Trang chủNewsThế giớiNga cảnh báo vụ F-16 tới Ukraine, liên minh mới ở Thái...

Nga cảnh báo vụ F-16 tới Ukraine, liên minh mới ở Thái Lan ra mắt



Nga ngăn chặn UAV tấn công gần Moscow, Australia mua tên lửa Mỹ, ông Biden có thể gặp Thái tử Saudi Arabia… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.

(10.28) Nhật Bản đang cân nhắc khả năng mua tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ - Ảnh Một tên lửa hành trình Tomahawk được trưng bày tại Bảo tàng Smithsonian ở Washington D.C., Mỹ. (Nguồn Wikipedia Commons)
Australia đã đạt thỏa thuận mua 200 tên lửa Tomahawk của Mỹ. (Nguồn Wikipedia Commons)

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.

* Nga chặn đứng nhiều UAV tấn công Moscow: Ngày 21/9, Bộ Quốc phòng Nga cho biết nỗ lực của Kiev về thực hiện một “cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) đã bị thất bại” lúc 6h50 (giờ địa phương). Các thiết bị này đã “bị phương tiện tác chiến điện tử chế áp” và rơi xuống làng Pokrovskoye ở huyện Odintsovo, phía Tây Nam Moscow, song không gây ra thương vong. Một “cuộc tấn công khác của Kiev” cũng đã bị chặn đứng ở Istra, Tây Bắc Moscow. Theo RIA Novosti (Nga), các chuyến bay từ 2 sân bay quốc tế Vnukovo và Domodedovo có bị gián đoạn, song đã chuyển hướng đi nơi khác ít lâu sau đó.

Thống đốc Kaluga, ông Vladislav Shapsha xác nhận các hệ thống phòng không ở phía Nam Moscow đã ngăn chặn một UAV. Vụ tấn công nêu trên không gây thương vong hay thiệt hại cơ sở hạ tầng. (AFP/Reuters)

* Ukraine đáp trả vụ tấn công tại Chernihiv: Ngày 20/8, trong bài phát biểu qua video ngay trước khi kết thúc chuyến thăm Thụy Điển, Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố: “Tôi bảo đảm rằng những người lính của chúng tôi sẽ đáp trả Nga vì vụ tấn công này”. Ông cho biết, một bé gái 6 tuổi, tên Sofia đã thiệt mạng, đồng thời cho biết trong số những người bị thương có 15 trẻ em.

Trước đó, Ukraine cáo buộc Nga ngày 19/8 triển khai một vụ tấn công bằng tên lửa vào quảng trường trung tâm thành phố Chernihiv, miền Bắc Ukraine, khiến 7 người thiệt mạng và gần 150 người khác bị thương. Thống đốc Chernihiv, ông Vyacheslav Chaus, cho biết tổng số nạn nhân bị thương đã là 148 người. (AP)

* Ukraine, Hà Lan và Đan Mạch đạt thỏa thuận cung cấp F-16: Ngày 20/8, viết trên Telegram cá nhân, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết: “Chúng tôi đã thống nhất với (Thủ tướng Hà Lan) Mark Rutte về số lượng F-16 sẽ được cung cấp cho Ukraine sau khi đội ngũ phi công và kỹ sư của chúng tôi hoàn tất khóa huấn luyện. 42 chiếc máy bay. Đây mới chỉ là bước khởi đầu”. Nhà lãnh đạo này nhấn mạnh những chiếc máy bay chiến đấu hiện đại này sẽ tăng cường khả năng phòng không và giúp Kiev đối đầu tốt hơn với lực lượng của Moscow.

Trong khi đó, Đan Mạch cũng đã tuyên bố sẽ chuyển giao 19 chiếc F-16 cho Ukraine. Dự kiến, 6 chiếc F-16 đầu tiên sẽ được chuyển giao vào dịp Năm mới 2024. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Jakob Ellemann-Jensen nhấn mạnh Ukraine chỉ có thể sử dụng những chiếc F-16 này trong lãnh thổ của mình.

