Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhTư nhân hay doanh nghiệp Nhà nước?

Tư nhân hay doanh nghiệp Nhà nước?


LTS: Thiếu điện cao điểm nắng nóng vừa qua gây tổn hại hàng tỷ USD và vẫn là mối nguy hiện hữu trong vài ba năm tới. Sự tham gia ngày càng sâu rộng của khu vực tư nhân vào đầu tư nguồn điện đang đặt ra những vấn đề quan trọng về chính sách thu hút đầu tư. Trong khi đó, cơ chế điều chỉnh giá điện vẫn đang thiếu tính thị trường.

Tuyến bài “Tương lai của ngành điện” phân tích những nút thắt đang tồn tại, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đầu tư cho nguồn điện mới cùng những thay đổi cần thiết về chính sách giá điện.  

Ứng phó nỗi lo thiếu nguồn

“Thực tế cung ứng điện thời gian qua cho thấy, việc tiếp tục giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) – một doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) – nhiệm vụ đảm bảo cung ứng đủ điện cho nền kinh tế không còn phù hợp. Cơ chế nói trên đã đến tới hạn của nó; nếu tiếp tục duy trì thì vừa làm suy yếu EVN, vừa gây thêm thiếu hụt và bất ổn trong cung ứng điện cho nền kinh tế”.

Đó là điều được TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đúc kết khi trình bày tại một hội thảo do Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hồi tháng 6.

Ý kiến ông Cung khi đó vẫn “lạc lõng”, bởi việc EVN đảm bảo cung ứng điện đã được coi là điều bất biến mấy chục năm nay.

Tư nhân đầu tư mạnh vào năng lượng tái tạo.

Nhưng giờ đây, quan điểm trên của ông Cung khiến nhiều người phải suy ngẫm. Đó là bởi, Chính phủ đã quyết định tách Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) khỏi EVN về trực thuộc Bộ Công Thương. Khi A0 là đơn vị độc lập với EVN, trách nhiệm trong khâu phát điện của tập đoàn sẽ giới hạn ở tỷ lệ khoảng 38% công suất lắp đặt, khi được yêu cầu huy động. Trách nhiệm thiếu điện, nếu có, sẽ thuộc về Bộ Công Thương bởi A0 là cơ quan điều độ hệ thống và làm thị trường điện.

Vấn đề hiện nay là phải làm sao đầu tư thêm được nhiều nguồn điện, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng 10% mỗi năm. Các DNNN như EVN, PVN, TKV sẽ nắm trọng trách này hay khu vực tư nhân sẽ vươn lên nắm vai trò chủ đạo?

Quan điểm của EVN là bên cạnh khuyến khích các thành phần kinh tế, cần xem xét tiếp tục giao các tập đoàn kinh tế nhà nước đầu tư các dự án nguồn và lưới điện trọng điểm và đảm bảo giữ tỷ lệ nguồn điện phù hợp trong các giai đoạn quy hoạch.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia năng lượng đang kêu gọi để tư nhân đầu tư. Khi nhiệt điện than đang dần phải từ bỏ, thì điện khí LNG, điện gió, điện gió ngoài khơi,… hy vọng có nhiều nhà đầu tư tư nhân trong và ngoài nước rót tiền.

Từ năm 2019, Tập đoàn Enterprize Energy Group đã đề xuất Thủ tướng xin triển khai 3.400MW điện gió ngoài khơi ở Bình Thuận, với tổng mức đầu tư 11,9 tỷ USD. Cuối năm nay, tập đoàn dự kiến sẽ nộp hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư. Doanh nghiệp này muốn làm cả đường dây truyền tải từ dự án về Bình DươngĐồng Nai.

“Chúng tôi không quan ngại giá ưu đãi (FiT) hay không FiT, mà mức giá phải hài hòa được lợi ích của nhà đầu tư, Nhà nước và người dân chấp nhận được. Nhưng có một nguyên tắc bất biến là sau những dự án đầu tiên, giá điện gió ngoài khơi sẽ giảm xuống”, đại diện tập đoàn chia sẻ và đề xuất Chính phủ chọn một dự án thí điểm và đàm phán giá.

