Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục"Nóng" vấn đề chế độ chính sách và mức lương

“Nóng” vấn đề chế độ chính sách và mức lương

Trong cuộc gặp gỡ giữa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục, nhiều vấn đề “nóng” được đề cập như chế độ chính sách và mức lương giáo viên…

Bộ GD&ĐT
Mức lương giáo viên làm “nóng” sự kiện “Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục”. (Nguồn: Bộ GD&ĐT)

Sáng nay (15/8), Bộ GD&ĐT phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức sự kiện “Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục”.

Sự kiện được tổ chức trực tuyến để tất cả các nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục cả nước có thể tham dự. Điểm cầu chính được đặt tại trụ sở cơ quan Bộ GD&ĐT, kết nối với các tỉnh, thành qua 63 điểm cầu của các Sở GD&ĐT và hơn 400 điểm cầu của các đại học, trường đại học.

Đây là dịp để nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục được nói lên tâm tư, nguyện vọng, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình công tác. Đây cũng là dịp để Bộ trưởng lắng nghe ý kiến phục vụ công tác quản lý, điều hành, hoàn thiện chính sách; động viên, chia sẻ với đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên công tác trong ngành.

Cuộc hội ngộ của hơn 1 triệu thành viên trong “ngôi nhà” giáo dục

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, đây là cuộc hội ngộ của hơn 1 triệu thành viên trong “ngôi nhà” giáo dục. Ông rất hồi hộp vì chưa làm việc này bao giờ.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ: “Cá nhân tôi rất hồi hộp, cũng có phần căng thẳng, vì thực sự chưa làm việc này bao giờ. Đứng trước 100 người, 1.000 người đã thấy căng, huống hồ đang trò truyện với gần một triệu người nhưng tôi sẽ cố gắng.

Có người khuyên tôi không nên tổ chức cuộc này vì làm sao mà trả lời hết, nhỡ không trả lời hết mọi người chuyển từ sự hồ hởi trông chờ ngóng đợi sang thất vọng thì sao? Nhỡ lỡ mồm thì sao? Mọi điều đều có thể xảy ra. Nhưng mong muốn làm cứ phải làm và không đắn đo nhiều quá.

Bộ trưởng nói: “Ngành Giáo dục và đào tạo đang triển khai những việc rất lớn và rất khó, có việc khó tựa như dời non lấp bể. Để làm được những việc khó phải đồng tâm hiệp lực, việc càng khó càng lớn càng cần phải hiệp lực đồng tâm, cả triệu người cùng nhìn về một phía thì việc khó mấy, lớn mấy chúng ta cũng làm được”.

Mong muốn xem xét chế độ chính sách đối với nhà giáo

Bộ GD&ĐĐT cho biết đã tiếp nhận hơn 6.500 ý kiến từ các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên biệt, các trường cao đẳng sư phạm và đại học.

Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, các ý kiến tập trung vào các nhóm vấn đề lớn như: Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (dạy học các môn tích hợp, bố trí giáo viên, tổ chức các cuộc thi trong nhà trường…); Chế độ chính sách nhà giáo (tiền lương, phụ cấp, tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non…); Điều kiện làm việc của đội ngũ giáo viên (trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hệ thống máy tính, nhà công vụ…).

Tổng hợp các ý kiến giáo viên, TS Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, cho biết, qua rà soát khối mầm non, phổ thông, có một số vấn đề chung.

