Trang chủNewsThế giớiUkraine nuôi tham vọng cô lập bán đảo Crimea

Ukraine nuôi tham vọng cô lập bán đảo Crimea


Ukraine đang cố gắng cô lập bán đảo Crimea bằng các cuộc tấn công vào những cây cầu, hạn chế dòng tiếp tế từ Nga qua bán đảo tới tiền tuyến.

Ukraine hôm 16/8 công bố video xuồng không người lái “Sea Baby” do nước này sản xuất mang theo đầu đạn nặng 850 kg tấn công cầu Crimea, nối liền lãnh thổ Nga với bán đảo Crimea vào ngày 17/7. Hai người thiệt mạng và một phần cấu trúc bị hư hại.

“Sử dụng xuồng không người lái, chúng tôi tiến hành vụ tấn công thành công cầu Crimea, cũng như các cuộc tấn công gần đây hơn vào tàu chiến và tàu dầu của Nga”, Vasyl Malyuk, người đứng đầu Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), cho hay.

Ukraine ít khi lên tiếng nhận trách nhiệm các vụ tấn công vào cơ sở hạ tầng Nga ở bán đảo Crimea hay trong nước Nga. Tuy nhiên, người đứng đầu SBU lần này dường như muốn cảnh báo về mối đe dọa hàng hải với đối thủ Nga.

“Chúng tôi đang tiến hành một số chiến dịch mới đáng chú ý, gồm cả ở Biển Đen. Tôi cam kết chúng sẽ rất thú vị, đặc biệt với kẻ thù của chúng tôi”, Malyuk nói.

Ukraine đăng video xuồng tự sát tấn công cầu Crimea

Video được SBU công bố về các vụ tấn công bằng xuồng không người lái của Ukraine. Video: CNN

Cầu Crimea, hay còn gọi là cầu Kerch, kết nối lục địa Nga với bán đảo mà Moskva sáp nhập vào năm 2014. Vị trí chiến lược đã khiến nó trở thành mục tiêu tấn công kể từ khi xung đột nổ ra. Hồi tháng 10 năm ngoái, vụ nổ lớn trên cầu Crimea làm sập hai nhịp và khiến 5 người thiệt mạng. Nga khi đó cáo buộc đặc nhiệm Ukraine “tấn công khủng bố”, dù Kiev không thừa nhận.

Sergei Aksyonov, người đứng đầu Crimea do Nga bổ nhiệm, tuần trước cho biết hai tên lửa của Ukraine đã bị bắn hạ trên eo biển Kerch. Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc lực lượng Ukraine đã cố tấn công cầu. Phía Ukraine không bình luận về cuộc tấn công.





Khói lửa bốc lên sau vụ nổ cầu Kerch nối Crimea với Nga ngày 8/10/2022. Ảnh: AFP

Khói lửa bốc lên sau vụ nổ cầu Kerch nối Crimea với Nga ngày 8/10/2022. Ảnh: AFP

Giới quan sát cho rằng mục tiêu của Ukraine khi nhắm vào cầu Kerch là làm suy yếu vị thế của Nga trên bán đảo và cản trở Moskva tiếp tế cho lực lượng Nga ở miền nam Ukraine.

Sau khi đưa quân vào Ukraine cuối tháng 2/2022, Moskva đã thiết lập và sử dụng hành lang bộ nối lục địa Nga với các vùng lãnh thổ mới sáp nhập gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia như tuyến hậu cần quan trọng. Tuy nhiên, pháo tầm xa mà Mỹ cung cấp cho Ukraine vào năm ngoái đã đưa phần lớn khu vực đó vào tầm bắn, buộc Moskva phải phụ thuộc nhiều hơn vào cầu bắc qua eo biển Kerch.

Là tuyến đường bộ và đường sắt duy nhất từ Nga đến bán đảo Crimea, cầu Kerch giúp Nga đưa lực lượng, khí tài, xăng dầu, đạn dược phục vụ mũi tấn công vào Kherson và khu vực miền nam Ukraine.





Vị trí cầu vượt eo biển Kerch nối giữa bán đảo Crimea và lãnh thổ đất liền Nga. Đồ họa: Guardian

Vị trí cầu vượt eo biển Kerch nối giữa bán đảo Crimea và lãnh thổ Nga. Đồ họa: Guardian

Với hy vọng mờ dần về bước đột phá ở tiền tuyến, tấn công vào khu vực bán đảo Crimea bằng tên lửa tầm xa do phương Tây hỗ trợ có thể là lựa chọn của Ukraine, theo Anastasiia Malenko và Isabel Coles, hai nhà phân tích của WSJ.

“Khi không thể đạt tiến bộ trên tiền tuyến, tầm quan trọng của cuộc tấn công như này sẽ tăng lên. Khiến mọi thứ trở nên phức tạp và kéo dài thời gian đều có lợi cho chúng tôi”, Mykola Bielieskov, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia ở Kiev, tổ chức do chính phủ Ukraine hỗ trợ, cho hay.

Lực lượng Ukraine đã giành lại khoảng 250 km2 lãnh thổ kể từ khi phát động cuộc phản công hồi đầu tháng 6. Tuy nhiên, đà tiến công đã bị cản trở bởi những bãi mìn dày đặc, tuyến phòng thủ nhiều lớp và sức mạnh không quân của Nga.





Vị trí của Chonhar. Đồ họa: BBC

Vị trí của Chonhar. Đồ họa: BBC

Không chỉ muốn cản trở tuyến đường từ lãnh thổ Nga vào Crimea, Kiev cũng nhắm đến tuyến từ Crimea vào khu vực Nga kiểm soát ở nam Ukraine. Hồi đầu tháng, Ukraine đã phóng loạt tên lửa tầm xa vào cầu Chonhar, con đường trực tiếp nhất nối trung tâm hậu cần của Crimea ở Dzhankoi với tiền tuyến ở Zaporizhzhia.

