Trang chủNewsThế giớiHội nghị Thượng đỉnh BRICS và xu hướng phi USD “không thể...

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS và xu hướng phi USD “không thể đảo ngược”


Các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế mới nổi BRICS – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – đã nhấn mạnh sức mạnh kinh tế của khối và kêu gọi hội nhập sâu rộng hơn.

Các bình luận được đưa ra trong ngày đầu tiên của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15 của nhóm tại Johannesburg hôm 22/8. Cuộc hội ngộ của các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ sẽ kéo dài đến ngày 24/8.

“Những thay đổi diễn ra trong các nền kinh tế BRICS trong thập kỷ qua đã làm được nhiều để thay đổi hình dạng của nền kinh tế toàn cầu”, Tổng thống nước chủ nhà Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết tại Diễn đàn Kinh tế của Hội nghị Thượng đỉnh.

“Cùng nhau, các nước BRICS tạo nên 1/4 nền kinh tế toàn cầu, chiếm 1/5 thương mại toàn cầu và là nơi sinh sống của hơn 40% dân số thế giới”, ông Ramaphosa nhấn mạnh tại Trung tâm Hội nghị Sandton, trung tâm tài chính của Johannesburg, nơi đang diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh.

Nhà lãnh đạo Nam Phi lưu ý rằng khối này “tồn tại không chỉ để tăng cường mối quan hệ giữa chính phủ với chính phủ mà còn để củng cố mối quan hệ bền chặt hơn giữa người dân 5 quốc gia của chúng ta”.

Mở rộng vì hòa bình và phát triển

Tại hội nghị, chủ đề mở rộng khối BRICS đã được nêu ra và được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) nhiệt tình ủng hộ. Bắc Kinh đã dồn sức vào kế hoạch mở rộng BRICS nhằm tìm cách khẳng định ảnh hưởng chính trị và kinh tế của mình trên trường toàn cầu.

Thế giới - Hội nghị Thượng đỉnh BRICS và xu hướng phi USD “không thể đảo ngược”

Từ trái sang: Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Ảnh: Twitter MEAIndia

Hội nghị Thượng đỉnh này không nhằm mục đích yêu cầu các nước đứng về phía nào, mà kêu gọi mở rộng vì hòa bình và phát triển, ông Tập cho biết trong bài phát biểu do Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào (Wang Wentao) thay mặt ông đọc.

“Chủ nghĩa bá quyền không có trong DNA của Trung Quốc”, ông Tập nói. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đến Nam Phi hôm 21/8, nhưng đã không dự Diễn đàn Kinh tế BRICS trong khuôn khổ hội nghị. Chưa có bất kỳ lời giải thích chính thức nào được đưa ra.

“Chúng tôi sẽ củng cố quan hệ đối tác chiến lược BRICS mạnh mẽ hơn. Chúng tôi sẽ mở rộng mô hình BRICS+, tích cực thúc đẩy mở rộng thành viên, tăng cường đoàn kết và hợp tác với các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển khác”, nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh.

“Bất kể có thể có sự kháng cự nào, BRICS, một lực lượng thiện chí tích cực và ổn định, sẽ tiếp tục phát triển”, ông nói. “Chúng tôi sẽ xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược BRICS mạnh mẽ hơn, tích cực thúc đẩy việc mở rộng thành viên và giúp làm cho trật tự quốc tế trở nên công bằng và bình đẳng hơn”.

Trung Quốc là nền kinh tế hùng mạnh nhất BRICS, và chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập Cận Bình tới Nam Phi là chuyến công du quốc tế thứ hai của ông trong năm nay. Trong chuyến công du trước đó, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tới thủ đô Moscow hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Xu hướng “không thể đảo ngược”

Ngoài vấn đề mở rộng, việc thúc đẩy sử dụng đồng nội tệ của các quốc gia thành viên trong các giao dịch thương mại và tài chính để giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng USD cũng nằm trong chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh.

Trong bài phát biểu trực tuyến của mình, Tổng thống Nga Putin cho biết việc từ bỏ đồng USD trong các giao dịch giữa Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi là xu hướng “không thể đảo ngược”.