Ở nhóm nội dung phản ánh về chế độ, chính sách, có nhiều ý kiến mong muốn Bộ trưởng xem xét về chế độ chính sách đối với giáo viên nói chung để đảm bảo cuộc sống, đặc biệt là những người đang công tác ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Một số ý kiến quan tâm đến tiền lương sau khi hoàn thành đào tạo trình độ đại học, xếp lương theo vị trí việc làm…

Đối thoại của Bộ trưởng GD&ĐT với giáo viên: Nóng vấn đề chế độ chính sách và mức lương nhà giáo
Các đại biểu tham dự sự kiện. (Nguồn: Bộ GD&ĐT)

Các ý kiến cho rằng, hiện nay mức lương thu nhập của giáo viên còn thấp so với mức sống của toàn xã hội, dẫn đến việc nhiều giáo viên phải dành thời gian để làm thêm ngoài giờ lên lớp. Từ đó, hạn chế tới thời gian tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân. Đồng thời, mức lương thấp, không đủ trang trải cuộc sống là một trong những lý do khiến nhiều giáo viên muốn bỏ nghề và đã bỏ nghề rẽ sang hướng khác.

TS. Nguyễn Ngọc Ân khẳng định, thực tế, nhiều giáo viên ở lại với nghề cũng đang phải làm thêm nhiều việc khác để đảm bảo cuộc sống. Do đó, nếu Nhà nước không kịp thời có những chính sách hỗ trợ, số lượng thầy cô giáo bỏ việc thời gian tới có thể còn gia tăng. Các giáo viên đều mong muốn có giải pháp để giúp nâng cao hơn thu nhập, có thể toàn tâm toàn ý cho công việc dạy học.

Đại diện Bộ GD&ĐT cho hay, các ý kiến này cùng thông tin thu thập từ sự kiện là cơ sở quan trọng để Bộ tiếp tục hoàn thiện các chế độ, chính sách, triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, lãnh đạo phù hợp với thực tiễn. Qua đó phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục, bảo đảm điều kiện về đội ngũ để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.





Nguồn

Cùng chủ đề

Phấn đấu đến năm 2030, 100% phòng học trên cả nước được kiên cố hóa

Bộ GD&ĐT đã tập trung xây dựng và triển khai chương trình đầu tư công kiên cố hoá trường học, xoá phòng học tạm, xây dựng trường chuẩn quốc gia và bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu... Chiều 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo. Ngày 12/8/2024, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 91 về tiếp...

Bộ GD&ĐT ban hành quy định tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.

Ban hành Thông tư quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng giáo viên

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học. Thông tư này thay thế Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT ngày 30/11/2021. So với Thông tư số 34/2021/TT-BGDĐT, Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT có một số điểm quy định mới và điều chỉnh. Thông tư mới không quy định tiêu chuẩn, điều kiện thi thăng hạng...

Môn thứ 3 sẽ thay đổi hàng năm để tránh học lệch, học tủ

Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, việc thay đổi môn thi thứ 3 vào lớp 10 hằng năm giúp học sinh học đều các môn, tránh học lệch, học tủ.

Quốc gia trả lương cho giáo viên tiểu học lên tới 2,7 tỷ/năm

LUXEMBOURG - Mặc dù giáo viên tiểu học ở quốc gia Tây Âu này có thu nhập khoảng 100.000 euro/năm (tương đương 2,7 tỷ đồng), nhưng chi phí sinh hoạt cao cùng những thách thức trong nghề giáo đã khiến giá trị thực sự của mức lương này bị giảm sút. Mức lương cao nhất thế giới Luxembourg nổi tiếng với hệ thống giáo dục chất lượng cùng mức lương giáo viên nằm trong nhóm cao nhất thế giới. Theo Tổ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Qatar cân nhắc bỏ bầu cử Quốc hội, tỷ lệ sinh ở Đức thấp kỷ lục, ông Trump đe dọa áp thuế Mexico

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/11.

Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm...

Mỹ triển khai 6 pháo đài bay tới Trung Đông, Triều Tiên phóng tên lửa ra Biển Nhật Bản, Israel tấn công hơn 100 mục tiêu Hamas và Hezbollah, kết quả bầu cử Mỹ có thể dẫn tới hoà bình hoặc chiến tranh… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác với các công ty, tổ chức và cơ quan hành chính Việt Nam.

Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó, tiêu Việt chiếm 69% thị phần tại Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tiêu hôm nay 6/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.