Một cuộc tấn công hồi tháng 6 vào cầu Chonhar đã khiến nó tạm thời đóng cửa và các đoàn xe hậu cần của Nga phải tốn thêm nhiều thời gian để tiếp cận tiền tuyến thông qua các tuyến đường thay thế, theo Bộ Quốc phòng Anh. Trong vòng 24 giờ sau cuộc tấn công đó, giới chức Nga đã phải dựng cầu phao thay thế.

Con đường thay thế gần thị trấn Armyansk ở bán đảo Crimea dài hơn khoảng 120 km, đồng nghĩa các đoàn xe quân sự Nga sẽ mất thêm 3 tiếng để tới được tiền tuyến, theo Oleksiy Melnyk, đồng giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế và Đối ngoại tại Trung tâm Razumkov ở Kiev.

“Hậu cần không chỉ là vấn đề số lượng mà còn là tốc độ”, ông nói.

Các tuyến đường thay thế cũng gần với vị trí của Ukraine ở bờ tây sông Dnieper và nằm trong tầm khai hỏa của pháo binh. Rủi ro có thể được giảm thiểu bằng cách sử dụng đường làng nhỏ hơn ở phía đông bắc, nhưng nó mất thời gian di chuyển hơn và đòi hỏi hỗ trợ hậu cần phức tạp hơn.





Hư hại trên cầu Chonhar nối bán đảo Crimea với khu vực Kherson do Nga kiểm soát hồi tháng 6. Ảnh: Reuters

Hư hại trên cầu Chonhar nối bán đảo Crimea với khu vực Kherson do Nga kiểm soát hồi tháng 6. Ảnh: Reuters

Đại úy Anatoliy Kharchenko, chỉ huy đội trinh sát ở đông nam Ukraine, nói rằng các cuộc tập kích của Ukraine gần đây tạo ra những thay đổi ở tiền tuyến. Thách thức về hậu cần đã làm suy giảm lợi thế pháo binh của Nga ở mặt trận phía nam.

Trent Telenko, cựu quan chức Lầu Năm Góc, đánh giá các cuộc tập kích của Ukraine gây áp lực cho đường tiếp tế nhiên liệu Nga. Ông nói phà đường sắt và xà lan của Moskva là những mục tiêu có giá trị đối với Kiev.

“Hậu cần là mọi thứ, từ bánh mì tới xe tăng”, Melnyk nói, viện dẫn lời của chỉ huy lực lượng viễn chinh Mỹ trong Thế chiến I John J. Pershing. “Binh lính quyết định chiến thắng trong từng trận đấu, còn hậu cần quyết định chiến thắng trong cả cuộc chiến”.

Thanh Tâm (Theo WSJ, Guardian)




Source link

Cùng chủ đề

Ukraine tuyên bố đánh chìm tàu ngầm 300 triệu USD của Nga

Ukraine cho biết đã đánh chìm một tàu ngầm của Hạm đội Biển Đen của Nga và làm hư hại một số hệ thống phòng không S-400 được đánh giá cao tại Crimea. Theo Báo Business Insider, trong một tuyên bố trên Telegram, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine cho biết, tàu ngầm lớp Kilo Rostov-on-Don đã bị tấn công tại cảng Sevastopol. "Chiếc tàu đã chìm ngay...

Chỉ đạo “nóng” của Bộ trưởng Quốc phòng Nga về tình hình Biển Đen

Bộ Quốc phòng Nga hôm 28/6 cho biết, Mỹ đang tăng cường các hoạt động với máy bay không người lái (UAV/drone) chiến lược trên Biển Đen, nói rằng chúng “tiến hành các hoạt động tình báo và nhắm mục tiêu vào các loại vũ khí chính xác do các nước phương Tây cung cấp cho quân đội Ukraine để tấn công vào các cơ sở của Nga”. “Điều này nhấn mạnh sự tham gia ngày càng tăng...

Dự báo lợi nhuận các ngân hàng trong quý II/2024

Mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất dự báo thuộc về LPBank (LPB) với mức tăng 146% so với cùng kỳ, do mức nền thấp vào quý II/2023. Đồng thời, tăng trưởng tín dụng tăng trưởng 12,8% so với đầu năm nhờ tiếp tục đẩy mạnh cho vay nhóm khách hàng doanh nghiệp.Mức tăng lớn thứ 2 dự báo thuộc về VPBank (VPB) với dự báo tăng trưởng tín dụng hết quý II/2024 đạt 11,5%. Theo đó, lợi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump thắng!

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba “nhàn nhã” là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Ngay khi kết quả ngã ngũ, TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco để hiểu rõ hơn về hành trình tới Nhà Trắng phi thường của ông Trump.

Cùng chuyên mục

Máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ diễn tập nâng cao trên quỹ đạo

Máy bay vũ trụ tối mật X-37B của quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm phanh khí động học tiên tiến để thay đổi quỹ đạo. ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trung Quốc sắp trình làng chiến đấu cơ tàng hình mới

Máy bay chiến đấu tàng hình mới J-35A của Trung Quốc sẽ được trưng bày lần đầu tiên vào tuần tới tại triển lãm hàng không dân dụng và quân sự lớn nhất nước này. ...

Tổng thống Pháp nhắc châu Âu tự lo an ninh, bớt lệ thuộc Mỹ

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 7.11 kêu gọi châu Âu phải khẳng định sự độc lập về an ninh của mình trước Mỹ và bảo vệ lợi ích của khối trước các đối thủ địa chính trị. ...

Mới nhất

Mới nhất