Đáp lại, hãng thông tấn Ritzau (Đan Mạch) dẫn lời Đại sứ Nga tại Đan Mạch Vladimir Barbin bày tỏ: “Vụ việc Đan Mạch quyết định tặng 19 máy bay F-16 cho Ukraine sẽ dẫn đến leo thang xung đột. Thông qua hành vi núp dưới chiêu bài cho rằng bản thân Ukraine phải xác định các điều kiện cho hòa bình, Đan Mạch có những hành động và lời nói hòng khiến Ukraine không còn lựa chọn nào khác ngoài tiếp tục đối đầu quân sự với Nga”.

Trước đó, ngày 17/8, Mỹ được cho là đã chấp thuận để Hà Lan và Đan Mạch chuyển giao F-16 cho Ukraine. Máy bay sẽ được gửi đến Kiev sau khi khóa đào tạo các phi công Ukraine, dự kiến kéo dài 6 tháng, kết thúc. Ngày 19/8, Bộ trưởng Quốc phòng nước này Oleksiy Reznikov cũng xác nhận 2 phi công Ukraine đang được đào tạo đã thực hiện các chuyến bay thử nghiệm trên máy bay F-16 tại Mỹ. (Reuters/TASS)

TIN LIÊN QUAN
Tình hình Ukraine: UAV bủa vây Moscow, chiến đấu cơ F-16 sẽ đến tay Kiev nếu đáp ứng điều kiện này của Đan Mạch, Nga cảnh báo leo thang xung đột

Đông Nam Á

* Quan chức Thái Lan xác nhận thời điểm cựu Thủ tướng về nước: Ngày 21/8, Văn phòng Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan xác nhận cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra sẽ về nước vào ngày 22/8. Cảnh sát trưởng quốc gia Thái Lan – Đại tướng Damrongsak Kittiprapas cho biết các lực lượng an ninh tham gia tiếp nhận chính trị gia này đã trải qua cuộc diễn tập, bao gồm hoạt động triển khai các biện pháp an ninh, cũng như phương án di chuyển vị cựu Thủ tướng Thái Lan từ sân bay hạ cánh đến Cục Cảnh sát nhập cư để làm thủ tục xác thực.

Tướng Damrongsak chưa thông báo chi tiết số hiệu chuyến bay và sân bay. Tuy nhiên, có thông tin cho rằng ông Thaksin sẽ đáp xuống sân bay Don Mueang bằng máy bay riêng lúc 9h00 ngày 22/8. Sau đó, cựu Thủ tướng sẽ được đưa đến trụ sở của Phòng Cảnh sát Thủ đô Số 2 để lập biên bản về việc trở về nước. Tiếp theo, ông sẽ được áp giải đến Ban Hình sự dành cho người nắm giữ chức vụ chính trị của Tòa án Tối cao, để xác nhận danh tính theo lệnh truy nã. Sau khi Tòa có lệnh tạm giam, Cục Cải huấn sẽ chuyển ông đến Nhà tù Remand Bangkok, nơi cựu Thủ tướng Thái Lan sẽ bị giam giữ trong khi chờ các thủ tục pháp lý tiếp theo.

Người phát ngôn Văn phòng Tư pháp Sorawis Limparangsi cho biết ông Thaksin dự kiến có mặt tại Ban Hình sự của Tòa án Tối cao Thái Lan vào 10h30 ngày 22/8. Sau đó, chính trị gia này sẽ đến phòng xử án với sự có mặt của thân nhân. Tòa án Tối cao Thái Lan sẽ ra thông cáo báo chí chi tiết về trường hợp của chính trị gia này sau khi thủ tục tố tụng kết thúc. Các phóng viên sẽ phải tác nghiệp bên ngoài hàng rào bảo vệ và không được tiến vào khu vực Tòa án. (TTXVN)

* Thái Lan: Hé lộ danh tính 14 đảng thành lập chính phủ: Đầu giờ chiều ngày 21/8, 14 đảng do đảng Pheu Thai (Vì nước Thái) đứng đầu đã họp báo tại Nhà Quốc hội để công bố một liên minh lãnh đạo chính phủ mới.

