Trang chủNewsThời sựCần đề cao lòng tự hào dân tộc trong mỗi người dân...

Cần đề cao lòng tự hào dân tộc trong mỗi người dân Việt Nam


Nhân kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám, TS. Nguyễn Viết Chức, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa – Xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, thời nay, càng cần thiết đề cao lòng tự hào dân tộc trong mỗi người dân Việt Nam.

TS. Nguyễn Viết Chức
TS. Nguyễn Viết Chức cho rằng, Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một bước ngoặt cách mạng chưa từng có trên con đường phát triển của dân tộc Việt Nam. (Nguồn: VGP)

Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một bước ngoặt cách mạng chưa từng có trên con đường phát triển của dân tộc Việt Nam. Từ đây, nhân dân Việt Nam đã thật sự làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của quốc gia, dân tộc.

Đặc biệt, Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đưa dân tộc Việt Nam lên một vị trí mới với những thắng lợi mới về kinh tế, chính trị và xã hội, văn hóa. Cuộc cách mạng ấy đã để lại nhiều giá trị và bài học vô cùng quý giá đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thế hệ trẻ là những người gánh vác trọng trách quan trọng trong việc đưa đất nước tiến lên.

Sức mạnh của lòng dân

Phải nói rằng, chúng ta đang được thừa hưởng thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám. Điều lớn nhất theo tôi đó là đất nước được độc lập, tự do, đem lại vị thế cho con người Việt Nam. Ý nghĩa và bài học của cuộc cách mạng này rất lớn, đó là lòng dân. Bởi vì, tất cả người dân lúc bấy giờ đều hướng về độc lập, tự do của dân tộc. Đây chính là sức mạnh của lòng dân, sức mạnh của lẽ phải, sức mạnh của công lý nên chúng ta mới có thể giành được chính quyền.

Thời nay, càng cần thiết đề cao lòng tự hào dân tộc trong mỗi người dân Việt Nam. Theo tôi, điều tự hào lớn nhất đó là tình đoàn kết. Thứ hai là niềm tự hào vì dân tộc đã có niềm tin vào lịch sử, niềm tin vào công lý, niềm tin vào thắng lợi của cách mạng. Chúng ta có niềm tin trong khó khăn, có thể nói là “ngàn cân treo sợi tóc”. Có thể tự hào rằng trong hoàn cảnh nào, người dân Việt Nam vẫn bất khuất, kiên cường, vẫn có ý chí độc lập, tự cường ngay từ lúc khó khăn nhất. Chúng ta tự hào về tiến trình cách mạng Việt Nam.

Do vậy, cần nhận thức đầy đủ trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc phát huy những giá trị, tinh thần của Cách mạng tháng Tám vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

So sánh khập khiễng nhưng đúng là không có thời kỳ nào khó khăn như thời Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tôi nghĩ rằng, thế hệ trẻ đương nhiên phải kế thừa truyền thống của ông cha. Cũng phải hiểu rằng, trong mọi trường hợp, khó khăn nào cũng có thể vượt qua được.

Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Phải hiểu cơ đồ này không phải chỉ là nhà cao tầng hay đường giao thông, kinh tế phát triển… Mà là cơ đồ tổng thể, đó là vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng ta có bạn bè quốc tế, có mối quan hệ với các tất cả các nước, ngay cả những nước lớn cũng có quan hệ bình đẳng. Cộng đồng quốc tế tin chúng ta là một nước đang có tốc độ phát triển cao. Theo tôi, không chỉ là chuyện phát triển kinh tế, mà nước ta còn là một đối tác đáng tin cậy trong xu thế toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập và phát triển. Đó thực sự là một gia tài lớn, một cơ đồ không dễ gì có được.