Theo GS.TS Lê Chí Hiệp, Đại học Bách khoa TP.HCM, 5 năm tới, nếu triển khai không khéo việc thiếu nguồn có thể xảy ra.

“Chúng ta có mâu thuẫn là phải cắt giảm nguồn điện than, triển khai điện khí LNG, nhưng sự thực là tổ chức triển khai như thế nào để có kết quả. Nếu chúng ta triển khai tốt thì may ra mới có thể đảm bảo không thiếu nguồn, còn nguy cơ thiếu nguồn vẫn có thể xảy ra”, GS.TS Lê Chí Hiệp nhận định.

DNNN hay tư nhân đều cần được gỡ về chính sách và giá

Nhiều năm qua, Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã không được thực hiện nghiêm túc. Không ít dự án nguồn điện cả của DNNN và tư nhân đầu tư dưới dạng BOT hay nhà máy điện độc lập (IPP) đều chậm tiến độ. Trong khi DNNN vướng thủ tục, vốn thì khu vực tư nhân lại thiếu cả kinh nghiệm, vốn, “tắc” cả đàm phán giá điện… khiến nhiều dự án chỉ nằm trên giấy.

Nhiệt điện than sẽ phải cắt giảm. Ảnh: EVN

Để đẩy nhanh các dự án nguồn điện giai đoạn tới, những nút thắt kể trên cần phải được tháo gỡ. EVN kiến nghị tăng cường phân cấp cho các DNNN, trong đó giao quyền cho HĐTV các tập đoàn kinh tế do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quyền quyết định các nội dung về phương án huy động vốn, đầu tư, thực hiện dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp,…

Trong khi đó, PVN cũng kiến nghị tổ chức quán triệt, phổ biến và hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật về năng lượng để đảm bảo kịp thời xử lý bất cập và nâng cao tính thực thi của hệ thống pháp luật trong lĩnh vực năng lượng.

Đặc biệt, trong khi chờ đợi luật chung cho tất cả các loại năng lượng tái tạo, Chính phủ xem xét ưu tiên xây dựng hành lang pháp lý riêng cho điện gió ngoài khơi để thực hiện mục tiêu điện gió ngoài khơi đã nêu trong Quy hoạch điện VIII.

Còn ở phía tư nhân và các DNNN ngoài EVN, yếu tố giá và đảm bảo lợi nhuận đầu tư lại rất quan trọng. Không ít dự án do nước ngoài đầu tư nhiều năm không thể khởi công bởi vướng đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA).

Đơn cử dự án điện khí LNG Bạc Liêu 4 tỷ USD của Công ty Delta Offshore Energy. Được cấp phép đầu tư năm 2020, nhưng sau 3 năm, dự án này vẫn chưa thể và chưa biết bao giờ khởi công. Lý do chính là nhà đầu tư đã yêu cầu trong PPA phải cam kết nhiều điều khoản vượt quá khung khổ pháp luật Việt Nam và chưa có tiền lệ.

Dự án điện khí như LNG Nhơn Trạch 3&4 của PV Power (thuộc PVN), sau nhiều năm khởi động, vẫn loay hoay đàm phán hợp đồng mua bán điện. Vướng mắc chính là chủ đầu tư muốn phải được EVN cam kết tổng sản lượng điện mua hàng năm để dự án yên tâm về mặt doanh thu, đảm bảo hiệu quả dự án. Đây lại là điều EVN rất khó cam kết.

Chuyên gia Nguyễn Anh Tuấn (Hiệp hội Năng lượng Việt Nam), cho rằng: Để thực hiện Quy hoạch điện VIII hiệu quả, với các dự án nguồn điện quan trọng quốc gia cần thiết có chế độ giám sát nghiêm ngặt từ Chính phủ, Bộ Công Thương, không để xảy ra tình trạng chậm kéo dài.

