Trang chủNewsThời sựVị khách nước ngoài chứng kiến Cách mạng tháng Tám và Ngày...

Vị khách nước ngoài chứng kiến Cách mạng tháng Tám và Ngày Độc lập 2/9


Trong vô số sự kiện diễn ra ở giai đoạn trọng đại ấy, có nhiều câu chuyện thú vị được ghi chép lại từ chính các “vị khách” nước ngoài khi chứng kiến những giây phút đầu tiên Cách mạng tháng Tám thành công và sự ra đời của một quốc gia mới – Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

nhung vi khach nuoc ngoai chung kien cach mang thang tam va ngay doc lap 2 9 hinh 1

Đông đảo nhân dân tập trung tại vườn hoa Ba Đình nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc Lập ngày 2/9/1945 – Nguồn: Tư liệu TTXVN

Lễ chào cờ đầu tiên đón các đoàn khách quốc tế

Từ ngày 15/8/1945, sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh, các lực lượng Đồng Minh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, mà gần nhất là bộ phận đóng ở Côn Minh – Trung Quốc, đã rục rịch chuẩn bị đưa quân vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật. Trong số này, có phái đoàn của viên thiếu tá Mỹ trong lực lượng OSS (tiền thân của Cục tình báo Trung ương Mỹ – CIA) Archimedes L.A. Patti đi tiền trạm, cũng như phái đoàn của thiếu tá Pháp Jean Sainteny, danh nghĩa là của Đồng Minh, nhưng thực chất đại diện quân đội Pháp (phái kháng chiến chống phát xít của tướng Charles de Gaulle).

Patti đến Hà Nội từ ngày 22/8, sau khi Hà Nội đã nằm trong tay Việt Minh và các lực lượng quần chúng nhân dân. Phái đoàn tiền trạm của ông ta được bố trí ở tại một căn biệt thự tại khu vực phố Lê Thái Tổ ngày nay. Tại đây, ngày 25/8, các sĩ quan Đồng Minh đã được mời bước ra ngoài cổng biệt thự tham dự một lễ chào cờ mừng đón phái đoàn của đại diện chính quyền Việt Nam mới.

Trong cuốn sách Why Viet Nam: Prelude to America’s Albatros (Tại sao Việt Nam: Khúc dạo đầu của con chim hải âu Mỹ, NXB Đại học California, 1980), ông Patti đã mô tả khá kỹ về buổi lễ chào cờ nghiêm trang và xúc động này.

Viên thiếu tá này kể lại trong sách: “Vào ngày chủ nhật đầu tiên ở Hà Nội, chúng tôi đang chờ đợi một ngày yên tĩnh và kéo dài bữa ăn sáng thì nghe thấy ngoài cửa có tiếng ồn ào, tiếng kèn trống. Ngay ở thềm cửa trước nhà đã có bốn quý ông Việt Nam chờ Trưởng phái bộ Mỹ. Họ là đoàn đại biểu của Ủy ban Giải phóng Dân tộc, tức Chính phủ lâm thời mới, đến để chào mừng Đồng minh”.

Các đại diện Chính phủ lâm thời gồm ông Vũ Văn Minh (đại diện Thành ủy Hà Nội), Võ Nguyên Giáp, đại diện cho Hồ Chủ tịch, cùng ông Dương Đức Hiền (Tổng Bí thư Đảng Dân chủ Việt Nam, sau đó là Bộ trưởng Bộ Thanh niên trong Chính phủ lâm thời), Khuất Duy Tiến (Bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản Đông Dương Hà Nội). Sau khi uống cà phê và chuyện trò, ông Võ Nguyên Giáp nói với các vị khách: “Công chúng đang mong được đón chào ông và các bạn Mỹ. Vì vậy, xin mời ông và cả đoàn hãy vui lòng ra phía cổng trước”. Qua những tiếng ồn ào, Patti biết ngay đây là một buổi lễ ở ngoài trời.

