Trang chủNewsThế giớiThượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn: Định hình tình thân

Thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Hàn: Định hình tình thân



Sự kiện tại Trại David cho thấy nỗ lực thể chế hóa hợp tác giữa Washington và hai đồng minh quan trọng, song còn đó thách thức từ bên trong và bên ngoài.

Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol trong cuộc gặp bên lề Thượng đỉnh NATO ở Madrid năm 2022. (Nguồn: AFP/Getty Images)
Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol trong cuộc gặp bên lề Thượng đỉnh NATO ở Madrid năm 2022. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Đã từ lâu, Trại David tại hạt Frederick, bang Maryland, không chỉ là nơi nghỉ dưỡng của Tổng thống Mỹ, mà còn chiếm vị trí đặc biệt trong lịch sử xứ cờ hoa và thế giới. Nằm cách Washington D.C 100 km về hướng Tây Bắc, khu nghỉ dưỡng có phần biệt lập với thế giới bên ngoài đã chứng kiến nhiều cuộc gặp gỡ cấp cao và đàm phán lịch sử. Trong số đó, có thể kể tới các buổi thảo luận giữa Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill, hay đàm phán hòa bình giữa lãnh đạo Israel và những người láng giềng Arab.

Trong tuần này, nơi đây sẽ chứng kiến một sự kiện không kém phần quan trọng khác. Ngày 18/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức cuộc thượng đỉnh ba bên, riêng rẽ đầu tiên với người đồng cấp Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cùng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. Quan chức của ba nước kỳ vọng cuộc gặp sẽ đi vào lịch sử thông qua việc thắt chặt quan hệ giữa Mỹ và hai đồng minh then chốt.

Vì lợi ích chung

Trong bối cảnh hiện nay, những thách thức từ Trung Quốc, Nga và Triều Tiên đang đưa cả ba nước xích lại gần nhau hơn. Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emmanuel khẳng định, tầm nhìn chiến lược của ba nước “chưa bao giờ gần gũi đến thế”.

Cuộc gặp tập trung vào kết nối quốc phòng. Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có thể thảo luận về công nghệ và chuỗi cung ứng năng lượng, chất bán dẫn. Nhiều khả năng các bên ra tuyên bố, vạch ra những mối quan tâm chung trong an ninh quốc phòng và an ninh kinh tế.

Mặc dù chưa thể đưa cả ba nước trở thành một liên minh chính thức, song những bước đi này đã đánh dấu sự thay đổi chiến lược tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Dưới thời cựu Tổng thống Moon Jae In, hợp tác an ninh chững lại, trong khi nỗ lực chia sẻ thông tin tình báo giữa Nhật Bản-Hàn Quốc thường xuyên bị đe dọa do căng thẳng về vấn đề lịch sử giữa hai nước.

Tuy nhiên, kể từ khi ông Yoon Suk Yeol lên nắm quyền năm 2022, Hàn Quốc đã tìm cách đặt vấn đề này sang một bên. Hồi tháng Năm, một tàu khu trục của xứ hoa anh đào đã gây tranh cãi khi treo cờ đế quốc Nhật Bản lúc thăm cảng Hàn Quốc. Tuy nhiên, Seoul đã có động thái “hạ nhiệt” vụ việc trên. Dấu hiệu này cho thấy, với xứ kim chi, mối quan tâm về an ninh chiếm ưu tiên cao hơn so với vấn đề lịch sử. Trong bối cảnh quan hệ ấm lên, với chuyến thăm Hàn Quốc từ ngày 7-8/5, ông Kishida Fumio đã trở thành Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên tới Seoul sau một thập kỷ.

Giờ đây, lực lượng quốc phòng ba nước đang tăng cường phối hợp. Hồi tháng Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã gặp gỡ và cam kết chia sẻ thông tin tình báo theo thời gian thực về các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Theo ông Wi Sung Lac, cựu quan chức ngoại giao Hàn Quốc từng tham gia đàm phán về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, hợp tác quốc phòng chặt chẽ sẽ gửi tín hiệu tới Bình Nhưỡng và một số quốc gia khác rằng: “Chúng tôi luôn sẵn sàng đối phó với mọi cuộc tấn công”.

