Trang chủNewsThời sựBáo Giải Phóng 60 tuổi

Báo Giải Phóng 60 tuổi


Binh chủng báo chí cách mạng, trong đó có báo Giải Phóng – tờ báo trong tuyến lửa đã có những đóng góp đáng trân trọng trong chiến thắng vĩ đại đó của dân tộc.

Đã 60 năm trôi qua kể từ ngày báo Giải Phóng ra số đầu. Những người gây dựng và trực tiếp làm ra những tờ báo nóng hổi tính thời sự từ đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tuyên truyền có hiệu quả phục vụ sự nghiệp giải phóng miền Nam như tên gọi và sứ mệnh của Báo, đã trở thành một phần của lịch sử, nay nhiều người không còn nữa. Bằng những đóng góp của mình, tờ báo đầy sức chiến đấu, trực tiếp chống quân thù ngay tại chiến trường và những người vượt qua gian khổ, hy sinh, tay bút, tay súng, vừa làm báo vừa chiến đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử vẻ vang của một tờ báo cách mạng – xứng đáng được vinh danh danh hiệu Anh hùng.

bao giai phong 60 tuoi  xung dang duoc vinh danh hinh 1

Một số hiện vật là dụng cụ tác nghiệp của các phóng viên báo Giải Phóng xưa tặng lại cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Ảnh: T. Điểu

Báo Giải Phóng – cơ quan ngôn luận của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDTGPMN) ra số đầu ngày 20/12/1964, để hợp sức cùng Thông tấn xã Giải Phóng, Đài Phát thanh Giải Phóng, báo Quân Giải phóng, Văn nghệ Giải phóng… tạo thành binh chủng báo chí hùng hậu, là lực lượng truyền thông chủ lực nơi tiền tuyến, phục vụ trực tiếp cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Báo Giải Phóng hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, ra số cuối cùng ngày 16/1/1977, tức là gần hai năm sau khi đất nước hòa bình, thống nhất. Khi đó Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam hợp nhất với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và cùng với đó, hai cơ quan ngôn luận của hai tổ chức Mặt trận là báo Cứu Quốc và báo Giải Phóng hợp nhất trở thành báo Đại Đoàn Kết ngày nay.

Báo Giải Phóng ra đời tại Chiến khu C ở tỉnh Tây Ninh, miền Đông Nam Bộ, giáp biên giới Campuchia, đúng vào dịp kỷ niệm 4 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960 – 20/12/1964). Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, sau đó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTDTGPMN luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ nhiệm báo.

Nhà báo Trần Phong – nguyên Tổng Biên tập báo Cứu Quốc được cử từ miền Bắc theo đoàn tàu không số vượt biển vào làm Tổng Biên tập đầu tiên với bút danh Kỳ Phương. Trần Phong – Kỳ Phương tên thật là Lê Văn Thơm quê Mỹ Tho, sinh năm 1921, sớm tham gia cách mạng, nhiều năm hoạt động trong Nam, ngoài Bắc và năm 1964 đã theo tàu không số vào Nam để cùng hai nhà báo khác là Tống Đức Thắng (Trần Tâm Trí), Thái Duy (Trần Đình Vân) cũng từ báo Cứu Quốc vượt Trường Sơn vào căn cứ Tây Ninh để chuẩn bị nhân sự và hậu cần cho việc xuất bản báo Giải Phóng.

Đội ngũ cán bộ, phóng viên Báo được bổ sung, tăng cường từ khắp ba miền Bắc – Trung – Nam. Họ là những phóng viên, nhà báo kỳ cựu, dày dạn kinh nghiệm, trong số đó có Thép Mới, Kỳ Phương, Nguyễn Huy Khánh, Trần Tâm Trí, Thái Duy, Bùi Kinh Lăng, Tô Quyên, Tình Đức, Nguyễn Hồ, Kim Toàn, Đinh Phong, Nguyễn Thế Phiệt, Mai Dưỡng, Vũ Tuất Việt, Trần Bé, Mai Trang, Mạnh Tùng…

Từ miền Bắc vào, hầu hết các nhà báo đã phải mất hằng tháng trời bí mật đi bộ vượt dãy Trường Sơn núi non hiểm trở hoặc đi theo các con tàu không số lênh đênh trên biển qua Đường mòn Hồ Chí Minh giữa lúc các phương tiện chiến tranh của địch rình rập, bắn phá suốt ngày đêm.