Theo đó, 14 đảng trên hiện kiểm soát tổng cộng 317/500 ghế Hạ viện, bao gồm: Pheu Thai 141 ghế, Bhumjaithai (Tự hào Thái Lan) 71 ghế; đảng Quyền lực Nhà nước Nhân dân (PPRP) 40 ghế; Quốc gia Thái Lan Thống nhất (UTN) 36 ghế; Quốc gia Thái phát triển (Chartthaipattan) 10 ghế; Nhân dân Quốc gia (Prachachat) 9 ghế; Quốc gia Thống nhất Sức mạnh (Pheu Thai Ruam Palang) 2 ghế; Quốc gia dám Phát triển (Chart Pattana Kla) 2 ghế; Tự do toàn Thái (Seri Ruam Thai) 1 ghế; Sức mạnh Xã hội Mới (Plung Sungkom Mai) 1 ghế; Thongthee Thai (Nông thông Thái Lan) 1 ghế; Dân chủ Mới (New Democracy) 1 ghế; đảng Mới (Mai) 1 ghế và Giáo viên vì Nhân dân (Kru Thai Pheu Prachachon) 1 ghế.

Đại diện đảng PPRP tham dự họp báo sẽ là Tổng thư ký đảng Thamanat Prompao. Hai ứng cử viên thủ tướng của đảng Pheu Thai là Srettha Thavisin và Paetongtarn Shinawatra sẽ không tham dự họp báo mà tham gia một cuộc họp riêng với các nghị sĩ của Pheu Thai tại trụ sở của đảng này vào 15h cùng ngày. Đảng Democrat (Dân chủ), Bhumjaithai và Tiến bước (MFP), đảng nhận nhiều phiếu nhất trong cuộc bầu cử, cũng họp riêng rẽ với các nghị sĩ thuộc đảng mình chiều 21/8.

Cùng ngày, bà Paetongtarn Shinawatra của đảng Pheu Thái tin tưởng rằng ứng cử viên thủ tướng của đảng Pheu Thai (Vì nước Thái) Srettha Thavisin sẽ được bầu chọn làm thủ tướng trong phiên họp của Quốc hội Thái Lan vào ngày 22/8. Bà cho biết đội ngũ pháp lý của Pheu Thai đã kiểm tra tất cả các cáo buộc chống lại ông Srettha trong thời kỳ chính trị gia này giữ cương vị là giám đốc điều hành công ty phát triển bất động sản Sansiri và kết luận ông không vi phạm pháp luật.

Con gái cựu Thủ tướng Thaksin bày tỏ xin lỗi vì đã làm những người ủng hộ thất vọng khi Pheu Thai không thể thành lập chính phủ mới với MFP như kế hoạch ban đầu và phải bắt tay với các đảng khác. Tuy nhiên, bà Paetongtarn hứa hẹn rằng chính phủ mới do chính đảng này đứng đầu sẽ nỗ lực hết sức để giải quyết những vấn đề khó khăn đang ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.

Hiện an ninh hiện đã được thắt chặt xung quanh toà nhà Quốc hội với hàng trăm cảnh sát chống bạo động được triển khai. Khu vực trong vòng bán kính 50 mét quanh toà nhà đã được cắm biển hạn chế những người không có phận sự qua lại. Trong khi đó, 2 làn đường giao thông, vỉa hè và trung tâm chính phủ Kiak Kai nằm gần toà nhà Quốc hội đã được dành riêng cho người tuần hành. (Thai PBS)

TIN LIÊN QUAN
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố sẵn sàng đẩy nhanh đàm phán COC với ASEAN