Quan trọng hơn, nội dung thảo luận ba bên ngày càng được mở rộng. Chuyên gia Christopher Johnstone của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), có trụ sở tại Washington D.C (Mỹ) nhận định: “Họ không chỉ nói về bán đảo Triều Tiên, mà đã mở rộng về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”. Nhật Bản và Mỹ coi Hàn Quốc là “người chơi then chốt” tại Đông Nam Á, nơi cả hai đều muốn kiểm soát ảnh hưởng của Trung Quốc. Quan hệ ấm lên cũng tạo điều kiện để Seoul và Tokyo thảo luận trong hợp tác về bán dẫn. Theo một số nguồn tin, Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) đang nghiên cứu mở nhà máy sản xuất chip mới ở Nhật Bản.

(08.14) Trại David (Mỹ), nơi nghỉ dưỡng của Tổng thống Mỹ, đã chứng kiến nhiều sự kiện ngoại giao lịch sử của xứ cờ hoa và thế giới. (Nguồn: Bloomberg)
Trại David (Mỹ), nơi nghỉ dưỡng của Tổng thống Mỹ, chứng kiến nhiều sự kiện ngoại giao lịch sử của xứ cờ hoa và thế giới. (Nguồn: Bloomberg)

Còn đó rào cản

Tuy nhiên, mọi thứ không phải đều thuận buồm xuôi gió.

Đầu tiên, Trung Quốc đang theo dõi sát sao thượng đỉnh ba bên này. Hiện giới chức Bắc Kinh thúc đẩy nối lại đối thoại cấp cao với Tokyo và Seoul. Trong diễn đàn mới đây tại thành phố Thanh Đảo (Trung Quốc), phát biểu trước các vị khách từ Nhật Bản và Hàn Quốc, ông Vương Nghị – Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh: “Cho dù các vị có nhuộm tóc vàng tới mức nào, sửa mũi thẳng tới đâu, các vị sẽ không bao giờ trở thành người châu Âu hay người Mỹ”. Dù vậy, thái độ cứng rắn của Trung Quốc khó có thể khiến Nhật Bản và Hàn Quốc tách khỏi Mỹ.

Thứ hai, còn đó giới hạn mà ba bên chưa thể vượt qua. Sự nghi ngờ lẫn nhau giữa Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn chưa nguôi. Hiến pháp Nhật Bản khiến nước này khó có thể tham gia các liên minh quân sự mới. Trong khi đó, với Hàn Quốc, sự hiện diện quân sự của Nhật Bản ở bán đảo Triều Tiên vẫn còn tranh cãi. Chuyên gia Choi Eun Mi của Viện Nghiên cứu ASAN (Hàn Quốc) ở Seoul nhận định, ngay cả việc chia sẻ tin tức tình báo “cũng rất khó chấp nhận với người dân nước này”.

Thứ ba, Washington, Tokyo và Seoul có ưu tiên an ninh khác nhau. Với Hàn Quốc, trọng tâm tiếp tục là Triều Tiên. Trong khi đó, Nhật Bản tỏ ra quan tâm hơn về Trung Quốc và khả năng về một cuộc xung đột tiềm tàng tại eo biển Đài Loan, vấn đề Hàn Quốc vẫn chưa sẵn sàng để thảo luận.

Ngoài ra, Mỹ đang mong muốn triển khai thảo luận ba bên về răn đe hạt nhân mở rộng, cam kết sử dụng lực lượng hạt nhân để bảo vệ đồng minh. Tuy nhiên, cách tiếp cận của hai nước còn lại về vấn đề hạt nhân là khác nhau. Giáo sư Sahashi Ryo của Đại học Tokyo (Nhật Bản) nhận định: “Nhật Bản mong muốn các răn đe hạt nhân mở rộng ít thu hút sự chú ý nhất có thể, trong khi Hàn Quốc lại theo đuổi mục tiêu ngược lại”. Cả hai quan ngại về chính sách thương mại của Mỹ. Tuy nhiên, Hàn Quốc chưa sẵn sàng để cô lập Trung Quốc.