“Vốn đầu tư cho các công trình điện là lớn, vì vậy cần thiết huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước bằng cách xem xét bảo lãnh Chính phủ với một số dự án ưu tiên, quan trọng; điều chỉnh các cơ chế nhằm tránh rủi ro cho các nhà đầu tư BOT đã và đang đàm phán hợp đồng. Với các dự án LNG, có thể không còn áp dụng loại hình BOT, thì cần thiết có cơ chế mua điện phù hợp nhằm tránh rủi ro cho nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài”, ông Anh Tuấn khuyến nghị.

Các chuyên gia cho rằng, giá điện vẫn là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc thúc đẩy đầu tư nguồn điện. DNNN hay tư nhân bỏ tiền ra đều muốn thu được lợi nhuận. Nhưng nếu giá điện đầu vào theo thị trường mà đầu ra Nhà nước lại kiểm soát thì dễ dẫn đến cảnh “mua cao bán thấp”.

Theo một chuyên gia năng lượng, kinh nghiệm quốc tế cho thấy hiệu quả giảm chi phí từ việc đưa cạnh tranh vào khâu đầu tư nguồn mới lớn hơn nhiều so với việc đưa cạnh tranh vào khâu vận hành các nhà máy điện đã được đầu tư xây dựng, điều này càng quan trọng đối với nước có tốc độ tăng trưởng phụ tải cao như Việt Nam.

Do vậy, chừng nào EVN còn đóng vai trò là người mua duy nhất, thị trường điện còn chưa đầy đủ, thì Chính phủ cần ưu tiên trước hết cho việc áp dụng các hình thức cạnh tranh lựa chọn đầu tư nguồn mới với tiêu chí giá điện thấp nhất.

Đồng thời, các hợp đồng mua bán điện được ký kết mới cần có các điều khoản linh động, tránh tối đa các điều khoản bao tiêu, gây áp lực lên biểu giá bán lẻ điện và giảm tính minh bạch, cạnh tranh trên thị trường điện.

Bài sau: Thay đổi cơ chế điều hành giá điện: Đòi hỏi cấp bách khi A0 rời EVN 

Ám ảnh thiếu điện nhiều năm, thay đổi nào là yêu cầu cấp bách?Ngành điện đã có những thay đổi về cơ cấu, chủ sở hữu nguồn điện, nhưng những chính sách cho sự thay đổi lại chưa theo kịp. Ngành điện vẫn xa rời với các yếu tố mang tính thị trường.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hòa lưới Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng, bổ sung thêm 233 triệu kWh/năm

Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổ máy số 2 của công trình Nhà máy thủy điện Ialy mở rộng chính thức được đóng điện hòa lưới thành công. Công trình này được hòa lưới vào lúc 20h28 ngày 13-12,...

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo

(PLVN) -  Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 - Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (Liên danh PC1 – PECC4) vừa tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng Gói thầu HH01-DZCĐ Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng đoạn cáp ngầm biển (EPC) thuộc Dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa...

Xây cáp ngầm dài hơn 77 km đưa điện ra Côn Đảo

TPO - Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, sau khi hợp đồng EPC được ký kết, ngay trong tháng 12 Dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo sẽ được triển triển khai. Dự kiến trong quý IV/2025 điện sẽ ra đến Côn Đảo. TPO - Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, sau khi hợp đồng EPC được ký kết, ngay trong tháng 12...

Đầu tư hơn 4.900 tỷ đồng lắp cáp ngầm điện lưới cho huyện Côn Đảo

Dự án do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư; Ban quản lý dự án điện 3 (EVNPMB3) được giao làm đại diện chủ đầu tư. Dự kiến sẽ đóng điện công trình vào quý IV/2025 và hoàn thành toàn bộ công trình trong năm 2026. Chiều 12/12, EVN và liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 - Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (PC1 - PECC4) đã ký...