Nam Thái Bình Dương

* Australia đạt thoả thuận mua hơn 200 tên lửa Tomahawk của Mỹ: Ngày 21/8, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles cho biết nước này sẽ chi 1,3 tỷ AUD (833 triệu USD) để mua hơn 200 tên lửa hành trình Tomahawk từ Mỹ như một phần của thỏa thuận lớn giữa hai nước. Ông nói: “Chúng tôi đang đầu tư vào các khả năng mà Lực lượng Phòng vệ cần để ngăn chặn những kẻ thù ở xa bờ biển và giữ an toàn cho người dân Australia trong thế giới phức tạp và không chắc chắn mà chúng ta đang sống ngày nay”. Như vậy, Australia sẽ là một trong ba quốc gia sở hữu Tomahawk cùng với Mỹ và Anh.

Bộ trưởng Richard Marles cũng cho thêm biết phiên bản phóng từ tàu của tên lửa Tomahawk do Công ty RTX Corp (Mỹ) sản xuất sẽ được triển khai trên các tàu khu trục lớp Hobart của Hải quân Hoàng gia Australia.

Ngoài Tomahawk, Canberra sẽ chi khoảng 431 triệu AUD (276,44 triệu USD) để mua hơn 60 tên lửa dẫn đường chống bức xạ tiên tiến của Washington. Australia cũng mua tên lửa dẫn đường chống tăng tầm xa cho các phương tiện trinh sát chiến đấu Boxer của quân đội trong hợp đồng trị giá 50 triệu AUD (32,07 triệu USD).

Trước đó hồi tháng 3, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua việc bán Tomahawks, loại tên lửa có tầm bắn 1.500 km, nhưng không cho biết thời điểm cụ thể. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Philippines thông tin về tập trận chung Mỹ-Nhật-Australia ở Biển Đông, Manila có tham gia?

Nam Á

* Ba nước Đông Nam Á kêu gọi Ấn Độ nối lại xuất khẩu gạo: Ngày 20/8, tờ Mint (Ấn Độ) đưa tin Singapore đã đề nghị mua 110.000 tấn gạo từ Ấn Độ, trong khi Indonesia dự định nhập khẩu 1 triệu tấn gạo để khắc phục tình trạng gián đoạn trên thị trường lương thực do thời tiết xấu. Theo Mint, Philippines phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp gạo từ Ấn Độ.

Tờ này nêu rõ nhu cầu từ các quốc gia và chủ thể khác, bao gồm Liên hợp quốc (LHQ) và Bangladesh, với gạo xuất khẩu từ Ấn Độ. Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của LHQ gần đây đã đề nghị Ấn Độ chuyển 200.000 tấn gạo để viện trợ nhân đạo nhằm cải thiện an ninh lương thực toàn cầu, vốn đã bị tổn hại nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột ở Ukraine. Hiện Bangladesh đang đàm phán với Ấn Độ về thỏa thuận cung cấp lương thực.

Trước đó, ngày 20/7, Chính phủ Ấn Độ thông báo tạm dừng xuất khẩu gạo trắng (trừ gạo Basmati) để gia tăng nguồn cung trong nước và kiểm tra giá thị trường. Biện pháp này đã gây ra tình trạng gián đoạn lớn trên thị trường lương thực thế giới, khi nước này chiếm tới 40% thị trường xuất khẩu gạo toàn cầu. (Sputnik)

TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Ấn Độ chuẩn bị thăm Nam Phi và Hy Lạp

Đông Bắc Á

* Nhật Bản thúc đẩy kế hoạch xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima: Ngày 21/8, Thủ tướng Fumio Kishida cho biết sẽ tổ chức cuộc họp với các bộ trưởng nội các liên quan ngày 22/8 để quyết định thời điểm bắt đầu xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Trước đó, cùng ngày, Thủ tướng Kishida đã trao đổi với người đứng đầu Liên đoàn hợp tác xã Nghề cá quốc gia Nhật Bản Masanobu Sakamoto, hy vọng có được sự đồng thuận của quan chức này về kế hoạch nêu trên.