“Quá trình phi đô la hóa một cách khách quan, không thể đảo ngược trong các mối quan hệ kinh tế của chúng ta đang đạt được động lực”, ông Putin nói.

“Kết quả là tỉ lệ đồng USD trong giao dịch xuất nhập khẩu trong khối BRICS đã giảm. Năm ngoái, con số này lên tới 28,7%”, Tổng thống Nga nói, nhấn mạnh quá trình “phi đô la hóa” các nền kinh tế của khối, điều mà ông muốn thúc đẩy thông qua thương mại bằng đồng nội tệ của các nước thành viên.

Thế giới - Hội nghị Thượng đỉnh BRICS và xu hướng phi USD “không thể đảo ngược” (Hình 2).

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trực tuyến tới Hội nghị Thượng đỉnh BRICS diễn ra ở Nam Phi, ngày 22/8/2023. Ảnh: Getty Images

Nhà lãnh đạo Nga cũng cho biết, 5 nước BRICS đang vượt qua G7 – nhóm 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới – “về sức mua tương đương”, và BRICS đang trên đà đáp ứng nguyện vọng của hầu hết người dân thế giới.

“Chúng ta hợp tác dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, hỗ trợ quan hệ đối tác và tôn trọng lợi ích của nhau và đây là bản chất của lộ trình chiến lược định hướng tương lai của khối, một lộ trình đáp ứng nguyện vọng của đa số toàn cầu”, ông Putin nói.

Tổng thống Nga Putin không dự trực tiếp Hội nghị Thượng đỉnh ở Johannesburg để tránh tình huống khó xử cho nước chủ nhà Nam Phi khi lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đối với ông vẫn treo lơ lửng.

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg nhấn mạnh khoảng trống trong nỗ lực của phương Tây nhằm cô lập Nga vì cuộc chiến ở Ukraine.

Trong số các nước thành viên BRICS, Nam Phi, Trung Quốc và Ấn Độ chưa lên án chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, trong khi Brazil từ chối cùng các quốc gia phương Tây gửi vũ khí tới Ukraine hoặc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow.

Đàm phán trên cơ sở bình đẳng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva cũng có mặt tại cuộc hội đàm và mời khoảng 50 nhà lãnh đạo khác.

Đại diện cho 40% dân số thế giới, các quốc gia BRICS có chung mong muốn về một trật tự toàn cầu mà họ coi là phản ánh tốt hơn lợi ích và ảnh hưởng ngày càng tăng của họ.

“Chúng tôi không muốn trở thành đối trọng với G7, G20 hay Mỹ”, ông Lula da Silva cho biết trong một buổi phát sóng trên mạng xã hội từ Johannesburg hôm 22/8. “Chúng tôi muốn ngồi vào bàn đàm phán trên cơ sở bình đẳng với Liên minh châu Âu (EU), Mỹ hoặc bất kỳ quốc gia nào khác”.

Thế giới - Hội nghị Thượng đỉnh BRICS và xu hướng phi USD “không thể đảo ngược” (Hình 3).

Tổng thống Brazil Lula Da Silva gặp lãnh đạo Đại hội dân tộc châu Phi (ANC) bên lề Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi, ngày 22/8/2023. Ảnh: IOL

Chủ đề của Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15 là “BRICS và Châu Phi”, được đưa ra khi lục địa này nổi lên như một chiến trường ngoại giao mới với Mỹ, Nga và Trung Quốc đang tranh giành ảnh hưởng.

Khối bắt đầu với 4 quốc gia vào năm 2009 nhưng đã mở rộng vào năm sau với việc bổ sung thêm Nam Phi.

Khoảng 40 quốc gia từ khắp “Nam Bán cầu” – một thuật ngữ rộng ám chỉ các quốc gia bên ngoài phương Tây – đã bày tỏ quan tâm đến việc gia nhập BRICS, theo chính phủ Nam Phi, trong đó 23 quốc gia đã chính thức bày tỏ nguyện vọng, bao gồm Argentina, Iran, Ả Rập Xê-út, Bolivia, Cuba, Honduras, Venezuela, Algeria và Indonesia.

“Điều này cho thấy rằng gia đình BRICS đang ngày càng phát triển về tầm quan trọng, tầm vóc và cả tầm ảnh hưởng trên thế giới”, Tổng thống Nam Phi Ramaphosa cho biết.