“Cho dù các vị có nhuộm vàng tóc tới mức nào, sửa mũi thẳng tới đâu, các vị sẽ không bao giờ trở thành người châu Âu hay người Mỹ”. (Ông Vương Nghị phát biểu về mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa Nhật Bản, Hàn Quốc với Mỹ và châu Âu)

Cuối cùng, vấn đề đối nội cũng đe dọa sẽ đảo ngược nỗ lực ngoại giao của ba nước. Hầu hết người Hàn Quốc nhất trí về cải thiện quan hệ với Nhật Bản, song không ít người đánh giá Seoul chưa giải quyết ổn thỏa vấn đề lịch sử với Tokyo, nhất là đề xuất liên quan tới vụ việc lao động cưỡng bức thời thuộc địa. Trong khi đó, áp lực từ phe bảo thủ của nội bộ Đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền khiến Thủ tướng Kishida Fumio khó có thể nhượng bộ hơn. Nếu đảng Dân chủ Hàn Quốc (DP), vốn có lập trường cứng rắn với Nhật Bản, nắm quyền năm 2027, nỗ lực của ông Yoon Suk Yeol có thể trở nên vô nghĩa. Một nhiệm kỳ thứ hai của cựu Tổng thống Donald Trump có thể tác động nghiêm trọng tới quan hệ ba bên này.

Do đó, mục tiêu quan trọng nhất của hội nghị thượng đỉnh sắp tới là hướng tới định hình những thành quả đã đạt được thời gian qua. Ông Sahashi nhận định các nhà lãnh đạo cần thể chế hóa mối quan hệ, xây dựng một khuôn khổ hợp tác vững chắc và khó có thể bị đảo ngược bởi những người kế nhiệm.

Điều này đồng nghĩa với tổ chức các cuộc họp ba bên thường xuyên hơn, thậm chí xây dựng một đường dây nóng chính thức giữa các nhà lãnh đạo. Như chuyên gia Christopher Johnstone nói, nếu các biện pháp này được công bố tại Trại David trong những ngày tới, nó sẽ trở thành cam kết “khó từ bỏ hơn đối với giới lãnh đạo tương lai của ba nước”.





Nguồn

Cùng chủ đề

Khai phá tiềm năng, thúc đẩy kết nối hai chiều doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản

Chiều 9/11, tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra Tọa đàm định hướng phát triển hai chiều cộng đồng doanh nghiệp Việt-Nhật do Hội cựu sinh viên Đại học Ngoại thương tại Nhật Bản (FAJ) tổ chức.

Nước Mỹ chuẩn bị cho thời mới

Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và trật tự, trong khi Tổng thống đắc cử Donald Trump bắt đầu bổ nhiệm nhân sự cho chính quyền sắp tới của mình. ...

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Ông Biden không ân xá cho con trai

Con trai của Tổng thống Joe Biden nhận các trọng tội về thuế và súng mà không có thỏa thuận khoan hồng, và có thể phải đối mặt với mức án lên tới 17 năm tù. Thẩm phán dự kiến ra phán quyết vào tháng 12.Jean-Pierre nói thêm, bà không có bình luận nào về lệnh ân xá mà tổng thống dự định ban hành vào cuối nhiệm kỳ, bao gồm ân xá đối với bất kỳ viên chức...

Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ giải quyết vấn đề Ukraine và Trung Đông thế nào?

Thế giới & Việt Nam phỏng vấn nhanh ông Rabbi Silverman – 55 tuổi, một công dân Mỹ gốc Do Thái đang sinh sống tại Mỹ – người đã từng tham gia vận động tranh cử trong nhiều kỳ bầu cử Tổng thống và đã đoán trúng ứng viên Donald Trump sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử đặc biệt năm nay.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sắp diễn ra Festival Gạch gốm đỏ

Trong 1 tuần, Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 sẽ diễn ra nhiều hoạt động đa dạng và đặc sắc, hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về vùng đất phương Nam.

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Giá xăng dầu hôm nay 11/11: Giậm chân tại chỗ

Giá xăng dầu hôm nay 11/11 ghi nhận cả dầu Brent và WTI đều “giậm chân tại chỗ”, tương ứng ở mức 73,87 USD/thùng và 70,38 USD/thùng.

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Giá heo ổn định ở cả 3 miền; mục tiêu xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1 – 1,5 tỷ USD

Theo khảo sát, thị trường heo hơi hôm nay giữ giá đi ngang trên cả nước. Trong đó, nhiều địa phương tại khu vực miền Bắc đang thu mua ở ngưỡng 64.000 đồng/kg.

