Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSẽ xem xét, quyết định điều chỉnh môn tích hợp sớm

Sẽ xem xét, quyết định điều chỉnh môn tích hợp sớm


Tại sự kiện “Bộ trưởng Bộ GD-ĐT gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục” tổ chức sáng nay 15.8, nhiều ý kiến giáo viên ở các địa phương tiếp tục bày tỏ lo lắng về việc dạy học các môn tích hợp ở cấp THCS trong bối cảnh chưa có giáo viên được đào tạo tích hợp, giáo viên dạy đơn môn sau một thời gian tập huấn ngắn ngủi chuyển sang dạy tích hợp khiến chất lượng dạy học không như mong muốn…

Bộ trưởng GD-ĐT: Sẽ xem xét, quyết định điều chỉnh môn tích hợp sớm - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết sẽ xem xét quyết định điều chỉnh môn tích hợp trong thời gian ngắn sắp tới

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đồng tình với những nhận định trên và cho rằng đây là điểm mới, điểm khó, điểm vướng, điểm nghẽn  trong việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thời gian qua.

Theo ông Sơn, khi thiết kế chương trình, chúng ta mong muốn phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, các địa phương, cơ sở giáo dục, giáo viên đang gặp phải khó khăn nhất định.

Có những nhà giáo đủ năng lực nên đã dạy được tích hợp với đủ hợp phần. Song cũng còn nhiều giáo viên còn lúng túng và là một thách thức lớn, nhất là với giáo viên vùng khó khăn, dẫu đã được tập huấn, bồi dưỡng.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin: “Căn cứ vào thực tế, lãnh đạo Bộ GD-ĐT thời gian ngắn sắp tới sẽ quyết định xem xét điều chỉnh việc dạy các môn tích hợp ở bậc THCS. Có thể vẫn kiên trì ở tiểu học nhưng với THCS sẽ tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, cân nhắc kỹ lưỡng và khả năng cao sẽ đưa ra điều chỉnh đối với môn tích hợp”.

Tuy nhiên, ông Sơn cũng khẳng định dù điều chỉnh thế nào cũng cố gắng để không gây xáo trộn đội ngũ hiện nay, nhất là đội ngũ đã được đào tạo, bồi dưỡng; việc thay đổi chỉ tốt hơn, hiệu quả hơn cho việc đổi mới. Nếu có đó sẽ là điều chỉnh lớn nhưng phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục. 

Vừa qua, Báo Thanh Niên đã có một loạt bài phản ánh ý kiến nhận xét, đề xuất của nhà giáo, chuyên gia về việc triển khai dạy học tích hợp. Trong đó, bài viết của nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội): “Nên bỏ tích hợp một số môn học để “lối cũ ta về” nhận được sự đồng tình đặc biệt của giáo giới.

Sau khi phân tích cụ thể những bất cập của việc dạy tích hợp, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang cho rằng việc triển khai thực hiện tích hợp 3 môn lý, hóa, sinh thành môn khoa học tự nhiên; tích hợp 2 môn sử, địa thành môn lịch sử và địa lý quá khiên cưỡng; không thấy ưu điểm, chỉ thấy rắc rối cho việc giảng dạy của giáo viên môn khoa học tự nhiên.

“Tôi đề xuất sau khi thay toàn bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 (năm 2025), đề nghị Quốc hộiChính phủ đánh giá toàn bộ Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và các bộ sách giáo khoa đã được sử dụng. Theo tôi, nên bỏ việc tích hợp một số môn học ở THCS. Lối cũ ta về: vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý là những môn học độc lập, sách giáo khoa in riêng cho từng môn”, nhà giáo Nguyễn Xuân Khang viết.

Sau bài viết này, Báo Thanh Niên đã nhận được ý kiến đồng tình, chia sẻ, kiến nghị điều chỉnh môn tích hợp của đông đảo nhà giáo trên cả nước. 



Source link

Cùng chủ đề

Bộ GD&ĐT sẽ xử lý triệt để lợi ích nhóm trong in ấn sách giáo khoa

Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong thời gian qua, ngành giáo dục đã chấn chỉnh và xử lý những trường hợp liên quan đến lợi ích nhóm trong việc in ấn, phát hành sách; đồng thời Bộ sẵn sàng tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để vấn đề này. Ngày 4/11, sau phần thảo luận của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ  GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã giải...

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy...

Nhiều quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng với giáo viên

Bộ GD-ĐT quyết định bỏ các quy định liên quan việc thi thăng hạng đồng thời bổ sung các quy định cụ thể hơn về quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và...

Đề xuất những việc không được làm với nhà giáo

Cho rằng hiện chỉ có quy định những việc nhà giáo không được làm mà thiếu những việc tổ chức, cá nhân không được làm với nhà giáo, dự thảo luật Nhà giáo sẽ bổ sung những quy định nhằm bảo vệ nhà...