Minh Đức (Theo TRT World, La Prensa Latina)





Nguồn

Cùng chủ đề

Chiến thắng cho Trung Quốc và Nga sau quyết định lịch sử của BRICS

Khối các nước BRICS đã đồng ý bổ sung thêm 6 thành viên mới, trong nỗ lực nhằm định hình lại trật tự thế giới toàn cầu và tạo đối trọng với Mỹ và các đồng minh. Sức mạnh kinh tế và chính trị của BRICS sẽ được tăng cường sau khi 6 quốc gia, bao gồm Iran, Ả Rập Xê-út, Ai Cập, Ethiopia, Argentina và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), trở thành thành...

Tăng trưởng và ảnh hưởng “đáng gờm” của BRICS khi so với G7

Nhóm các quốc gia BRICS – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – không “lãng phí năng lượng” vào các cuộc thảo luận về sự cạnh tranh địa chính trị với các nhóm khác, chẳng hạn như G7, Đại sứ Nam Phi tại BRICS Anil Sooklal nói với hãng thông tấn TASS hôm 24/8. “Chúng tôi không lãng phí năng lượng của mình vào các cuộc thảo luận về sự cạnh tranh và đối trọng......

Đồng minh lâu năm của Nga nói về điều thúc đẩy BRICS mở rộng

Sự mở rộng của BRICS sẽ là một thời điểm lịch sử và khối này sẽ đạt được vị thế của một thế lực toàn cầu muốn trở thành một sự thay thế cho tập thể phương Tây, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic nói với các phóng viên trong chuyến thăm Athens (Hy lạp) hôm 22/8 – ngày Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 khai mạc ở Johannesburg, Nam Phi. “Tôi cho rằng sẽ là một...

Ấn Độ bác tin Thủ tướng Modi không tới dự Thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi xác nhận ông sẽ đích thân tham gia Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm nay tại Johannesburg, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa hôm 3/8, theo Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ. Lãnh đạo của các nước thành viên BRICS – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – dự kiến gặp nhau vào ngày 22-24/8. “Thủ tướng đã nhận lời mời và bày tỏ rằng...

Nam Phi tính nhờ Trung Quốc tổ chức Thượng đỉnh BRICS vì ông Putin

Nam Phi đang xem xét chuyển địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh sắp tới của các nhà lãnh đạo BRICS sang một quốc gia khác, Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết hôm 1/6. Động thái này được cho là sẽ giúp chính quyền của Tổng thống Cyril Ramaphosa giải quyết tình trạng khó xử của Nam Phi về việc có nên thực hiện lệnh bắt giữ quốc tế đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

VietinBank mua lại trước hạn 2.000 tỷ đồng trái phiếu

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - HoSE: CTG) vừa công bố thông tin về kết quả đợt mua lại 3 mã trái phiếu CTGL2129012, CTGL2129013 và CTGL2129014.Theo đó, ngân hàng đã tiến hành mua lại 3 lô trái phiếu trên với tổng...

Phó Thủ tướng Serbia nói về “sự tinh tế” của ông Putin

Phó Thủ tướng Serbia Aleksandar Vulin đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề một diễn đàn kinh tế ở Vladivostok hôm 4/9. Đáng chú ý, cuộc gặp diễn ra chỉ vài ngày sau khi Belgrade ký thỏa thuận mua máy bay chiến đấu Rafale...

Hamas gửi lời chúc mừng Houthi về vụ tấn công Israel, giữa lo ngại về chiến tranh lan rộng

Lãnh đạo Hamas Yahya Sinwar nhận định, vụ tấn công này đã gửi rõ thông điệp tới phe địch và nhấn mạnh những lo ngại về khả năng cuộc chiến tại Gaza có thể bùng nổ, lan thành xung đột diện rộng trên toàn khu vực....

Khe cửa hẹp cho phân khúc biệt thự, nhà phố phía Nam

Chỉ 10% nguồn cung biệt thự, nhà phố có giá dưới 10 tỷ đồngMới đây, Công ty CP DKRA (DKRA Group, tập đoàn dịch vụ bất động sản) đã có báo cáo về phân khúc bất động sản (BĐS) biệt thự, nhà phố tại khu vực...