nhung vi khach nuoc ngoai chung kien cach mang thang tam va ngay doc lap 2 9 hinh 2

Đoàn xe chở Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đại biểu Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tới vườn hoa Ba Đình, ngày 2/9/1945. Nguồn: Tư liệu TTXVN

Khi các vị khách bước ra khỏi cổng biệt thự, họ chứng kiến một dàn quân nhạc khoảng 50 người đã đứng dàn ngang trên đường, phía trước mặt, phía trước là 5 lá cờ lớn của Mỹ, Anh, Liên Xô, Trung Hoa Dân quốc và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bên trái là một đơn vị bộ đội 100 người đứng ở tư thế đứng nghiêm, với trang phục mũ cát, có áo cộc tay, quần soóc kaki, mang vũ khí Mỹ và Anh. Bên phải là các toán thanh niên của Dương Đức Hiền, mặc đồ trắng.

Trong không khí nghiêm trang, lần lượt các lá cờ được kéo xuống, trừ cờ Mỹ, quốc thiều Mỹ nổi lên. Sau đó, cứ tiếp tục như vậy cho cờ mỗi nước, lần lượt đến Liên xô, Trung Hoa Dân quốc và cuối cùng là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đội quân nhạc này chính là dàn nhạc của lực lượng Bảo an binh Hà Nội, đã gia nhập đội quân cách mạng ngay trong ngày khởi nghĩa 19/8. Người chỉ huy dàn nhạc là ông Quản Đinh Ngọc Liên.

Sau khi viên thiếu tá Mỹ tỏ lời cảm ơn đoàn đại biểu, viên chỉ huy bộ đội, đội quân nhạc, các đơn vị bắt đầu diễu hành… Trong lúc chia tay, ông Võ Nguyên Giáp, với một vẻ xúc động, đã quay lại nói với Patti: “Đây là lần đầu tiên mà cờ nước chúng tôi được trương lên trong một buổi lễ quốc tế và quốc ca chúng tôi được cử hành để chào mừng những vị khách nước ngoài. Tôi sẽ mãi mãi không quên ngày này”.

Những “vị khách” ở Dinh Toàn quyền Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám

Nhớ đến cuộc Cách mạng tháng 8, chúng ta thường nhớ đến hình ảnh biểu tượng là quần chúng nhân dân biểu tình cướp chính quyền trước Phủ Khâm sai Bắc kỳ (nay là Nhà khách Chính phủ ở đường Ngô Quyền, Hà Nội). Nhiều người thắc mắc: Tại sao lại không có hình ảnh cướp chính quyền ở Dinh Toàn quyền Đông Dương?

Dinh Toàn quyền Đông Dương tại khu vực quảng trường Ba Đình ngày nay được người Pháp xây dựng từ năm 1901, đến năm 1906 thì hoàn thành. Đây là nơi làm việc của viên Toàn quyền Đông Dương, viên chức cao cấp nhất của chính quyền thuộc địa cai trị ba kỳ của Việt Nam và Lào, Campuchia.

Tháng 3 năm 1941, quân đội Nhật chiếm đóng ở Việt Nam đã bắt toàn bộ quan chức Pháp, chiếm Dinh Toàn quyền làm trụ sở của Công sứ Nhật ở Bắc Bộ. Khi đó, Tổng hành dinh quân đội Nhật đóng tại khu vực Nhà khách Quân đội, số 33 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội ngày nay. Trong ngày 19/8/1945, khi quần chúng và các lượng lượng tự vệ Hà Nội chiếm Phủ Khâm sai Bắc kỳ, Trại Bảo an Binh (số 40A Hàng Bài, Hà Nội) ngày nay và các cơ quan công quyền thành phố Hà Nội như Tòa Thị chính (UBND thành phố Hà Nội ngày nay), Sở Cảnh sát trung ương (trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm ngày nay), kho bạc, nhà bưu điện… quân đội Nhật từ trong doanh trại ở cạnh Bảo tàng Lịch sử đã điều xe tăng ra dự định can thiếp, nhưng sau khi được các vị lãnh đạo cuộc khởi nghĩa thuyết phục, họ đã rút xe tăng và binh lính về khu vực đóng quân.

