Canada có 10 tỉnh và 3 vùng lãnh thổ, mỗi nơi đều có một thủ phủ riêng. Ba thành phố lớn nhất của Canada là Toronto (thuộc tỉnh Ontario), Montreal (thuộc tỉnh Quebec) và Vancouver (thuộc tỉnh British Columbia). Hệ thống chính trị: Canada là quốc gia quân chủ lập hiến; theo mô hình nhà nước liên bang và có nền dân chủ nghị viện. Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị là Nữ hoàng Canada và là nguyên thủ quốc gia. Bà ủy quyền cho đại diện của mình là Toàn quyền Canada. Thủ tướng và Nội các thực hiện quyền hành pháp. Vị trí địa lý: Canada nằm ở cực bắc của Bắc Mỹ, trải dài từ phía tây Đại Tây Dương sang phía đông Thái Bình Dương. Canada tiếp giáp với Bắc Băng Dương và bang Alaska (Hoa Kỳ) ở phía bắc, và giáp với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ở phía nam với đường biên giới dài nhất thế giới. Canada có bờ biển rộng lớn ở cả phía bắc, phía đông và phía tây lãnh thổ. Đây là quốc gia có nhiều hồ lớn, chứa trữ lượng nước ngọt nhiều nhất thế giới.
Ảnh minh họa nguồn Internet
Trong Top 10 đối tác thương mại hàng đầu của Canada, Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất nhưng tụt hạng vị trí đối tác xuất khẩu xuống thứ 8. Việc xuất siêu sang Canada góp phần cải thiện cán cân thương mại, cán cân thanh toán, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia bằng dự trữ ngoại hối, giảm sức ép tăng tỷ giá VND/USD, góp phần để Việt Nam tăng trưởng kinh tế vượt xa so với mục tiêu đề ra và nằm trong những nước có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Theo đó để đảm bảo thực hiện đúng Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia, chống gian lận thương mại, cũng như để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt dộng kinh doanh xuất, nhập khẩu; thì hiện nay quy định về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất, nhập khẩu đối với những hàng hoá liên quan đến các cam kết mà Việt Nam ký với Canada có những quy định cụ thể như:đối với hàng hoá khác, nếu trong hợp đồng thương mại có điều khoản quy định phải có C/O. C/O của các loại hàng hoá nói trên phải có trong bộ chứng từ thanh toán nhưng trước mắt chưa phải xuất trình cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu. Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của Việt Nam là Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam.
Ảnh minh họa nguồn Internet
Đối với hàng hoá nhập khẩu yêu cầu phải nộp C/O cho cơ quan hải quan đối với các trường hợp như: hàng hoá có xuất xứ từ các nước được hưởng thuế suất ưu đãi theo các quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc các Điều ước quốc tế khác mà Việt Nam tham gia, hoặc chủ hàng muốn xin được tính thuế theo mức giá tính thuế tối thiểu thấp hơn mức giá cao nhất của biểu giá tính thuế tối thiểu áp dụng cho chủng loại hàng đó. Hợp đồng thương mại quy định phải có C/O. Tất cả những trường hợp hàng nhập khẩu (hàng mới) cần phải có C/O như đã nói ở trên mà chủ hàng không xuất trình được thì hải quan vẫn làm thủ tục nhập khẩu và áp dụng mức giá tính thuế cao nhất của Biểu giá tính thuế áp dụng cho chủng loại hàng hoá đó.
Trường hợp không cần nộp C/O cho cơ quan hải quan: hàng nhập khẩu đã xác định được sản xuất tại nước có mức giá tính thuế cao nhất của loại hàng đó. Hàng hoá khác, trên cơ sở các chứng từ do chủ hàng xuất trình và thực tế hàng hoá mà cơ quan hải quan xác định được chính xác xuất xứ. Hàng đã qua sử dụng, dựa trên cơ sở chứng từ do chủ hàng cung cấp, nếu phù hợp với thực tế hàng hoá, hải quan sẽ tính thuế nhập (nếu có) theo quy định hiện hành. Trường hợp có nghi vấn thì yêu cầu giám định.
Hàng có thuế suất bằng không (0%). C/O được chấp nhận trong các trường hợp: C/O hàng nhập khẩu phải do tổ chức có thẩm quyền của nước sản xuất cung cấp. Danh sách các tổ chức này do Sứ quán các nước tại Việt nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Thương mại Việt Nam cung cấp cho Tổng cục Hải quan. Đối với những nước chưa có danh sách này thì chấp nhận C/O mà chủ hàng xuất trình phù hợp với tài liệu liên quan đến lô hàng và thực tế hàng hoá nhập khẩu. Đối với những hàng hoá nhập khẩu qua nước thứ 3 chấp nhận C/O của tổ chức có thẩm quyền cấp C/O của nước thứ 3, kèm theo bản sao C/O của nước sản xuất theo nguyên lô hoặc chia lẻ.
Thời điểm nộp C/O cho cơ quan hải quan: C/O phải nộp cho cơ quan hải quan khi đăng ký mở tờ khai hàng nhập khẩu. Trường hợp có lý do đặc biệt được Cục trưởng Cục hải quan tỉnh, thành phố chấp thuận thì có thể nộp C/O trong một thời gian hợp lý, phù hợp với lý do chậm trễ, sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu lô hàng, nhưng tối đa không được quá 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan./.
Quỳnh Liên