Cuốn sách “Hai lần vượt Trường Sơn” của nhà báo Kim Toàn tức Cao Kim dưới dạng ghi chép chiến trường vừa xuất bản đã ghi lại hành trình hơn 4 tháng luồn rừng, trèo đèo, lội suối, vượt qua mọi chông gai, bom đạn của đoàn 23 cán bộ báo chí chi viện cho chiến trường miền Nam. Đó là những con người phi thường, có ý chí sắt đá. Họ xuất phát từ Hà Nội ngày 17/3, vào đến chiến trường miền Đông Nam Bộ ngày 27/7/1966 và trụ lại tác nghiệp báo chí cho đến ngày chiến thắng.

Trong những năm vừa làm báo vừa cầm súng chiến đấu trên mặt trận đã có những nhà báo hy sinh. Ngày 8/3/1968, nhà báo Cao Kim đã được “báo tử” sau một trận đánh ác liệt ở vùng ven Sài Gòn và đã được báo Giải Phóng truy điệu, lập mộ chí. Nhưng đó là một sự nhầm lẫn. Người hy sinh là Hai Ca – Đội trưởng đội võ trang tuyên truyền kiêm Bí thư Chi bộ, nơi nhà báo Cao Kim vừa được phiên chế về và chuyển Giấy giới thiệu sinh hoạt đảng. Hai Ca mới kịp nhận giấy giới thiệu, cất giữ trong túi áo đã bước vào cuộc chiến sống mái với quân thù. Ông trúng đạn biến dạng và hy sinh. Nhà báo Cao Kim – Kim Toàn sống sót trở về, tiếp tục làm nhà báo – chiến sĩ tại chiến trường Nam Bộ, Khu Sài Gòn – Gia Định cho đến năm 1974, viết, đăng nhiều bài báo, phóng sự, ghi chép, phản ánh gương chiến đấu dũng cảm, tình cảm của người dân với cách mạng, cổ vũ tinh thần của nhân dân miền Nam chống và thắng Mỹ. Sau này ở tuổi ngoài 80 ông đã tập hợp các bài viết đó để xuất bản 4 cuốn sách đầy ắp tư liệu: “Viết trong lửa đạn”, “Làm báo ở chiến trường”, “Chuyện những người trong cuộc”, “Cánh chim nhỏ giữa sào huyệt địch”, “Hai lần vượt Trường Sơn”

bao giai phong 60 tuoi  xung dang duoc vinh danh hinh 2

Số Xuân Qúy Sửu 1973.

Nhà báo lão thành Thái Duy với bút danh Trần Đình Vân không chỉ là nhà báo tiên phong của báo Giải Phóng. Trong thời gian làm báo, ông đã hoàn thành cuốn truyện ký nổi tiếng “Sống như Anh” về anh hùng – liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, ghi lại “những giây phút làm lên lịch sử” của anh trước kẻ thù theo lời kể của chị Phan Thị Quyên – vợ anh. Bằng trí tuệ sắc sảo, phong cách trung thực đặc trưng của một nhà báo, ông đã khắc họa hình ảnh một chiến sĩ biệt động Sài Gòn gan dạ, dũng cảm, hiên ngang trước quân thù, bình thản đối diện với cái chết vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Lời giới thiệu tác phẩm “Sống như Anh” của Nhà xuất bản Văn học đã nhận xét: “…Qua ngòi bút trung thực và tế nhị của người ghi, chúng ta thấy hiện lên hình ảnh sinh động của anh hùng Nguyễn Văn Trỗi và của cả một tập thể anh hùng, cả một dân tộc anh hùng”. Cái chết của anh Trỗi “đã trở thành bất tử” như nhà thơ Tố Hữu đã viết, lan tỏa khí phách anh hùng, ý chí bất khuất của con người Việt Nam. Trở lại miền Bắc, ông tiếp tục sự nghiệp báo chí lẫy lừng, nổi tiếng với những tác phẩm cổ vũ tinh thần đổi mới trong nông nghiệp với “khoán chui” thời tiền đổi mới và chống tham nhũng không khoan nhượng những năm sau này khi ông đã ở tuổi 90.

