồng Phong)… Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế, đất ở tại những khu vực này có giá cao hơn nhiều, lên tới 150 – 190 triệu đồng/m2.





Dự án Khu đô thị Ân Phú đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng hoàn thiện.

Việc chênh lệch quá cao giữa giá đất Nhà nước công bố và giá mua bán trên thực tế đã gây ra tình trạng trốn thuế, thất thu lớn cho ngân sách. Trong khi đó, các kỳ điều chỉnh khung giá đất cũng tạo điều kiện để người môi giới BĐS thổi phồng giá trị đất đai rồi tạo “sốt ảo” nhằm trục lợi. Mặc dù Luật Đất đai quy định giá đất phải phù hợp giá phổ biến trên thị trường, song với sự biến động liên tục của giá đất, chính quyền địa phương không thể điều chỉnh do “vướng” khung giá đất.




 

“Hoạt động của thị trường BĐS trong thời gian qua ghi nhận những dấu hiệu bất thường, chẳng hạn như: đầu năm 2022 thị trường BĐS “bùng nổ” nhưng từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023 lại “trầm lắng”’; các sản phẩm phục vụ đầu tư, sản phẩm giá rẻ khan hiếm, nhà ở xã hội thuộc các dự án chưa được đầu tư xây dựng” – ông Lê Hùng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng.

Vấn đề nữa là trong quy hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng khu đô thị, người dân đang phải nhận mức giá đền bù thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Nhưng sau khi đất giao cho nhà đầu tư xây dựng thành khu đô thị thì giá nhà, đất lại lên cao. Từ đó dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện ở nhiều nơi do người dân bị thu hồi đất nhưng mức đền bù không thỏa đáng.

“Điểm nghẽn” về cơ chế

Ngoài vấn đề giá cả “nhảy múa”, chênh lệch cung – cầu thì những “điểm nghẽn” về vốn và pháp lý cũng là khó khăn điển hình mà ngành BĐS phải đối mặt.

Ông Lê Hùng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, việc kiểm soát chặt chẽ các dòng vốn trong 6 tháng cuối năm 2022 đã khiến “nghẽn mạch” dòng tiền, làm cho tính thanh khoản của thị trường BĐS bị suy yếu. Đồng thời, lãi suất cho vay giai đoạn cuối năm 2022 tăng mạnh cũng gây ra nhiều khó khăn trong huy động nguồn vốn tín dụng để triển khai dự án BĐS. Bên cạnh đó, thời gian qua, nhiều dự án BĐS trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn, vướng mắc về chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng khi được chấp thuận chủ trương đầu tư trước thời điểm Nghị định số 148/2020/NĐ-CP có hiệu lực. Ngoài ra, việc chậm triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, xác định giá đất theo giá thị trường cũng tạo nên khó khăn cho ngành BĐS. Nhiều trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện; có trường hợp quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt nhưng không phù hợp với quy hoạch cấp trên.





Khu đô thị Eco City Premia Buôn Ma Thuột là dự án biệt thự, nhà liền kề, nhà phố thương mại và nhà ở xã hội.

Đối với công tác đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án phát triển nhà, khu đô thị, hiện nay chưa có hướng dẫn chi tiết đối với trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư khi chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm. Chẳng hạn như Dự án Khu đô thị mới Tây Bắc Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột từ tháng 4/2021 đến nay vẫn chưa được chấp thuận.

Liên quan đến các dự án nhà ở xã hội, Sở Xây dựng cho rằng, quy định về lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội còn chồng chéo, chưa thống nhất với quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, về đất đai, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng dự án, làm chậm tiến độ triển khai thực hiện. Theo quy định hiện hành thì chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội không sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được giao hoặc cho thuê để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội để được miễn tiền sử dụng đất vẫn phải xác định tiền sử dụng đất rồi mới thực hiện thủ tục miễn, làm phát sinh thủ tục hành chính. Hơn nữa, Luật Nhà ở hiện hành chưa có quy định cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trong khi trên thực tế nhu cầu của các doanh nghiệp, hợp tác xã muốn mua, thuê nhà ở xã hội để phục vụ cho người lao động của doanh nghiệp là rất lớn.