Trong một tin liên quan, trả lời phỏng vấn cùng ngày, Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin cho biết hội nghị thượng đỉnh ba bên Mỹ-Nhật-Hàn vừa qua “đã có đồng thuận trước đó là không đưa vấn đề nước nhiễm xạ vào chương trình nghị sự”. (Kyodo/Reuters/Yonhap)

* Seoul giải thích với Bắc Kinh kết quả Hội nghị thượng đỉnh Hàn-Nhật-Mỹ: Ngày 21/8, trả lời phỏng vấn Yonhap News TV (Hàn Quốc), Ngoại trưởng Park Jin khẳng định Seoul đã “giải thích chi tiết” về kết quả hội nghị thông qua các kênh ngoại giao sau sự kiện tại Trại David (Mỹ). Ông khẳng định hội nghị không nhằm “loại trừ bất kỳ quốc gia cụ thể nào hoặc nhằm vào các lực lượng cụ thể”.

Về quan hệ song phương, Ngoại trưởng Park Jin nêu rõ chính phủ Hàn Quốc mong muốn “thúc đẩy mối quan hệ hoàn thiện và lành mạnh với Trung Quốc”.

Trước đó, Tổng thống Yoon Suk Yeol cùng với người đồng cấp Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Trại David (Mỹ). Trong tuyên bố sau đó, ba bên đã bày tỏ quan ngại về “hành động không phù hợp với trật tự quốc tế dựa trên pháp luật” của Trung Quốc. (Yonhap)

TIN LIÊN QUAN
Nhật Bản và Canada tập trận chung, tăng cường hợp tác an ninh khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Châu Mỹ

* Bầu cử tổng thống Ecuador: Ứng viên cánh tả dẫn đầu: Tối ngày 20/8 (giờ địa phương) Hội đồng bầu cử quốc gia Ecuador (CNE) đã thông báo kết quả kiểm phiếu nhanh, theo đó ứng cử viên Luisa Gonzalez đã giành được 32,3% số phiếu.

Với kết quả trên, chính trị gia thuộc Đảng Phong trào Cách mạng Công dân (RC) theo đường lối cánh tả đang có cách biệt lớn với hai ứng cử viên xếp sau là ông Daniel Noboa với 24,01% số phiếu và ông Cristian Zurita với 16,37% số phiếu.

Như vậy, không có ứng cử viên nào giành quá bán số phiếu hoặc hội đủ 40% số phiếu ủng hộ với cách biệt ít nhất 10% so với ứng cử viên thứ 2. Do đó, hai ứng cử viên có tỷ lệ ủng hộ cao nhất là bà Gonzalez và ông Noboa tiếp tục bước vào bầu cử Tổng thống vòng hai, dự kiến diễn ra vào ngày 15/10. (TTXVN)

TIN LIÊN QUAN
Vụ ám sát tại Ecuador: Từ ‘điểm sáng’ thành ‘góc tối’

Trung Đông-Châu Phi

* Tổng thống Mỹ có thể gặp Thái tử Saudi Arabia bên lề G20: Ngày 21/8, trang Axios dẫn 4 nguồn tin tiết lộ ông Mỹ Joe Biden đang cân nhắc gặp Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman vào tháng 9. Theo đó, cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo sẽ diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại New Delhi (Ấn Độ). Nếu thành hiện thực, cuộc gặp có thể thúc đẩy tiến trình đàm phán Nhà Trắng đang tổ chức với Saudi Arabia về thỏa thuận bao gồm các bảo đảm an ninh của Washington dành cho Riyadh, cũng như một thỏa thuận bình thường hóa giữa Saudi Arabia và Israel. (Reuters)

* Iran nêu thời gian trao đổi tù nhân với Mỹ: Ngày 21/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani cho biết: “Khung thời gian cụ thể đã được các cơ quan hữu quan công bố và quá trình này dự kiến kéo dài tối đa 2 tháng”.