Tư liệu khá đầy đủ về quá trình hình thành và phát triển báo Giải Phóng có thể tìm thấy trong bộ phim tài liệu “Giải Phóng – Tờ báo trên tuyến lửa” dài 26 phút của Bảo tàng Báo chí Việt Nam thực hiện do Nhà báo Nguyễn Hồ – nguyên Biên tập viên báo Giải Phóng làm Chủ biên. Phim dùng những tư liệu hình ảnh sống động từ thời chiến tranh, lời kể trực tiếp của người trong cuộc đã từng tham gia làm báo từ những ngày đầu, cũng như điểm lại quá trình phát triển của báo Giải Phóng trong hơn 10 năm hoạt động. Xúc động hơn cả là đoạn cuối phim nói lên tâm sự của những nhà báo tuổi cao, sức yếu rằng ký ức tốt đẹp về Báo còn đó, nhưng thế hệ những người làm báo Giải Phóng ngày một ít đi.

Sinh ra trong khói lửa chiến tranh, phục vụ trực tiếp sự nghiệp giải phóng đất nước, báo Giải Phóng có đội ngũ nhà báo chuyên nghiệp, được tôi luyện trong khói lửa chiến tranh, thấm đậm phẩm chất kiên cường của chiến sĩ cách mạng, không bị đạn bom khuất phục. Các nhà báo theo sát các đơn vị quân giải phóng ra mặt trận, vào sâu các vùng nông thôn, đô thị, vùng giải phóng, vùng tranh chấp và cả các vùng do địch kiểm soát để tác nghiệp.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), các nhà báo Thép Mới, Cao Kim cùng một số phóng viên, nhân viên đã bí mật đột nhập sào huyệt Sài Gòn để hoạt động báo chí và chuẩn bị cho chuyện gì đó lớn hơn.

Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, các nhà báo không chỉ lo làm ra tin, bài, ảnh mà còn tự thu xếp việc in ấn, chuyển phát báo tới độc giả. Không chỉ xuất bản, phát hành, báo Giải Phóng còn tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo các lực lượng làm báo cho các địa phương, tổ chức nghiên cứu báo chí để tham mưu giúp Ban Tuyên huấn Trung ương Cục về những vấn đề đấu tranh với địch trên mặt trận báo chí. Báo Giải Phóng thực sự là vũ khí đấu tranh sắc bén, người bạn tin cậy của đồng bào, chiến sĩ ta, và là niềm tự hào của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Trong hơn một thập kỷ tồn tại, tập thể cán bộ, phóng viên, công nhân viên báo Giải Phóng đã xuất bản 375 số báo tại chiến trường. Và ngay sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc ngày 30/4/1975, cán bộ báo Giải Phóng đã bắt tay chuẩn bị xuất bản tờ báo mới mang tên Sài Gòn Giải phóng. Số đầu tiên ra ngày 5/5/1975, in màu, 8 trang khổ lớn, đáp ứng lòng mong mỏi của người dân miền Nam vừa được giải phóng.

Thực hiện đúng chức năng là cơ quan ngôn luận của MTDTGPMNVN, ngày 27/7/1975, báo Giải Phóng bàn giao việc xuất bản báo Sài Gòn Giải phóng cho Thành ủy Sài Gòn và cho ra mắt báo Giải Phóng bộ mới, tiếp tục phục vụ nhiệm vụ thời hậu chiến của cơ quan ngôn luận thuộc MTDTGPMNVN.

bao giai phong 60 tuoi  xung dang duoc vinh danh hinh 3

Số Xuân Canh Tuất 1970.

Báo Giải Phóng chỉ sống cuộc đời vỏn vẹn hơn một thập kỷ, nhưng cũng là một dấu mốc quan trọng trong hành trình 80 năm hình thành và phát triển của cơ quan ngôn luận thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đầu năm 2022, báo Đại Đoàn Kết đã trọng thể kỷ niệm 80 năm ngày thành lập báo Cứu Quốc – Giải Phóng – Đại Đoàn Kết (25/1/1942 – 25/1/2022). 

Với tư cách nhà báo đã từng là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ IX (2010 – 2015) tôi tha thiết mong muốn Nhà nước có sự vinh danh xứng đáng đối với báo Giải Phóng, đã vượt qua nhiều gian khổ, hy sinh, phục vụ đắc lực sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong một giai đoạn lịch sử hào hùng. Cùng với Thông tấn xã Giải Phóng, Đài phát thanh Giải phóng, báo Quân Giải phóng…, báo Giải Phóng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch sử vẻ vang.

