Trang chủNewsThời sựTrả nợ dòng Mekong

Trả nợ dòng Mekong



Đồng bằng sông Cửu Long đang loay hoay tìm cách trả nợ cho “khoản vay trước” từ dòng Mekong.

Khuya tháng 6, chiếc ghe chở nhóm trinh sát Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Bến Tre lướt đi êm ru trên con sông
thuộc xã Long Thới, Chợ Lách. Trinh sát chọn một vị trí kín đáo “ém quân”, tắt nguồn tất cả thiết bị có thể phát sáng. Đêm đen lặng như tờ. Cả
nhóm im bặt, chờ đợi.

1h, ba xuồng gỗ cùng hai tàu sắt chở hơn 120 m3 cát xuất hiện từ xa. Các trinh sát nổ máy ghe, bất ngờ xuất kích. Thấy cảnh sát, nhóm “cát
tặc” hô hoán nhau gieo mình xuống sông, biến mất trong đêm đen. Phút chốc, ba xuồng gỗ chỉ còn lại người đàn ông 51 tuổi.

“Những người bất chấp nhảy sông khả năng đã từng bị xử lý hành chính. Nếu vi phạm lần hai sẽ xử lý hình sự nên họ liều. Cát tặc còn có tàu
chuyên làm nhiệm vụ vớt nhóm này”, một trinh sát thuật lại cuộc “săn” những kẻ khai thác cát trái phép.

video video-vne video-youtube">

Một vụ săn cát tặc tại Tiền Giang

Một đêm “săn” cát tặc của Công an tỉnh Tiền Giang hồi tháng 2/2023. Video: Hoàng Nam – Đỗ Nam

Nhiều năm qua, cát là món hàng được thèm muốn nhất ở ĐBSCL khi cầu vượt xa cung. Nhu cầu cát xây dựng của cả nước khoảng 130 triệu m3, trong
khi lượng cấp phép khai thác chỉ 62 triệu m3 mỗi năm – bằng 50% nhu cầu, theo tính toán của Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng.

Các con số nêu trên không bao gồm lượng cát bị khai thác trái phép. Cát bị múc đi ở hạ nguồn Mekong vốn vẫn là “điểm mù” của nhà chức trách.
Như hôm 15/8, Bộ Công an khởi tố 10 cán
bộ và đại diện doanh nghiệp tại An Giang với cáo buộc cấu kết để khai thác vượt giấy phép ba lần – cấp phép 1,5 triệu m3 nhưng khai thác thực tế
4,7 triệu m3.

Trước tình trạng khai thác cát ồ ạt, trong khi phù sa ngày càng giảm, năm 2009, Việt Nam lần đầu cấm xuất khẩu cát xây dựng, chỉ cho bán cát
nhiễm mặn từ nạo vét cửa sông, cảng biển ra nước ngoài. Đến 2017, Chính phủ quyết định cấm xuất khẩu mọi loại cát.

Thế nhưng, các hành động đó vẫn chưa đủ để trả khoản nợ cộng dồn mà con người đã “vay” của dòng sông liên tiếp những năm qua.

ĐBSCL đang “lún sâu” vào nợ nần.

Ngân hàng cát

“Các bạn hãy xem cát như tiền và dòng sông là ngân hàng. Con người là khách vay, và hiện tại chúng ta đang mắc nợ đầm đìa, tức đã khai thác
quá nhiều so với khả năng cung cấp tự nhiên của dòng sông”, ông Marc Goichot, Quản lý Chương trình Nước ngọt của WWF khu vực châu Á – Thái Bình
Dương, nói.

Ví con sông như một ngân hàng cát, chuyên gia này lý giải nguồn thu đầu vào là lượng cát lắng đọng hàng nghìn năm dưới đáy sông (trầm tích) và
phù sa đổ về từ thượng nguồn (khoảng 15% là cát). Đây gọi là trữ lượng hiện có.

Khoản chi thường xuyên của ngân hàng này, thường rất nhỏ, là lượng cát bị dòng chảy đẩy ra cửa biển, lắng đọng thành các đụn cát dọc bờ, tạo
nên “bức tường” chắn sóng ngầm bảo vệ bờ biển và rừng ngập mặn. Phần lớn lượng cát còn lại được con người khai thác để đầu tư phát triển, bởi đây
là nguồn nguyên liệu tốt nhất cho xây dựng.