UBCKNN nhận hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu của NCB

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa thông báo đã nhận được hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ của Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB - HNX: NVB) theo giấy đăng ký ngày 24/6/2024.Phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ...

Bài đọc nhiều

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.

Ông Scholz kiên quyết từ chối yêu cầu này của Ukraine

Cuối tuần qua, Thủ tướng Olaf Scholz một lần nữa loại trừ khả năng cung cấp tên lửa chính xác tầm xa do Đức sản xuất cho Ukraine bất kể các đồng minh NATO đưa ra quyết định như thế nào.Bình luận trên được người đứng...

Cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Serbia nói về “sự tinh tế” của ông Putin

Phó Thủ tướng Serbia Aleksandar Vulin đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề một diễn đàn kinh tế ở Vladivostok hôm 4/9. Đáng chú ý, cuộc gặp diễn ra chỉ vài ngày sau khi Belgrade ký thỏa thuận mua máy bay chiến đấu Rafale...

Amazon chấm dứt chính sách làm việc từ xa từ năm 2025

Sau 4 năm cho phép nhân viên làm việc tại nhà, Giám đốc điều hành (CEO) của nhà bán lẻ trực tuyến Amazon, ông Andy Jassy, vừa ra thông báo, công ty sẽ quay lại chính sách làm việc như trước đại dịch Covid-19. Theo đó, yêu cầu các nhân viên có mặt tại công ty 5 ngày một tuần, kể từ năm tới. Giống như nhiều doanh nghiệp khác, nhân viên...

Hamas gửi lời chúc mừng Houthi về vụ tấn công Israel, giữa lo ngại về chiến tranh lan rộng

Lãnh đạo Hamas Yahya Sinwar nhận định, vụ tấn công này đã gửi rõ thông điệp tới phe địch và nhấn mạnh những lo ngại về khả năng cuộc chiến tại Gaza có thể bùng nổ, lan thành xung đột diện rộng trên toàn khu vực....

Liệu có nghi phạm thứ 2? Nga cảnh báo “chơi dao có ngày đứt tay”, Ukraine bày tỏ gì?

Hai tháng với hai vụ ám sát hụt, ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang phải đối mặt với nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, thậm chí có thể kéo dài cho đến cuộc bầu cử ngày 5/11.

Mới nhất

Nỗ lực khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

NDO - Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự...

Vietjet mở bán sớm 2,6 triệu vé tết 2025, giá chỉ từ 890.000 đồng

Phục vụ người dân và du khách lên kế hoạch bay Tết Nguyên đán 2025, Vietjet mở bán sớm 2,6 triệu vé bay trong giai đoạn từ 15.1.2025 - 12.2.2025 (tức 16 tháng chạp năm Giáp Thìn đến ngày 15 tháng giêng năm Ất Tỵ). Theo đó, giá vé bay trên các chặng bay như TP.HCM đi Đà Nẵng, Buôn...

Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long Thành

Đầu tư 3.200 tỷ đồng xây khu công nghiệp ở Thái Bình, Đà Nẵng; Danh tính nhà thầu mới tại Sân bay Long ThànhĐầu tư gần 1.940 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình; Đầu tư hơn 1.256 tỷ đồng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Châu Minh...

Huyện Thanh Oai tiếp tục mở đấu giá đất, liệu có lập đỉnh mới?

Hà Nội: Huyện Thanh Oai tiếp tục mở đấu giá đất, liệu có lập đỉnh mới?Sau thông tin 55/68 lô đất tại xã Thanh Cao bị bỏ cọc, huyện Thanh Oai (Hà Nội) sẽ tiếp tục mở đấu giá đất tại xã Đỗ Động. Tuy nhiên, theo dự báo của người trong cuộc, sức “nóng" của phiên tiếp...

Doanh nghiệp Ninh Bình chung sức cùng địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Doanh nghiệp Ninh Bình chung sức cùng địa phương khắc phục hậu quả bão số 3Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình cho biết, trong những ngày gần đây đã tiếp nhận sự đóng góp, hỗ trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm chung tay giảm thiểu khó khăn do bão...

Mới nhất