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Môn thứ 3 thi lớp 10 sẽ thay đổi hàng năm

Ngày 31/10, bên lề hội nghị Tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay, tinh thần thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ gồm 3 môn. Trong đó Toán và Ngữ văn là 2 môn bắt buộc. Môn thứ 3 do các địa phương lựa chọn trong những môn còn lại có đánh giá bằng điểm số nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

Đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ

Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ thi, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định mới của Chính phủ. Bộ GDĐT vừa chính thức ban hành Thông tư...

Giao xe cho học sinh chưa đủ tuổi lái, hơn 300 phụ huynh bị xử phạt

Hơn 300 phụ huynh ở Đồng Nai bị xử phạt hành chính do giao xe cho học sinh chưa đủ tuổi điều khiển. Ngày 5-11, Ban An toàn giao thông thành phố Biên Hòa cho biết đã kiểm tra, xử phạt hơn 300 phụ...

Trường tiên tiến, hội nhập có gì? – Kỳ 2: Giải mã sức hút trường tiên tiến

Hầu hết các trường tiên tiến, hội nhập quốc tế (gọi tắt là trường tiên tiến) đã và đang là những trường "hot" ở TP.HCM. ...

Cùng chuyên mục

Điểm mới trong tuyển sinh 2025 của Trường ĐH Công thương TP HCM

(NLĐO)-Trường ĐH Công thương TP HCM dự kiến mở rộng cơ hội cho các thí sinh thuộc khối C và các tổ hợp khác. ...

Mong ngóng phương án tuyển sinh đại học 2025

Song song với học tập theo kế hoạch của các nhà trường, học sinh khối 12 đã bắt đầu tìm hiểu về công tác tuyển sinh đại học năm 2025. ...

Thần đồng 2 tuổi thuộc bảng tuần hoàn hoá học, 10 năm sau vào đại học danh giá

Có trí nhớ siêu phàm cùng khả năng học hỏi hÆ¡n người, Suborno Bari trở thành tân sinh viên Đại học New York (Mỹ) chuyên ngành kép Toán và Vật lý ở tuổi 12. Bố làm giáo viên Vật lý tại trường trung học Kỹ thuật Brooklyn, mẹ là giáo viên tiểu học, từ nhỏ Suborno Bari được làm quen với đa dạng kiến thức.Ở tuổi lên 2, Bari khiến tất cả mọi người kinh ngạc vì có thể...

Bỏ điểm cộng nghề, làm sao trường nghề tuyển sinh?

Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có thay đổi gây băn khoăn khi không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT ...

Hệ thống giáo dục NQH vinh danh học sinh xuất sắc trong các kỳ thi tuyển sinh

Lễ vinh danh học sinh có thành tích xuất sắc trong các kỳ thi tuyển sinh của Hệ thống giáo dục NQH là một dịp để tri ân hành trình, ghi nhận sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên cũng như sự...

Mới nhất

OpenAI chuẩn bị chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp vì lợi nhuận

DNVN - Theo thông tin từ Bloomberg ngày 4/11, OpenAI đang trong giai đoạn đàm phán ban đầu với Văn phòng Tổng Chưởng lý California để thay đổi cấu trúc tổ chức, hướng tới...

Danh sách 359 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2766/QĐ-BTC, ngày 21/10/2024 về việc công nhận danh sách sản phẩm đạt  Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024. Quyết định này có hiệu lực trong thời gian 02 năm kể từ ngày ký. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và...

Hòa Phát là Thương hiệu quốc gia lần thứ 7 liên tiếp

Ngày 04/11/2024, Tập đoàn Hòa Phát lần thứ 7 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm. Các sản phẩm được công nhận gồm Thép xây dựng, ống thép, tôn mạ màu, tủ đông và máy lọc nước Hòa Phát. Trong đó, tủ đông và máy lọc nước của Tập đoàn là sản phẩm điện lạnh, gia...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam (Trung Quốc)

Trong chuyến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8 và làm việc tại Trung Quốc, sáng 6/11/2024, tại thành phố Côn Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh. TTXVN/Báo Tin tức Nguồn:https://baotintuc.vn/thoi-su/thu-tuong-pham-minh-chinh-gap-bi-thu-tinh-uy-van-nam-trung-quoc-20241106085408121.htm

Thương hiệu quốc gia Việt Nam ghi nhận bước tiến vượt bậc

Trong những năm gần đây, thương hiệu quốc gia Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc.   Việt Nam không chỉ lọt vào Top 100 quốc gia có thương hiệu mạnh, mà còn là quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2019-2022. Giá trị thương hiệu của Việt...

Mới nhất