Khi tài khoản nhà băng này dương hoặc bằng 0, tức thu lớn hơn hoặc bằng chi, ngân hàng đạt trạng thái cân bằng, cho thấy việc khai thác cát
bền vững. Ngược lại, lòng sông “rỗng bụng”, tức ngân hàng thiếu sẽ tạo ra nhiều hố sâu gây sạt lở.

Thực tế, tài khoản của ĐBSCL đang âm và có xu hướng kéo dài. Một lượng cát khổng lồ đã mắc kẹt sau các đập thủy điện ở thượng nguồn Trung
Quốc, Lào và Thái Lan, do đó ĐBSCL càng khai thác sẽ càng ít cát.

“Hiện, tài khoản dự trữ chỉ còn 10 năm trước khi đồng bằng cạn kiệt cát. Nếu chúng ta không làm gì để tăng nguồn thu đầu vào, giảm chi đầu ra,
ĐBSCL sẽ biến mất”, ông Goichot cảnh báo.

Sà lan chở cát trên sông Tiền đoạn huyện Hồng Ngự, giáp TP Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Thanh Tùng

“Một trong những nguyên nhân khiến ĐBSCL dính món nợ này là bởi không tính toán được ngân hàng cát đang thật sự có bao nhiêu tiền”, TS Nguyễn
Nghĩa Hùng, Phó Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (SIWRR), lý giải.

Nhiều năm tư vấn cho các tỉnh miền Tây, ông nói kỹ thuật cơ bản hiện nay của các địa phương là dùng máy đo độ sâu và khoan dò địa chất, lấy
mẫu đáy sông rồi ước tính trữ lượng hiện có. Đây thường là căn cứ đầu vào để tỉnh xây dựng kế hoạch khai thác cát. Tuy nhiên, cách làm này không
tính toán được lượng cát đổ về từ thượng nguồn hàng năm.

Theo chuyên gia, việc đo cát di chuyển dưới lòng sông (gồm bùn cát đáy, cát lơ lửng và phù sa) là “cực kỳ khó”, đòi hỏi kỹ thuật rất cao và
nguồn lực tài chính lớn, “quá tầm” địa phương. Thế giới có hàng trăm công thức, kinh nghiệm tính toán khác nhau và không có mẫu số chung cho tất
cả. Mỗi con sông có cách tính riêng.

Để giải quyết bài toán trên, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF – Việt Nam) đang phát triển một công cụ quản lý cát tại
ĐBSCL từ ý tưởng “ngân hàng cát”, lần đầu tiên thử nghiệm trên thế giới. Dự án khảo sát 550 km sông Tiền, sông Hậu để xác định trữ lượng cát hiện
có ở đáy sông, và ước tính lượng cát khai thác trung bình hàng năm giai đoạn 2017-2022 bằng phương pháp phân tích ảnh vệ tinh. Kết quả tính toán này sẽ là cơ sở khoa học để địa phương xem xét mức độ khai thác
phù hợp, ra quyết định chính xác hơn trong quản lý cát sông.

“Công cụ này sẽ giúp ngân hàng cát của ĐBSCL không bị âm trầm trọng hơn, và trả nợ phần nào cho dòng sông”, ông Hà Huy Anh, Quản lý quốc gia
Dự án Quản lý Cát Bền vững ĐBSCL (WWF – Việt Nam), nói và kỳ vọng giảm thiểu sạt lở bờ sông, bờ biển, xâm nhâp mặn, triều cường – các “nhân tai”
mà con người đang phải gánh chịu.

Xây “lâu đài” trên cát

Để bảo vệ vùng châu thổ này, từ năm 2016 đến nay, Chính phủ đã chi gần 11.500 tỷ đồng xây dựng 190 công trình chống sạt lở dài 246 km dọc
ĐBSCL. 4.770 tỷ đồng đang được chuẩn bị để đầu tư thêm 28 bờ kè ven sông, ven biển.

Thế nhưng, tỷ lệ thuận với số kè được xây mới, là số điểm sạt lở tăng lên. Bảy tháng đầu năm nay, vùng châu thổ này chứng kiến số vụ sạt lở bằng
cả năm 2022.