Thông tấn xã Giải phóng thành lập ngày 12/10/1960, Đài phát thanh Giải phóng thành lập ngày 1/2/1962, nhân dịp 60 năm ngày thành lập của mình, đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân – danh hiệu cao quý nhất của Nhà nước tặng cho tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Với những đóng góp to lớn của mình, báo Giải Phóng cũng rất xứng đáng được tặng danh hiệu cao quý đó. Nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 60 năm ngày báo Giải Phóng ra số đầu (20/12/1964 – 20/12/2024), thiết nghĩ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan chủ quản của báo Đại Đoàn Kết sẽ là cơ quan thích hợp để xúc tiến việc làm có ý nghĩa tri ân này.

Người viết cũng đã có bài đăng trên báo Đại Đoàn Kết về đề nghị này nhân dịp 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947- 27/7/2023).

Nhà báo Hà Minh Huệ –

Nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam





Nguồn

Cùng chủ đề

Nhà báo Thái Duy – Trọn vẹn một đời “sống và viết” vì dân

1. Tôi thường tìm đến ông như thể “đến hẹn lại lên” vào mỗi dịp kỉ niệm một sự kiện trọng đại nào đó của đất nước trong vai trò là một nhân chứng lịch sử ở nhiều mặt trận. Với tôi, ông là một nhà báo đặc biệt...

Thái Duy- một nhà báo xông xáo, khiêm nhường

Từ niềm say mê viết báo Nhà báo Thái Duy, tên khai sinh là Trần Duy Tấn, bút danh: Thái Duy, Trần Đình Vân, sinh năm 1926, tại Bắc Giang. Ông đến với nghề báo từ cuối những năm 40 của thế kỷ trước, gắn bó với báo Cứu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sam Altman rời Ủy ban An toàn của OpenAI, nhường quyền cho nhóm độc lập

Theo thông báo từ blog chính thức của OpenAI, Ủy ban An toàn và Bảo mật sẽ trở thành một nhóm giám sát độc lập trực thuộc hội đồng quản trị. Giáo sư Zico Kolter của Đại học Carnegie Mellon sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Ủy ban, bên...

YouTuber IShowSpeed đạt gần 30 triệu lượt xem sau 4 ngày ở ĐNÁ

Sau vụ bị "chặt chém" ở TP HCM gây chấn động dư luận, YouTuber nổi tiếng người Mỹ tiếp tục đến Thái Lan để trải nghiệm những thách thức mới. Trước đó, vào tối 14/9, IShowSpeed - streamer người Mỹ nổi tiếng đến...

Tân Tạo (ITA) của bà Đặng Thị Hoàng Yến bị đình chỉ giao dịch cổ phiếu

Chậm công bố thông tin nhiều lần, Tân Tạo (ITA) bị đình chỉ giao dịch Vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã đưa cổ phiếu ITA của CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo từ diện hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ...

Google thử nghiệm gói Google One giá dưới một USD

Theo báo cáo từ Indian Express, đây là gói thử nghiệm có tên Google One "Lite", được cung cấp với giá 59 Rupee, rẻ hơn một nửa so với gói lưu trữ cơ bản 100 GB hiện tại của Google. Tuy nhiên, điểm khác biệt của gói "Lite" là người...

Đức siết chặt kiểm soát biên giới để ngăn tình trạng nhập cư

Động thái này diễn ra trong bối cảnh số lượng người nhập cư bất hợp pháp vào Đức tăng cao, đồng thời các cuộc tấn công khủng bố và tội phạm xuyên biên giới cũng gia tăng tại nhiều khu vực ở châu Âu. ...

Bài đọc nhiều

Tác phẩm xuất sắc tháng 8 cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi ảnh và video mang tên “Việt Nam Hạnh phúc – Happy Vietnam 2024” do Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan chính thức phát động tháng 3/2024 và đã đi được hơn 2/3 chặng đường. Đây không chỉ là một cuộc thi thường niên, mà còn là một phần của chuỗi sự kiện truyền thông – triển lãm về quyền con người tại...

Cần đưa quan điểm mới của Tổng Bí thư về chuyển đổi số vào văn kiện Đại hội 14

Cần quán triệt sâu sắc những quan điểm mới đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm về chuyển đổi số trong văn kiện Đại hội 14 tới đây để chuyển đổi số thực sự là một cuộc cách mạng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Nhân dịp Kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết quan...

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Thủ tướng ôm chặt cậu bé mất bố vì lũ dữ, chia sẻ về 6 “điểm tựa Việt Nam”

(Dân trí) - Câu chuyện cậu bé 8 tuổi mất bố vì bão lũ khiến Thủ tướng xúc động, ôm chặt động viên. Chia sẻ 6 "điểm tựa Việt Nam", ông tin rằng những điểm tựa ấy sẽ giúp đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Tối 15/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại chương trình truyền hình trực tiếp  "Điểm tựa Việt Nam" do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức. Chương trình...