4 bài học từ thành công của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối

Ngày 8/12, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính tại EVN và kết nối trực tuyến đến 9 điểm cầu thuộc 9 tỉnh nơi có Dự án đi qua.Hội nghị được...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tạm giữ bảo mẫu bạo hành bé trai hơn 1 tháng tuổi để điều tra

Lãnh đạo Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, đơn vị đã tạm giữ bà Nguyễn Thị L. (57 tuổi, quê Tuyên Quang), bảo mẫu bị tình nghi bạo hành bé trai hơn 1 tháng tuổi. Chiều 19/12, liên quan đến vụ việc nêu trên, trao đổi với PV VietNamNet, bà Trịnh Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cho biết, khi nhận được thông tin, quận đã yêu cầu công an quận điều tra, xử...

Giá vàng nhẫn SJC giảm nhanh, về mức thấp nhất nửa tháng qua

Giá vàng nhẫn trong nước hôm nay (19/12) giảm nhanh theo đà lao dốc của giá vàng thế giới. Giá vàng nhẫn SJC đã về mức thấp nhất hơn nửa tháng qua. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) hôm nay 2 lần điều chỉnh giá vàng nhẫn. Theo đó, mở đầu phiên giao dịch hôm nay, Công ty SJC hạ giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ về mức 81,9-83,6 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 1,1 triệu đồng/lượng...

Flavors Awards 2024 vinh danh những cái tên nổi bật trong ngành F&B Việt Nam

Lễ trao giải Flavors Awards 2024 vinh danh những doanh nghiệp, dịch vụ xuất sắc trong ngành ẩm thực và đồ uống (F&B) Việt Nam, hướng tới nâng cao vị thế của Việt Nam trên “bản đồ” ẩm thực thế giới. Vào ngày 14/12, lễ trao giải Flavors Awards do Vietcetera và Mastercard phối hợp tổ chức đã diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM). Lễ trao giải nằm trong khuôn khổ chuỗi sự kiện thường niên Flavors...

Gần 63 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra thuế, kiến nghị xử lý hơn 62 nghìn tỷ

Năm 2024, ngành Thuế đã thực hiện 62.932 cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế; kiểm tra 525.792 lượt hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Tổng số tiền kiến nghị xử lý là 62.726 tỷ đồng. Số liệu vừa được công bố tại Hội nghị Tổng kết công tác thuế năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025 của Tổng cục Thuế sáng 19/12. Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, năm...

Á quân Giọng hát hay Hà Nội muốn được như NSND Quang Thọ

Ở tuổi gần 80, NSND Quang Thọ vẫn ngày ngày đứng lớp giảng dạy, đi hát khiến Á quân Giọng hát hay Hà Nội rất ngưỡng mộ, mong được như thầy. Ngày 19/12, Đinh Xuân Đạt chính thức phát hành MV đầu tay Hoàn Kiếm (nhạc sĩ Giáng Son, lời thơ Nguyễn Vĩnh Tiến). Đây cũng là ca khúc quan trọng giúp Đinh Xuân Đạt thẳng tiến đến ngôi vị Á quân cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2024.  Ca...

Bài đọc nhiều

Hải Phòng 10 năm liên tiếp tăng trưởng hai con số

Năm 2024, TP Hải Phòng chính thức đạt mốc tăng trưởng hai con số trong 10 năm liên tiếp - đây là dấu son trong lịch sử phát triển của thành phố. Ngày 4/12, HĐND TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đánh giá, đây là kỳ...

Ứng dụng fintech và AI trong xây trung tâm tài chính quốc tế TP HCM

(NLĐO) - Công nghệ fintech và trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng trong quá trình hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM… ...

Lỗ lũy kế vượt cả vốn thực góp, cổ phiếu Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vào diện bị hủy niêm yết

Mới đây Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết sẽ hủy niêm yết đối với cổ phiếu HBC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình theo quy định. Như vậy, trong trường hợp lùi về sàn UPCoM, mã này sẽ chịu sự biến động giá cao hơn, biên độ giao dịch 15%/phiên, thay vì 7%/phiên như...

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Cùng chuyên mục

Dòng tiền tiếp tục hấp thu cổ phiếu giá “mềm”?