Từ Côn Minh, phái đoàn các sĩ quan Pháp do Jean Sainteny dẫn đầu đến Hà Nội bằng máy bay đáp xuống sân bay Gia Lâm trưa ngày 22/8/1945, và sau đó được đưa về dinh Toàn quyền, lúc đó vẫn do quân đội Nhật chiếm đóng, trong khi các sĩ quan người Mỹ được đưa về khách sạn Metropole. Theo phía Mỹ, các sĩ quan Pháp được đưa về dinh Toàn quyền cũ do vị trí này cách biệt với các khu dân cư và những sĩ quan này gần như bị “giam lỏng” trong “chiếc lồng vàng”.

nhung vi khach nuoc ngoai chung kien cach mang thang tam va ngay doc lap 2 9 hinh 3

Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp và phái đoàn OSS dự lễ chào cờ đón đoàn đại diện Đồng Minh ngày 25/8/1945 ở Hà Nội – Ảnh: Tư liệu

Còn Sainteny viết trong cuốn hồi ký Câu chuyện về một nền hòa bình bị bỏ lỡ (NXB CAND in năm 2003, Lê Kim dịch), quân đội Nhật viện cớ nếu để những sĩ quan Pháp ở tại khách sạn Metropole đã “gây ra sự phẫn nộ lớn trong quần chúng”, do đó, Sainteny yêu cầu được chuyển tới dinh Toàn quyền cũ. Ở đây, các sĩ quan Pháp đã thiết lập liên lạc vô tuyến điện với các cơ sở Pháp ở Côn Minh. Mặc dù vậy, các sĩ quan này chỉ được ở trong dinh thự, còn nếu bước ra đến vườn cây, họ đã phải ngán ngẩm khi thấy luôn có hai hoặc ba tên lĩnh Nhật súng trường lăm lăm trong tay hoặc kiếm tuất trần theo sát họ từng bước một.

Ngày 27/8, các đại diện Việt Minh cũng đã đến gặp phái đoàn này, đó là các ông Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp và Bộ trưởng Thanh niên Dương Đức Hiền. Phái đoàn này do Patti đưa tới và sau đó, Sainteny mời Patti ở lại ăn cơm.

Do Dinh Toàn quyền ngay cạnh Quảng trường Ba Đình nên sự kiện ngày Quốc khánh 2/9 của nước ta được Sainteny quan sát và mô tả chi tiết như sau: “Ngày 1/9, đội lính Nhật Bản canh gách Dinh Toàn quyền được thay thế bằng một đội Cảnh vệ Việt Nam. Ngày hôm sau, 2/9 là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong quá trình nắm chính quyền của Chính phủ Cách mạng Việt Minh. Một cuộc mít tinh khổng lồ trong “Ngày lễ độc lập” được loan báo từ trước, coi như điểm chủ chốt trong hàng loạt sự kiện tiếp theo. Trên bục gỗ cao dựng trong công viên Puginier, lần lượt Võ Nguyễn Giáp, Trần Huy Liệu rồi Hồ Chí Minh mà ngày hôm đó quần chúng nhân dân được biết đây chính là nhà cách mạng lão thành Nguyễn Ái Quốc, đã long trọng tuyên bố về nền Độc lập của Việt Nam”.

Sự kiện Lễ Độc lập của nước ta cũng đã được Sainteny đánh điện về báo cáo với Côn Minh, ông ta ước tính “có vài trăm nghìn người tham dự cuộc mít tinh này”.