Giáo dục giới trẻ thêm yêu và tự hào về lịch sử nước nhà

Trách nhiệm của tuổi trẻ là phải kế thừa thành quả cách mạng, đồng thời tự hào rằng, ông cha ta đã xây dựng nên và cho chúng ta cơ đồ to lớn. Các em phải tiếp tục kế tục được sự nghiệp của cha anh, phải làm tốt hơn thế hệ đi trước. Làm sao cho đất nước ngày càng tươi đẹp, giữ vững độc lập, hòa bình, dân chủ và giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Đây là mơ ước cũng là niềm tin của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ.

Nói như vậy để thấy, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám đối với việc giáo dục thế hệ trẻ ngày nay. Có thể nói, cuộc cách mạng này cũng thể hiện văn hóa. Văn hóa đó là vì con người, nghĩa là, con người được đặt lên trên hết. Ngay trong Tuyên ngôn độc lập cũng nói rất rõ quyền của con người, quyền mưu cầu hạnh phúc. Đó là văn hóa, đặc biệt không có gì quý hơn độc lập tự do.

Bài học ở đây chính là khó khăn đến mấy chúng ta cũng có thể vượt qua. Khó khăn bằng Cách mạng tháng Tám mà còn có thể vượt qua được thì không gì có thể ngăn cản được bước tiến, ý chí, nguyện vọng của người dân Việt Nam. Đó là, xây dựng một đất nước hòa bình, muốn là bạn với tất cả, muốn không chỉ nước mình phát triển mà cả cộng đồng quốc tế cùng phát triển, cùng sống trong không khí hòa bình và thịnh vượng.

Đặc biệt, còn bài học nữa đó là chúng ta luôn luôn chọn lẽ phải, phải đứng về lẽ phải, để sống, để cống hiến. Cái này cũng thể hiện tinh thần không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đây là bài học xương máu của Việt Nam. Bây giờ, vì đất nước phát triển thì mỗi người dân phải cống hiến hết mình.

Trách nhiệm mới của người trẻ là đưa đất nước tiến lên, không thể tụt hậu được. Phải độc lập, tự cường thì người dân mới sung sướng, hạnh phúc, vậy thì tuổi trẻ phải học hành, chăm rèn luyện, tu dưỡng. Thế hệ đi trước phải là tấm gương để cho thế hệ trẻ noi theo chứ không phải “khoán” hết trách nhiệm cho thế hệ trẻ.

Tức là, người trẻ phải phấn đấu, cố gắng không ngừng nhưng thế hệ đi trước phải là tấm gương, tất cả phải đồng lòng, đoàn kết. Bài học lớn nhất mà chúng ta phải ghi nhớ đó là đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công. Đấy cũng chính là tinh thần của Cách mạng tháng Tám.

Muốn vậy, cần giáo dục giới trẻ làm sao để các em không quên lịch sử, yêu và thêm tự hào về lịch sử nước nhà. Tôi nghĩ rằng, không phải là giáo dục thụ động, mà phải tạo ra một không khí, không gian sáng tạo. Tinh thần của Cách mạng tháng Tám thấm sâu vào tất cả mọi người dân.

Bởi lẽ, cuộc cách mạng này không phải chỉ giải phóng dân tộc Việt Nam mà còn góp phần vào hòa bình, ổn định của thế giới, đem đến độc lập tự do, đem đến hào khí, đem đến không khí mới. Ở đây, giáo dục theo tôi hiểu thông qua những hoạt động thực tiễn, thông qua từng con người, rèn luyện mình để đóng góp cho cái chung của đất nước cũng như cho khu vực và thế giới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Cuộc đua quá khốc liệt và ai sẽ làm nên lịch sử?

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Cuộc đua quá khốc liệt và ai sẽ làm nên lịch sử? Để hiểu tính chất khốc liệt của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, chúng ta phải quay ngược thời gian ít nhất về gần như đúng thời điểm này 4...

Vị trạng nguyên nào đánh bại thần cờ Trung Hoa?