Bài đọc nhiều

Chó robot tham gia bảo vệ ông Trump

Chó robot thuộc biên chế Sở Mật vụ Mỹ đã được triển khai tuần tra quanh khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Donald Trump ở bang Florida. ...

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Trong cuộc hội đàm trực tuyến vào ngày 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith khẳng định hai nước sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ. Theo TTXVN, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith bày tỏ tin tưởng Chủ tịch nước Lương Cường cùng các lãnh đạo cấp cao sẽ lãnh đạo Việt Nam ngày càng phát triển, thực hiện thắng lợi mục tiêu...

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cùng chuyên mục

Đô đốc NATO nói về loại vũ khí khiến Nga ngăn NATO đưa bộ binh đến Ukraine

Đô đốc Rob Bauer mới đây nói rằng binh sĩ NATO sẽ có mặt ở Ukraine để chiến đấu chống lực lượng Nga nếu Moscow không có vũ khí hạt nhân. ...

Trung Quốc tung tiêu chuẩn ‘chip nội tạng’ giữa sức nóng đường đua công nghệ sinh học

Trung Quốc hiện đặt mục tiêu dẫn đầu toàn cầu trong một lĩnh vực công nghệ sinh học triển vọng bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên cho 'công nghệ nội tạng trên chip'. ...

Ông Donald Trump muốn ‘lách’ Thượng viện Mỹ để bổ nhiệm nội các

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump hôm 10.11 cho rằng tân thủ lĩnh đa số kế tiếp của thượng viện nên đồng ý để ông bổ nhiệm các vị trí then chốt của nội các mới mà không cần thượng viện phê...

Tàu quét mìn Nhật Bản cháy và lật, một thủy thủ mất tích

Một thành viên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mất tích và một người khác bị thương trong vụ cháy tàu quét mìn ở vùng biển tây nam nước này. ...

ông Trump đã gọi cho ông Putin, đề nghị không leo thang xung đột Ukraine

Báo Mỹ đưa tin Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin và kêu gọi Moscow không leo thang chiến sự tại Ukraine. ...

Mới nhất

Lộn xộn việc cấp giấy khám sức khỏe tại một số cơ sở y tế

Bộ Y tế có văn bản yêu cầu xác minh thông tin báo chí phản ánh về tình trạng bát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội và Bệnh viện Giao thông vận tải. Lộn xộn việc cấp giấy khám sức khỏe tại một số cơ sở y tếBộ Y...

HƠN 1.000 NGƯỜI CHÚC MỪNG KHOẢNH KHẮC ĐẦU TIÊN ĐẶC BIỆT VỚI BIA SAIGON SPECIAL

Hà Nội, ngày 9 tháng 11 – Bia Saigon Special - một thương hiệu nổi tiếng của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) - đã tổ chức sự kiện “Special Night - Cả  thế giới uống mừng khoảnh khắc đầu tiên đặc biệt của bạn” (The Whole World Cheers...

Công đoàn Tổng công ty Viglacera tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cán bộ công đoàn cơ sở 2024 – Tổng công...

Ngày 9/11, tại Khu nghỉ dưỡng Angsana Quan Lạn, Ban Thường vụ Công đoàn Tổng công ty Viglacera – CTCP đã tổ chức Hội nghị Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn Tổng công ty theo Chương trình “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn”. Tới dự và chỉ đạo Hội nghị có...

Việt Nam mong muốn tiếp tục hợp tác ngày càng hiệu quả với Chile

(ĐCSVN) - Phát biểu tại buổi tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile, Chủ tịch nước Lương Cường bày tỏ tin tưởng với sự quan tâm của Đảng Xã hội Chile và nỗ lực chung, quan hệ giữa hai Đảng, hai nước sẽ phát triển mạnh mẽ và thực chất hơn nữa. ...

Phát động Cuộc thi UPU lần thứ 54 với chủ đề ‘tưởng tượng bạn là đại dương’

Cuộc thi UPU lần thứ 54, năm 2025 đã chính thức được phát động. Với chủ đề năm nay, các học sinh được hóa thân thành đại dương để nêu lên những vấn đề mình đang phải đối mặt. Ngày 11/11, Lễ phát động cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025 đã diễn ra tại...

Mới nhất