Bản đồ vị trí sạt lở và công trình chống sạt lở theo kế hoạch của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai. Ảnh chụp màn hình
Bản đồ trực tuyến quản lý VNDSS

Hơn ba năm đưa vào sử dụng, 3 km kè bảo vệ bờ sông Tiền
(chợ Bình Thành, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp) đã 4 lần sạt lở, mất đi 1,3 km. Đây là một minh chứng cho việc xây bờ kè thiếu hiệu quả ở miền Tây,
theo TS Dương Văn Ni, giảng viên khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên – Đại học Cần Thơ.

“Các tỉnh đang lạm dụng xây kè, giống như đem tiền đổ sông, đổ biển vì đầu tư công trình sẽ không có điểm dừng, trong bối cảnh đồng bằng tiếp
tục sạt lở”, ông nói, gọi các công trình xây kè bảo vệ bờ biển sạt lở là “rất phản khoa học”.

Theo ông, bờ kè giống như “lâu đài” trên cát. Trong thời gian ngắn, các công trình đồ sộ này sẽ lại sạt lở hàng loạt.

Lý giải thêm, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập tại ĐBSCL, cho rằng giải pháp công trình như xây kè rất đắt đỏ, mà không phải lúc
nào cũng tốt. Bởi lòng sông có những hố sâu tự nhiên, nếu can thiệp dưới dạng công trình là trái quy luật.

“Càng đổ tiền vào, công trình càng sụp đổ. Chúng ta không bao giờ đủ tiền để chạy theo sạt lở”, ông nói. Các giải pháp công trình như xây kè chỉ nên thực hiện ở nơi xung yếu, buộc phải bảo vệ bằng mọi
giá, như đô thị hay khu đông dân cư.

Với 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu về đồng bằng, ông Marc Goichot cũng cho rằng cách tiết kiệm và hiệu quả nhất là tận dụng cát để bảo vệ dòng sông theo hướng thuận thiên.

“Nhiều vùng đồng bằng trên thế giới đã thử và sai với giải pháp xây đê. ĐBSCL không nên đi lại vết xe đổ này”, ông nói.

Chuyên gia dẫn chứng tại đồng bằng sông Rhine (Hà Lan), 50-70 năm trước cũng xây đê, nhưng ngày nay đang dỡ bỏ để nước chảy vào các cánh đồng. Phù sa sẽ theo dòng nước vào trong nội đồng, bồi đắp và xây dựng khả năng phục hồi cho con sông.

Tương tự, đồng bằng sông Mississippi (Mỹ) – nơi đang xói lở và sụt lún nhanh hơn cả ĐBSCL, Chính phủ gấp rút dỡ đê để trầm tích có thể di chuyển vào đồng bằng. Ông nhấn mạnh các cơ sở hạ tầng nhân tạo tốn kém, lại ít hiệu quả bảo vệ, và làm giảm sự đa dạng sinh học của dòng sông.

“Lợi thế của chúng ta là biết điều đó sớm hơn”, ông nói và khuyến nghị Việt Nam cần có cách tiếp cận thuận thiên để bờ sông phục hồi tự nhiên, thay vì dùng các tác động nhân tạo.

Dự án kè sông Tiền tổng vốn đầu tư 109 tỷ đồng, thuộc xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp, đã 4 lần sạt lở. Ảnh: Ngọc Tài

Nan giải di dân

Trong khi giải pháp công trình đắt đỏ, lại không thể bảo vệ hết khỏi các nguy cơ, các chuyên gia cho rằng ưu tiên trước hết là di dời, tái
định cư và ổn định sinh kế cho người dân vùng sạt lở để giảm thiệt hại.

Tuy nhiên, giải pháp này đang là vấn đề nan giải với miền Tây. Theo Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống Thiên tai, hiện có khoảng 20.000 hộ
dân sống ven các tuyến sông có nguy cơ cao, cần khẩn trương di dời ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, TP Cần Thơ – những nơi sạt
lở nghiêm trọng nhất. Tất cả đang chờ Trung ương tiếp sức bởi nguồn vốn hàng chục nghìn tỷ đồng là
“quá sức” các địa phương.

Trong khi đó, TS Dương Văn Ni cho rằng thiếu tiền không phải nguyên nhân duy nhất, mà do chính quyền chưa đủ quyết liệt.

“Đồng bằng không thiếu quỹ đất để người dân cất nhà ổn định cuộc sống, vì sao để họ xây cất ven sông rồi năm nào cũng la làng chuyện sạt lở
mất nhà cửa”, ông đặt câu hỏi.