Ngày 3/9, chính quyền Việt Nam đã cho phép một nhóm sĩ quan Pháp từ Dinh Toàn quyền đến khách sạn Metropole, sau đó đến trụ sở chính phủ mới của Việt Nam (Bắc Bộ phủ). Sau đó, khi quân đội Trung Hoa dân quốc kéo vào để giải giáp quân Nhật, ngày 8/9, họ đã chiếm lĩnh các phòng làm việc tại Dinh Toàn quyền.

Đến ngày 11/9, Sainteny và các sĩ quan Pháp đã phải chuyển đến một căn biệt thự ở phố Bélier (tức phố Lò Đúc) ngày nay. Dinh Toàn quyền trở thành nơi làm việc của tướng Lư Hán, Chỉ huy quân đội Trung Hoa dân quốc vào giải giáp quân Nhật, cho đến khi đội quân này rút về nước thì giao lại cho quân Pháp.

Lê Tiên Long





Nguồn

Cùng chủ đề

Nhà khách Chính phủ lần đầu tiên mở cửa đón khách tham quan

(Tổ Quốc)- Chiều 30/10/2024, Ban tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 tổ chức Họp báo giới thiệu thông tin về nội dung các hoạt động diễn ra tại Lễ hội. ...

Tranh cãi cộng 2 điểm vào lớp 10 cho con của người hoạt động cách mạng 1945

(Dân trí) - Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh THCS và THPT có nội dung gây tranh cãi khi cộng 2 điểm vào lớp 10 cho con của người hoạt động cách mạng năm 1945. Theo đó, Dự thảo Thông tư quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề xuất 3 nhóm đối tượng được cộng điểm ưu tiên vào lớp 10.Mức điểm cộng tối đa là 2 điểm cho...

Áo dài Việt Nam tỏa sáng trong không gian âm nhạc ABBA

Chương trình The music of ABBA (Đêm nhạc của ABBA) của nhóm nhạc Arrival đến từ Thụy Điển là sự kiện nằm trong khuôn khổ chương trình kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thụy Điển (1969-2024). Chuỗi đêm nhạc The Music of ABBA...

Quyền dân tộc và quyền con người trong Tuyên ngôn Độc lập

Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám - 1945 là giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và phong kiến tay sai thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thắng lợi đó đã được ghi lại trong lịch sử bằng văn bản Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước toàn thể quốc dân, đồng bào ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.

Gần 100 hoạt động tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024

Nhân kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 gồm nhiều hoạt động gợi nhắc ký ức lịch sử và sức mạnh sáng tạo của các thế hệ người dân Thủ đô. Thông qua Lễ hội, công chúng thêm trân trọng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đảng Cộng hòa trên đường thắng tuyệt đối tại cuộc bầu cử Mỹ 2024

(CLO) Không chỉ thắng ngoạn mục trong cuộc đua Tổng thống, Đảng Cộng hòa còn đã giành chiến thắng ở cuộc đua Thượng viện và Thống đốc, đồng thời đang dẫn trước ở cuộc đua nắm quyền Hạ viện, qua đó trên đường thắng tuyệt đối tại cuộc bầu cử Mỹ...

Cầu truyền hình trực tiếp chương trình kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

(CLO) Chương trình sẽ diễn ra tại 3 điểm cầu Cà Mau, Hải Phòng, Thanh Hoá và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 vào ngày 16/11. ...

Tranh cổ động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

(CLO) Chiều 8/11 tại Hà Nội, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt...

Các nhóm cử tri giúp ông Trump thắng cử Tổng thống Mỹ

(CLO) Ông Donald Trump đã thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sau khi giữ vững lập trường đối với nhóm cử tri cốt lõi và thu hút thêm một số nhóm cử tri vốn nghiêng về Đảng Dân chủ. ...