Giá vàng có “phá lệ” sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024. WGC nêu rõ, các cuộc bầu cử này không có ảnh hưởng đáng kể hoặc ngay lập tức tới giá vàng của thế giới.

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

Đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ

Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ thi, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định mới của Chính phủ. Bộ GDĐT vừa chính thức ban hành Thông tư...

Giao xe cho học sinh chưa đủ tuổi lái, hơn 300 phụ huynh bị xử phạt

Hơn 300 phụ huynh ở Đồng Nai bị xử phạt hành chính do giao xe cho học sinh chưa đủ tuổi điều khiển. Ngày 5-11, Ban An toàn giao thông thành phố Biên Hòa cho biết đã kiểm tra, xử phạt hơn 300 phụ...

Trường tiên tiến, hội nhập có gì? – Kỳ 2: Giải mã sức hút trường tiên tiến

Hầu hết các trường tiên tiến, hội nhập quốc tế (gọi tắt là trường tiên tiến) đã và đang là những trường "hot" ở TP.HCM. ...

Cùng chuyên mục

Diễn biến vụ 20 học sinh nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột qua lời kể cô giáo

Khi quay trở lại lớp, nữ giáo viên phát hiện một số trẻ cầm các viên thuốc màu hồng, nghi là thuốc diệt chuột. Sở TT&TT tỉnh Lai Châu phối hợp với UBND huyện Tam Đường tổ chức họp báo đột xuất về vụ việc 20 học sinh bị nghi ngộ độc thuốc diệt chuột xảy ra tại Trường Mầm non xã Giang Ma, huyện Tam Đường (Lai Châu). Tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường Vũ...

Đề xuất thành lập Trung tâm bồi dưỡng EROPA tại Việt Nam

NDO - Tại cuộc họp của Hội đồng điều hành Tổ chức Hành chính miền đông thế giới (EROPA) lần thứ 69 tổ chức tại Indonesia, đại diện Đoàn Việt Nam đã trình bày đề xuất thành lập Trung tâm bồi dưỡng EROPA tại Việt Nam. Đề xuất này nhận được sự quan tâm và ủng hộ của đại diện của các quốc gia thành viên EROPA. Thông tin từ Học viện Hành chính Quốc gia...

Lớp học được mở trong… căn tin, ngoài vườn trường

Để dạy học trò môn hoạt động trải nghiệm, chủ đề an toàn vệ sinh thực phẩm, cô giáo tổ chức lớp học ở căn tin trường, để các em được quan sát, thực hành cách nhận biết thực phẩm an toàn. ...

Mới nhất

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tháp Chăm gần nghìn năm ở Quy Nhơn

TPO - Tháp Đôi là một công trình kiến trúc Chămpa gồm 2 tháp nằm cạnh nhau, có niên đại cuối thể kỷ XII đầu thế kỷ XIII, cũng là 1 trong 8 cụm tháp Chăm cổ trên đất Bình Định. Tháp Đôi tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo (phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn, Bình Định), hiện là một...

Sắp có công cụ AI kiểm soát mua bán thương mại điện tử

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, tuần sau sẽ ra mắt một công cụ dùng AI để kiểm soát những vấn đề doanh thu và mua bán trên sàn thương mại điện tử. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, tuần sau sẽ ra mắt một công cụ dùng AI để kiểm soát những vấn đề doanh...

Hàng loạt doanh nghiệp Hoa Kỳ sắp đến TP.HCM triển khai thỏa thuận đã ký kết

Từ tháng 11/2024, đến đầu năm 2025, các quỹ đầu tư hàng đầu của Hoa Kỳ và hơn 30 doanh nghiệp sẽ TP.HCM để tìm cơ hội đầu tư và triển khai các thỏa thuận đã được ký kết. Hàng loạt doanh nghiệp Hoa Kỳ sắp đến TP.HCM triển khai thỏa thuận đã ký kếtTừ tháng 11/2024, đến đầu năm...

Mới nhất

Ninh Vân Bay bị xử phạt