Chuyên gia cho rằng người dân tiếp tục phát triển nhà ven sông, kênh rạch cho thấy địa phương chưa đủ quyết tâm, chưa xem sạt lở là vấn đề bức
thiết, không làm tốt tuyên truyền để người dân hiểu và chấp hành.

“Người dân vẫn nghĩ bờ sông là của chùa còn chính quyền thì buông lỏng quản lý”, tiến sĩ băn khoăn.

Theo ông, giải pháp căn cơ nhất hiện nay là cấm xây nhà ven sông, kênh, rạch, từng bước di dời hết người dân vào nơi an toàn. Nếu bờ sông
trống trải, chính quyền cũng giảm được chi phí xây kè tốn kém mà ít hiệu quả. Khuyến cáo này đã được các nhà khoa học đưa ra từ 10 năm trước –
khi số liệu đo đạc cho thấy đồng bằng Mekong mất cân bằng phù sa, hệ luỵ tất yếu là sạt lở ngày càng trầm trọng.

Dãy nhà bị sạt lở nằm trên bờ sông Cái Vừng, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp – một trong những điểm nóng sạt lở của tỉnh. Ảnh: Ngọc Tài

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện đề xuất thêm, các địa phương cần có đội khảo sát bằng xuồng máy dọc tuyến sông xung yếu, với thiết phát sóng siêu âm,
đo đáy sông. Dữ liệu hàng tháng cần cập nhật thường xuyên sẽ giúp cơ quan chuyên môn phát hiện nơi có bất thường hoặc “hàm ếch”, nguy cơ sạt lở
để chủ động di dời người dân.

“Sạt lở không thể dừng lại khi nguyên nhân gây ra nó vẫn còn”, ông cảnh báo.

Thiếu cát cho các công trình hạ tầng giao thông, đặc biệt là cao tốc, đang là mối lo chung của các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, khi số vụ sạt lở
tăng và các công trình hạ tầng vẫn “khát” cát, ĐBSCL sẽ phải cân bằng giữa nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ vùng đồng bằng đang ngày càng
“teo lại”.

Hai thập kỷ quan sát Mekong, ông Marc Goichot dự báo với tốc độ khai thác như hiện nay, ĐBSCL sẽ cạn cát vào cuối năm 2040. Nếu đồng bằng hết
cát, kinh tế sẽ không còn “nguyên liệu” để phát triển. Việt Nam chỉ còn khoảng 20 năm để chuẩn bị cho tiến trình này.

“Khi đó, ngân hàng cát âm không còn là khái niệm trừu tượng. Ngân sách của các tỉnh miền Tây cũng sẽ âm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm khi phải
chống chọi với sạt lở, mà chẳng còn nguồn thu nào đáng kể để trả món nợ đó”, ông Goichot cảnh báo.

Ngọc Tài – Hoàng Nam – Thu Hằng

Đính chính:

Bài viết khi lên trang, có một ý đã trích dẫn không đúng quan điểm chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện. Ngay khi nhận phản hồi, VnExpress đã điều chỉnh vào lúc 6h40 phút.

Xin cáo lỗi độc giả cùng ông Nguyễn Hữu Thiện.



Source link

Cùng chủ đề

Nhà hát 3 nón lá Bạc Liêu

Kinhtedothi – Nằm trong quần thể kiến trúc Quảng trường Hùng Vương TP Bạc Liêu, Nhà hát 3 nón lá là điểm nhấn du lịch rất riêng thu hút du khách bởi lối kiến trúc hiện đại, nhưng lại tiêu biểu cho bản sắc một nền văn hóa địa phương lâu đời đậm nét Nam bộ hào sảng. Trao đổi với báo Kinh tế và Đô thị, ông Lý Vỹ Triều Dương Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao...

Cuộc cách mạng cho cây lúa Đồng bằng trong kỷ nguyên mới

Trong 2 bài viết trước, nhóm phóng viên VOV-ĐBSCL đã nêu rõ những kết quả đạt được bước đầu cũng như những khó khăn trong quá trình triển khai. Từ đó, khẳng định, Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao hết sức ý nghĩa với người nông dân vùng ĐBSCL, với ngành hàng lúa gạo và với nhiệm vụ ứng phó biến đổi khí hậu... Đây là Đề án hết sức...