The Economist dùng AI dịch video để kết nối với độc giả trẻ toàn cầu

(CLO) Espresso, ứng dụng tin tức ngắn gọn của The Economist, sử dụng AI để dịch nội dung video sang nhiều ngôn ngữ nhằm tiếp cận đối tượng độc giả trẻ trên toàn cầu. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tạo động lực phát triển công nghiệp xây dựng

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho ngành cơ khí Việt Nam và các nhà thầu xây dựng có bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc làm chủ công nghệ.   Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam với sơ bộ tổng mức đầu tư thời điểm hiện nay lên tới 67,34 tỷ USD sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí đường sắt và...

Cùng chuyên mục

Từ chuyện giám đốc không biết chữ hé lộ đường dây tội phạm ở Hà Nội

Trong quá trình công an tổ chức vây bắt nghi phạm, phát hiện người này không thể làm giám đốc vì không biết chữ. Từ đó, một loạt nghi vấn đã được đặt ra. Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, Thiếu tá Đồng Quang Thăng (Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã phá nhiều vụ án phức tạp.  Vào cuối năm 2022, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Thiếu tá Thăng và đồng đội phát hiện...

Bị tố vòi tiền doanh nghiệp, cán bộ Sở Du lịch Kiên Giang nói gì?

PV Báo Giao thông đã liên lạc được với ông Phạm Xuân Nam, Thanh tra viên Sở Du lịch Kiên Giang. Ông này có trần tình về đơn tố cáo vòi vĩnh doanh nghiệp. ...

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024: Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ Anh hùng

Trong hai ngày 7 - 8/11, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024 được tổ chức, với chủ đề “Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ Anh hùng, Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh”. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà...

Bản tin Mặt trận sáng 9/11

Bản tin Mặt trận sáng 9/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Mở rộng các chương trình hợp tác hiệu quả, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam- Trung Quốc; Trao yêu thương, ấm tình đoàn kết; Ra mắt cuốn sách Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Tăng cường vận động đồng bào các dân...

Mỹ lần đầu cho phép các nhà thầu quân sự triển khai tới Ukraine

Trong những tháng cuối nhiệm kỳ, chính quyền Tổng thống Joe Biden quyết định cho phép các nhà thầu quốc phòng Mỹ làm việc tại Ukraine để bảo dưỡng và sửa chữa vũ khí do Mỹ cung cấp.Chính sách mới, được phê duyệt vào đầu tháng này trước cuộc bầu cử, cho phép Lầu Năm Góc cung cấp hợp đồng cho các công ty Mỹ để làm việc bên trong Ukraine lần đầu tiên kể từ khi Nga phát...

Mới nhất

Giới trẻ thích xem tuồng, tại sao không?

Tối 8-11, hàng trăm sinh viên và người dân đã có mặt tại đình làng Hòa Mỹ (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) để thưởng thức buổi biểu diễn nghệ thuật tuồng đặc sắc. ...

Một số loại trái cây có thể gây độc hại nếu ăn khi đang uống thuốc

Ăn trái cây rất tốt cho sức khỏe nhất là khi đau ốm vì nó cung cấp nhiều vitamin và các khoáng chất. Tuy nhiên, khi đang bị bệnh phải uống thuốc thì cần biết sự tương tác giữa một số loại trái cây với thuốc để...

Thuốc hoạt huyết dưỡng não DHG và những lưu ý khi sử dụng

Hoạt huyết dưỡng não DHG thuộc dòng dược phẩm hỗ trợ tuần hoàn máu não và cải thiện triệu chứng thiếu máu não. Để việc sử dụng dược phẩm này đạt được hiệu quả...

Nâng cao năng lực thích ứng, sử dụng thông thái thành tựu của công nghệ số

Mỗi người dân, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực thích ứng, tự bảo vệ và là người tiếp cận, sử dụng và ứng dụng thông thái những thành tựu của công nghệ số.

Top 6 loại rau vừa nấu canh hằng ngày vừa làm thuốc chữa bệnh

Các loại rau nấu canh quen thuộc như rau muống, ngót, cải cúc… là dược liệu cho nhiều bài thuốc Đông y. ...

Mới nhất