Trước đó trong tháng, Tehran và Washington đã đạt thỏa thuận về trao đổi tù nhân. Theo đó, 5 công dân Mỹ bị giam giữ tại Iran sẽ được trả tự do để đổi lấy việc 6 tỷ USD tài sản của Iran bị phong tỏa ở Hàn Quốc sẽ được giải ngân. (IRNA)

* Giáo hoàng Francis kêu gọi hòa bình tại Niger: Ngày 20/8, phát biểu với các giáo dân tại Quảng trường Thánh Peter sau buổi cầu nguyện, Giáo hoàng Francis nêu rõ: “Tôi đang quan tâm theo dõi những gì đang xảy ra ở Niger, và tham gia lời kêu gọi của các giám mục ủng hộ hòa bình tại nước này và sự ổn định ở khu vực Sahel…cũng như những nỗ lực của cộng đồng quốc tế để tìm ra một giải pháp hòa bình càng sớm càng tốt vì lợi ích của tất cả mọi người”. (Reuters)





Nguồn

Cùng chủ đề

Kyiv nói chạm trán lính Triều Tiên ở Kursk

Xung đột Nga - Ukraine bước sang ngày 985 với nhiều tình tiết mới như Moscow không kích dữ dội loạt địa điểm ở Kyiv và Ukraine cáo buộc chạm trán quân đội CHDCND Triều Tiên ở tỉnh Kursk (Nga). ...

Saudi Arabia ra “tối hậu thư” cho Israel, khẳng định thỏa thuận lịch sử sắp đạt được với Mỹ chẳng liên quan

Trong bối cảnh xung đột tại Trung Đông tiếp tục leo thang, Mỹ đang nỗ lực các nỗ lực thuyết phục Saudi Arabia chấp nhận quan hệ ngoại giao với Israel, song Riyadh vừa đưa ra hành động cứng rắn.

Israel và Iran tiếp tục “ăn miếng, trả miếng”, Mỹ quyết định một việc liên quan đến quân sự

Mỹ đã quyết định điều phi đội F-16 đóng tại Đức đến Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng Israel và Iran từng bước leo thang.

Nga nêu rõ lập trường về quan hệ với Mỹ, Hamas muốn ngừng bắn với Israel, Triều Tiên tố G7 là “nhóm nhà thầu...

Hai cường quốc châu Á hạ nhiệt tranh chấp biên giới, Indonesia tái khẳng định muốn gia nhập BRICS, Tổng thống Ukraine tiết lộ thời điểm Nga tung binh sĩ Triều Tiên tham chiến, Mỹ bán "hàng nóng' cho Saudi Arabia... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Hà Lan chuyển giao lô F-16 đầu tiên cho Ukraine, nhân vật chống Tổng thống Putin thiệt mạng, Nga cảnh cáo NATO

Kiev tiếp nhận lô máy bay chiến đấu F-16, nhà hoạt động chống Điện Kremlin Ildar Dadin thiệt mạng tại Ukraine, Moscow "khó chịu" với các hành động của NATO... là các tin mới liên quan xung đột Nga-Ukraine.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa...

Tồn kho ngày càng lớn, giá nhà đất vẫn có xu hướng tăng, giá chung cư tại TPHCM chạm mốc 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất. Dù tồn kho tăng mạnh, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí...

Trao Giải thưởng Quả cầu vàng 2024 cho 10 nhà khoa học trẻ xuất sắc

Tối 8/11, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng khoa học công nghệ Quả cầu vàng và Giải thưởng Nữ sinh Khoa học công nghệ năm 2024.

Ăn trứng vịt lộn sao cho đúng cách?

Trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể tăng trưởng, tuy nhiên, cần lưu ý 3 vấn đề cần tránh khi sử dụng thực phẩm này.

Ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất

Trong bài viết đăng trên tờ Financial Times (FT), nhà khoa học chính trị người Mỹ Francis Fukuyama nhận định Ukraine sẽ bị thiệt hại nhiều hơn so với các nhân tố quốc tế khác khi ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump lên nắm quyền lãnh đạo Mỹ.

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Ông Biden vội thúc đẩy gói viện trợ cho Ukraine sau chiến thắng của ông Trump

Nhà Trắng được cho là đang có kế hoạch giải ngân nhanh hàng tỉ USD viện trợ an ninh cho Ukraine trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời nhiệm sở vào tháng 1.2025. ...

Bà Harris phát biểu nhận thua trước ông Trump trong bầu cử

Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã có bài phát biểu nhận thua sau một chiến dịch tranh cử chớp nhoáng không thể ngăn cản ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump trở lại Nhà Trắng. ...

Thống tướng Myanmar phát thông điệp cho phe nổi dậy trong chuyến thăm Trung Quốc

Thống tướng Min Aung Hlaing, đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường hôm 6.11. ...

Cùng chuyên mục

Ông Trump lên nắm quyền, không có người hùng châu Âu nào có thể thay thế Mỹ, Ukraine là bên thua thiệt nhất

Trong bài viết đăng trên tờ Financial Times (FT), nhà khoa học chính trị người Mỹ Francis Fukuyama nhận định Ukraine sẽ bị thiệt hại nhiều hơn so với các nhân tố quốc tế khác khi ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump lên nắm quyền lãnh đạo Mỹ.

Nước Mỹ chuẩn bị cho thời mới

Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự, trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump bắt đầu bổ nhiệm nhân sự cho chính quyền sắp tới của mình. ...

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Trồng rừng tín chỉ carbon: cùng nước bạn Lào phát triển kinh tế xanh bền vững

Trên mảnh đất Mahãhay của đất nước bạn Lào từng chịu nhiều thiệt hại do suy thoái rừng, dự án trồng rừng do Việt Nam triển khai đã khởi động hành trình tái sinh hệ sinh thái và bảo vệ sinh kế của người dân. Với mỗi cánh rừng xanh trở lại, người dân nơi đây không chỉ được cải thiện thu nhập mà còn tự hào vì đã góp phần bảo vệ môi trường bền vững. ...

Mới nhất

Thương mại Việt Nam và Peru, Chile ‘khởi sắc’ nhờ Hiệp định CPTPP

Việt Nam, Peru, Chile đều là thành viên của Hiệp định CPTPP và Hiệp định này đã góp phần gia tăng quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia. “Lực đẩy” từ Hiệp định CPTPP Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống...

Giảm cân nên ăn mấy quả trứng mỗi ngày?

Giá trị dinh dưỡng của trứngNguồn protein chất lượng caoProtein trong trứng là loại protein tốt và chứa các axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể con người, có thể cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và phục hồi các mô.Giàu vitaminTrứng chứa vitamin A, D, E, K, B1, B6, B12 và các...

Bạc tăng trở lại sau quyết định của FED

Giá bạc hôm nay (9/11), thị trường bạc quay đầu tăng trở lại sau quyết định hạ lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh giảm mạnh ở mức 1.183.000 đồng/lượng (mua vào) và...

Nhìn lại dấu ấn của bà Kamala Harris

Cách đây 3 tháng, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã bước lên khán đài, cầm micro và có bài phát biểu định hình cả quá khứ lẫn tương lai của bản thân. Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định dừng tái tranh cử và ủng hộ bà Kamala Harris kế nhiệm ông với tư...

Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump

(Dân trí) - Con trai út Barron đóng góp quan trọng cho chiến dịch tái tranh cử thành công của ông Donald Trump bằng việc lựa chọn những podcast có sức hút đối với cử tri trẻ tuổi. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cùng phu nhân Melania và con trai út Barron trên sân khấu mừng chiến thắng...

Mới nhất