Ấn Độ gửi tặng Việt Nam lô hàng trị giá 1 triệu USD nhằm hỗ trợ bà con vùng lũ

VOV.VN - Đêm ngày 15/9, tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), Chính phủ Ấn Độ đã chuyển giao một lô hàng cứu trợ nhân đạo trị giá 1 triệu USD (gần 26 tỷ đồng) cho Chính phủ Việt Nam. Đây là một hoạt động nằm trong khuôn khổ Chiến dịch Sadbhav (tạm dịch: Thiện chí), nhằm hỗ trợ các cộng đồng ở một số tỉnh thành miền bắc Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.   Lô hàng...

Cùng chuyên mục

Ấn tượng Việt Nam trong lòng một đảng viên Đảng Cộng sản Đức

Vào thời điểm đế quốc Mỹ đang xâm lược Việt Nam, cậu bé học sinh 14 tuổi Stefan Natke đã định hướng chính trị cánh tả, tham gia phát tờ rơi vận động người dân Đức tham gia biểu tình chống chiến tranh và ủng hộ Việt Nam chiến thắng. Ngày nay, trên cương vị Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên bang Đảng Cộng sản Đức kiêm Chủ tịch đảng Cộng sản Đức tại Berlin, đồng chí Natke vẫn...

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Cụ bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, qua đời ngày 17/9, hưởng thọ 96 tuổi. Ngày 17/9, trả lời PV Báo điện tử VTC News, ông Võ Hồng Nam, con trai út của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cho biết, bà Đặng Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã qua đời. "Bà mất lúc 0h50 ngày 17/9. Gia đình đang chuẩn bị các công việc, hiện chưa có chương trình tang lễ", ông...

Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão ​

   Hướng đi của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: TT KTTV ...

Miền Trung lên phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão số 4

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 1h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở 17 độ vĩ Bắc; 122 độ kinh Đông, trên đất liền phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15 km/h. Đến 1h ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo...

Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ đạo ‘nóng’ cho quân đội Nga

Theo Reuters cập nhật ngày 17/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh tăng quy mô quân đội từ 180.000 lên 1,5 triệu quân nhân tại ngũ, khiến quốc gia này có lực lượng quân đội lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc. Tổng cộng, số người của lực lượng vũ trang Nga có thể lên tới 2,38 triệu người. Dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Chiến lược...

Mới nhất

Rằm tháng Tám quạnh hiu quầy bánh trung thu

Dù hôm nay 17-9 là đúng ngày rằm tháng Tám nhưng theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online nhiều điểm bán bánh trung thu ở Hà Nội như trên phố Đào Tấn, Liễu Giai, Nguyễn Trãi… đã đóng cửa. Nơi nào còn bán thì...

Nhiều báo đài Nga bị cấm hoạt động trên các ứng dụng của Meta

Theo Hãng tin Reuters, ngày 16-9 (giờ địa phương), tập đoàn công nghệ Meta - ông chủ loạt mạng xã hội hàng đầu thế giới như Facebook, Instagram, WhatsApp tuyên bố cấm Đài Russia Today (RT), Rossiya Segodnya và các mạng lưới...

Thăm khám, hội chẩn cho người bệnh

Ngày 14/9, đoàn y bác sĩ gồm các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Việt Đức đã đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai, Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Yên, Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Thắng - nơi đang điều trị cho nhiều nạn nhân sau bão số 3, trong đó có vụ...

Lợi ích của việc uống sữa và đường thốt nốt trước khi ngủ

Thúc đẩy giấc ngủ ngon hơnSữa có chứa một loại axit amin gọi là tryptophan, giúp cơ thể sản xuất serotonin và melatonin, các hormone chịu trách nhiệm điều hòa giấc ngủ. Một ly sữa ấm trước khi đi ngủ có thể giúp làm dịu tâm trí và chuẩn bị cho cơ thể bạn một đêm ngon giấc.Đường...

Petrovietnam thăm, động viên chính quyền, nhân dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại Bắc Ninh, Bắc Giang

Petrovietnam thăm, động viên chính quyền, nhân dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại Bắc Ninh, Bắc Giang Tham gia cùng đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Quốc Thịnh - Phó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn PVTrans; đồng chí Nguyễn Xuân Hà - Phó Chủ tịch Công đoàn PVPower; đồng...

Mới nhất