Sóc Trăng khai thác mỏ cát 4 triệu m3 trên sông Hậu phục vụ cao tốc

Mỏ cát hơn 4 triệu m3 trên sông Hậu, thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng được khai thác phục vụ dự án thành phần 4 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. ...

Cái kết khó lường của các vụ đấu giá mỏ cát gây sửng sốt

Gần đây, nhiều vụ đấu giá mỏ cát với mức giá trúng thầu cao gấp hàng trăm lần so với giá khởi điểm khiến dư luận sửng sốt. Sau 200 vòng đấu giá, mỏ cát ở Quảng Nam từ 1,2 tỷ lên 370 tỷ  Điển hình là kết quả đấu giá mỏ cát, vừa diễn ra tại tỉnh Quảng Nam, khiến nhiều người choáng váng khi mức khởi điểm chỉ 1,2 tỷ đồng nhưng kết quả trúng đấu giá lên tới...

Đấu giá cát suốt 20 tiếng và kết thúc lúc 4h sáng, khởi điểm hơn 1 tỉ nhưng giá chốt 370 tỉ

Đại diện một doanh nghiệp tham gia cuộc đấu giá cho biết có khá đông đơn vị tới hội trường UBND thị xã Điện Bàn từ sáng 18-10. Tuy nhiên do phiên đấu giá kéo dài, các đơn vị liên tục bỏ giá cao để giành quyền khai thác nên lần lượt nhiều người đành ra về.Tới 4h08 sáng nay 19-10, khi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp lớn của Saudi Arabia

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, cùng với mở rộng sản xuất, Tập đoàn tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hóa chuỗi phân phối các sản phẩm của Zamil.   Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, sáng 30/10 (giờ địa phương), tại thủ đô Riyadh, Thủ tướng Chính phủ...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Phà qua sông bị hỏng, dân xã đảo chật vật vào đất liền

Chiếc phà sắt duy nhất để đi vào đất liền bị hỏng khiến hàng nghìn người dân xã đảo Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) chật vật di chuyển bằng ghe máy. ...

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại gạo giữa hai nước Việt Nam và Philippines

Các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ mở ra cơ hội thúc đẩy và tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam - Philippines, nhất là trong lĩnh vực thương mại gạo. Ngày 8/11, Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, thực hiện chương trình công tác và xúc tiến thương mại quốc gia năm 2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam do ông Trần...

Các nhóm cử tri giúp ông Trump thắng cử Tổng thống Mỹ

(CLO) Ông Donald Trump đã thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sau khi giữ vững lập trường đối với nhóm cử tri cốt lõi và thu hút thêm một số nhóm cử tri vốn nghiêng về Đảng Dân chủ. ...

Gần 300 đại biểu sẽ tham dự Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV

Với chủ đề: "Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái, phát triển theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV sẽ được tổ chức trong 2 ngày 13 - 14/11/2024.Bạc Liêu xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm,...

Họp Quốc hội: Bảo đảm tính khả thi của các chỉ tiêu phòng, chống ma túy

Đại biểu Trần Thị Nhị Hà cho rằng mục tiêu có ít nhất 80% số trạm y tế xã có đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy khó đạt được vì khả năng tổ chức thực hiện ở tuyến cơ sở còn hạn chế. Đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Hà Nội) cho rằng mục tiêu có ít nhất 80% số trạm y tế xã có đủ điều kiện...

Mới nhất

Việt Nam và Úc trao đổi kinh nghiệm về chủ đề phụ nữ, hòa bình và an ninh

Ngày 8-11, tại Hà Nội, các lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam và Úc đã tổ chức buổi trao đổi kinh nghiệm về chủ đề phụ nữ, hòa bình và an ninh trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. ...

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. ...

Yoga có thể giúp giảm đau lưng dưới

Thực hành yoga thường xuyên có thể giảm đau lưng dưới, cải thiện giấc ngủ và giảm phụ thuộc vào thuốc giảm đau, theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Cleveland Clinic. ...

Cận cảnh máy bay Yak-130 được tìm thấy tại Vườn Quốc gia Yok Đôn

Chiều 8/11, một lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk cho biết các đơn vị sẽ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Quốc phòng để có hướng xử lý tiếp theo. Theo đó,...

Mới nhất