Ông chính là Mạc Đĩnh Chi (1272- 1346), người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Đông (tỉnh Hải Dương hiện nay).Mạc Đĩnh Chi bẩm sinh có tướng mạo xấu xí, nhưng bù lại rất thông minh, lanh lợi. Nhà nghèo, Đĩnh Chi không thể đến lớp cùng bè bạn mà chỉ đứng ngoài lớp học nghe thầy giảng bài. Đêm đến, không có đèn thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm rồi cho vào vỏ quả...

Vị tướng nào dùng ‘trâu lửa’ phá vòng vây, đánh bại đội quân chúa Trịnh?

Người được nhắc đến chính là Nguyễn Hữu Cầu.Nguyễn Hữu Cầu (1712-1751), xuất thân trong gia đình nông dân nghèo ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Khi còn nhỏ, ông giỏi văn võ, lại thạo bơi lội nên thường được người dân gọi là quận He (tên một loài cá biển).Lớn lên Nguyễn Hữu Cầu gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Cừ và được người này quý mến, gả con gái cho. Sau khi Nguyễn Cừ...

Nhà khách Chính phủ lần đầu tiên mở cửa đón khách tham quan

(Tổ Quốc)- Chiều 30/10/2024, Ban tổ chức Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 tổ chức Họp báo giới thiệu thông tin về nội dung các hoạt động diễn ra tại Lễ hội. ...

Từ người chăn trâu trở thành quân sư kiệt xuất cho chúa Nguyễn, ông là ai?

Người được nhắc đến chính là Đào Duy Từ (1572-1634) quê ở xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.Theo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn, dưới thời chúa Trịnh, ông thi hương đỗ Á nguyên khi mới chỉ 21 tuổi. Thế nhưng sau đó, ông bị triều đình ra lệnh lột mũ, xóa tên bảng vàng vì phát hiện tội đổi họ đi thi, buộc phải lặn lội vào Nam...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Việt Nam – Thụy Điển không ngừng vun đắp, phát triển quan hệ song phương

(ĐCSVN) - Từ ngày 10-13/11, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ thực hiện chuyến thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một vị Phó Chủ tịch nước Việt Nam tới Thụy Điển. ...

Lương nhà giáo được xếp cao nhất, giáo viên mầm non có thể nghỉ hưu trước tuổi

Sáng 9/11, trình bày Tờ trình dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, so với quy định hiện hành tại các luật liên quan, dự Luật Nhà giáo có một số điểm mới.Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của nhà giáo có quy định riêng phù hợp với đặc điểm hoạt động nghề nghiệp. Trong đó, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh

Sáng 9/11, tại TP. Hạ Long, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma túy đến...

Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng...

Sắp diễn ra Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam

(TN&MT) - Theo dự kiến, vào trung tuần tháng 11/2024, Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lắng nghe nông dân nói” sẽ được tổ chức tại Hà Nội nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, hợp tác xã trước thềm diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024. ...

Mới nhất

Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Mạng Axios ngày 8/11 đưa tin, doanh nhân tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã tham gia cuộc điện đàm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Ngân hàng nào đang trả lãi suất huy động bậc thang cao nhất?

Một số ngân hàng như Techcombank, ACB, Bac A Bank, VPBank,… đang niêm yết lãi suất huy động bậc thang với ưu đãi dành cho khách hàng có số dư tiền gửi cao. Techcombank là một trong những ngân hàng đang áp dụng chính sách trả lãi suất huy động bậc thang theo 3 mức tiền gửi khác nhau gồm:...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh

Sáng 9/11, tại TP. Hạ Long, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.Sáng 8/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình,...

Tìm giải pháp bảo vệ an toàn thông tin trong chuyển đổi số

Ngày 8/11, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo an toàn thông tin năm 2024 với chủ đề “Hạn chế lộ lọt thông tin và phòng, chống lừa...

Nhỏ nước chanh vào mắt chữa được chứng mờ mắt, đau mắt đỏ?

'Tôi thấy trên mạng xã hội truyền tin nhau là nhỏ nước chanh vào mắt sẽ chữa được chứng mờ mắt và đau...

Mới nhất