(Còn nữa)

Kỳ 2: Khó khăn “bủa vây” doanh nghiệp bất động sản

Khả Lê





Nguồn

Cùng chủ đề

Techcombank và hành trình gần 1 thập kỷ cùng Giải marathon quốc tế TP.HCM

Đồng hành với Giải marathon quốc tế TP.HCM Techcombank từ những mùa đầu tiên, Techcombank không ngừng lan tỏa tinh thần “Bước chạy vì một Việt Nam vượt trội”. Giải marathon quốc tế TP.HCM Techcombank góp phần xây dựng hình ảnh một thành phố du lịch gắn với y tế, sức khỏe và cộng đồng - Ảnh: Techcombank Qua đó Techcombank muốn cổ vũ ý chí kiên định, tinh thần bền bỉ, hướng đến mục tiêu kiến tạo lối sống khỏe...

Không nên xem điều hòa là hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt

(Dân trí) - Cho rằng điều hòa không phải mặt hàng xa xỉ, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này. Thảo luận về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (TPHCM) cho biết, hiện nay, nhiều gia đình đủ điều kiện để mua điều hòa về sử dụng. Bên cạnh đó, việc sử dụng điều hòa nhiệt độ cũng là chăm sóc,...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị ICAPP 12

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), trong đó nhấn mạnh chìa khóa giải quyết xung đột trên thế giới. Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 22/11, Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Chủ...

Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đa số ý kiến nhất trí với việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam, có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp

Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 12:28, 15/08/2023 Sáng 15/8, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tham...

Bài đọc nhiều

Thành lập 4 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2023

17:25, 18/07/2023 Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị vừa ký quyết định thành lập các tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. Theo đó, có 4 tổ công tác được thành lập tại các cơ quan, đơn vị, địa phương do 3 đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và 1 đồng chí Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư làm...

Xử lý hơn 100 trường hợp đăng tải thông tin xấu, độc liên quan đến vụ việc huyện Cư Kuin 

16:20, 16/06/2023 Liên quan đến vụ việc một nhóm người bất ngờ dùng vũ khí tấn công hai trụ sở UBND xã Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin), đến nay lực lượng Công an các cấp của tỉnh đã phát hiện, xử lý hơn 100 trường hợp đăng tải thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.  Ngày 15/6, Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 5 triệu đồng đối với...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thăm, chúc mừng các cơ quan thông tấn, báo chí 

17:00, 20/06/2023 Nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023), chiều 20/6, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh do đồng chí Phạm Minh Tấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Đài Phát thanh - Truyền hình Đắk Lắk và Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Đắk Lắk.  Đồng chí Phạm Minh Tấn, Phó...

Lớp tập huấn kỹ năng xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tại địa phương 

16:37, 20/06/2023 Từ ngày 20 – 23/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn tổ chức Lớp tập huấn kỹ năng xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tại địa phương. Tham gia lớp học có 50 học viên là người làm công tác du lịch tại khu, điểm du lịch; homstay; các Hợp tác xã liên quan đến đầu tư phát triển du lịch (cộng đồng,...

Hành động cân bằng của Đức với Trung Quốc

17:22, 21/06/2023 Đức cần Trung Quốc, nhưng cũng muốn giảm thiểu sự phụ thuộc vào nước này. Sau khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 19/6, các bộ trưởng của cả hai nước gặp nhau vào 20/6 để tăng cường hợp tác trong một số vấn đề từ chống biến đổi khí hậu đến phát triển bền vững. Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại quan trọng nhất của Đức, trên cả...

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Tái bản cuốn tiểu thuyết “Sông Thami trong xanh” của Mông Cổ tại Việt Nam

Ngày 22/11, nhân kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mông cổ (1954-2024), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) phối hợp cùng Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam tổ chức Lễ giới thiệu cuốn tiểu thuyết "Sông Thami trong xanh".

Hà Giang: Hơn 71% người hưởng chính sách an sinh xã hội nhận qua tài khoản

Việc thực hiện phương án chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Hà Giang thời gian qua đã nhận được sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, ngành và sự ủng hộ của người dân.  Tính đến tháng 11/2024, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có hơn 53.200 đối tượng...

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7: Vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách

Giải thưởng năm nay có nhiều điểm mới như: Mở rộng đối tượng đề cử sách dự giải; tăng tỷ trọng điểm để đề cao tính lan tỏa của sách đoạt giải; bổ sung hạng mục mới trong cơ cấu giải thưởng... Trong khuôn khổ lễ trao giải, Hội Xuất bản Việt Nam...

Đại hội Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Tỉnh Quảng Nam Khóa V, Nhiệm kỳ 2024-2029

(NADS) - Thực hiện Nghị quyết số 178/NQ-BCH ngày 19/8/2024 của Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, về việc tổ chức Đại hội các Chi hội cơ sở nhiệm kỳ 2024-2029, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam lần thứ X nhiệm kỳ 2025-2030, sáng 21/11/2024,...

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN. Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô...

Mới nhất