(NLĐO) - Thị trường quốc tế đỏ sàn, chứng khoán Việt không thể tránh khỏi đà giảm điểm, có thể tạo cơ hội cho nhà đầu tư nắm giữ các cổ phiếu tiềm năng ...

Tâm lý bi quan bao trùm, VN-Index giảm hơn 11 điểm phiên 19/12

Áp lực từ biến động xấu của thị trường chứng khoán thế giới sau quyết định họp Fed khiến tâm lý nhà đầu tư trong nước trở nên bi quan. Toàn thị trường ghi nhận đến 441 mã giảm, trong khi chỉ có 243 mã tăng giá. Áp lực từ biến động xấu của thị trường chứng khoán thế giới sau quyết định họp Fed khiến tâm lý nhà đầu tư trong nước trở nên bi quan. Toàn thị...

Vietjet tính thuê máy bay Trung Quốc bay Côn Đảo dịp Tết

Vietjet lên kế hoạch thuê máy bay COMAC để phục vụ cao điểm Tết, trong đó chủ yếu bay chặng như Hà Nội, TP.HCM đi Côn Đảo. Theo nguồn tin, Vietjet đang báo cáo Bộ Giao thông Vận tải và Cục Hàng không Việt Nam...

VN-Index giảm hơn 11 điểm, thanh khoản cải thiện

NDO - Phiên giao dịch ngày 19/12, áp lực bán mạnh ngay từ đầu phiên khiến thị trường chìm trong sắc đỏ suốt thời gian giao dịch, cổ phiếu hàng loạt các nhóm ngành ngân hàng, bất động sản, nguyên vật liệu, chứng khoán… lao dốc, rổ VN30 có tới 26 mã giảm, chỉ có 2 mã tăng và 2 mã đứng giá. Chốt phiên, VN-Index giảm 11,33 điểm, xuống mức 1.254,67 điểm. Thanh khoản...

Gần 63 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra thuế, kiến nghị xử lý hơn 62 nghìn tỷ

Năm 2024, ngành Thuế đã thực hiện 62.932 cuộc thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế; kiểm tra 525.792 lượt hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Tổng số tiền kiến nghị xử lý là 62.726 tỷ đồng. Số liệu vừa được công bố tại Hội nghị Tổng kết công tác thuế năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025 của Tổng cục Thuế sáng 19/12. Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, năm...

Mới nhất

Biến động như thế nào sau quyết định của Fed?

Dự báo giá vàng ngày mai 20/12/2024: Giá vàng đã xóa bỏ mức lỗ và tăng nhẹ, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng qua do những quyết định của Fed. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15...

Bình Thuận đón khách quốc tế trên đoàn tàu du lịch 5 sao

Đoàn tàu hỏa 5 sao được thiết kế các toa nhà hàng, phòng ngủ hiện đại đưa du khách quốc tế đến các điểm tham quan du lịch nổi tiếng dọc Việt Nam. ...

Ứng Dụng Thực Tế Ảo Và Trí Tuệ Nhân Tạo: Bắc Ninh Đưa Văn Miếu Vào Triển Lãm Hiện Đại

Trong không gian đậm chất văn hóa của Văn Miếu Bắc Ninh, triển lãm "Văn Miếu-Quốc Tử Giám với truyền thống giáo dục khoa bảng tỉnh Bắc Ninh" đang mở ra một cánh cửa mới, nơi truyền thống và công nghệ gặp gỡ để tạo nên trải nghiệm độc đáo. Sự kiện kéo dài đến hết ngày 31/12, sẽ...

Tâm lý bi quan bao trùm, VN-Index giảm hơn 11 điểm phiên 19/12

Áp lực từ biến động xấu của thị trường chứng khoán thế giới sau quyết định họp Fed khiến tâm lý nhà đầu tư trong nước trở nên bi quan. Toàn thị trường ghi nhận đến 441 mã giảm, trong khi chỉ có 243 mã tăng giá. Áp lực từ biến động xấu của thị trường chứng khoán thế...

Mới nhất