Trang chủNewsNhân quyền“Nhịp cầu” gắn kết các tôn giáo trong khối đoàn kết toàn...

“Nhịp cầu” gắn kết các tôn giáo trong khối đoàn kết toàn dân


pgs.ts-nguyen-van-tuan.jpg
PGS.TS. Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo

PV: Thưa ông, ông có thể chia sẻ về sự tham gia của các tôn giáo vào công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian qua?

PGS.TS. Chu Văn Tuấn: Hiện nay, Việt Nam có 16 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân với khoảng 27 triệu tín đồ, phân bố trên mọi miền đất nước. Có thể nhận định, các tôn giáo đều sẵn sàng, đồng thuận với chủ trương bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH của Đảng và Nhà nước. Ngay trong giáo lý, kinh điển của nhiều tôn giáo đều có những nội dung liên quan đến môi trường, mối quan hệ giữa con người với môi trường, trách nhiệm của con người với môi trường. Nhiều tôn giáo đã quy định trong hiến chương, luật lệ của mình những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường.

Trong những năm trở lại đây, Chương trình “Phối hợp phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu” giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các tổ chức tôn giáo là chương trình chính thức, quy mô đầu tiên về vấn đề này. Nếu trước kia, các tôn giáo chỉ làm theo các quy định trong giáo lý, giáo luật, chứ chưa có quan điểm rõ ràng thì nay, hành động ký kết đồng ý tham gia Chương trình đã giúp các tổ chức tôn giáo có ý thức cao hơn về vai trò của mình đối với công cuộc bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước.

Các tôn giáo đã tích cực truyền tải nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH trong mỗi buổi thuyết giảng giáo lý cho tín đồ và phổ biến cho người dân. Đồng thời, mỗi tôn giáo lại đưa ra các hành động cụ thể như phổ biến các mô hình thu gom rác hợp vệ sinh, cấm đốt vàng mã, lựa chọn các loài phóng sinh không gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái, hướng dẫn các thói quen tốt không gây hại cho môi trường…

Các tín đồ, chức sắc, nhà tu hành không chỉ góp phần lan tỏa phong trào bảo vệ môi trường trong cộng đồng tôn giáo mình mà còn có sự kết nối với những tôn giáo khác. Từ đó, tạo ra tác động rộng lớn hơn, làm phong phú hơn các hoạt động bảo vệ môi trường tại chính địa bàn có tôn giáo đang hoạt động. Ví dụ như cùng dọn rác tại những nơi công cộng, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, xây dựng nông thôn mới…

PGS.TS. Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo

PV: Những việc làm này sẽ giúp ích cho các tín đồ như thế nào trên con đường tu tập, thưa ông?

PGS.TS. Chu Văn Tuấn: Tôn giáo nào cũng thiện, hướng đến sự an lành, hạnh phúc cho tất cả mọi người. Giáo lý của một số tôn giáo cho rằng, thế giới này là sản phẩm của Chúa ban cho con người và con người phải trân trọng, phải yêu quý tất cả mọi thứ. Phật giáo khuyên răn con người không nên sát hại chúng sinh, không tàn phá muôn loài bao gồm cả cây cỏ… Nhiều tôn giáo coi môi trường như cơ thể con người và cổ vũ con người sống thuận với tự nhiên.

Trước những nguy cơ ô nhiễm, biến đổi khí hậu có thể gây bất công xã hội, tác động tiêu cực đến đời sống, các tôn giáo đều tự giác có phản ứng lại. Theo tôi, điều này cũng có nghĩa là tôn giáo đang hướng thiện, khuyên con người khởi phát lòng tốt, tính nhân văn, nhân bản.

Tu tập để trở thành người tốt, nhưng chỉ tốt với bố mẹ, người thân của mình là chưa đủ. Lòng tốt, nhân bản cần phải đối với cả xã hội, những người xung quanh, cả đối với môi trường, thiên nhiên, cây cỏ. Khi các tín đồ đã hiểu thấu triết lý yêu thương đối với muôn loài, có tình yêu thương với thế giới, với môi trường thì tính nhân văn, từ bi, bác ái của con người được mở rộng ra, trở nên sâu sắc, toàn diện hơn. Việc làm tốt các hoạt động bảo vệ môi trường cũng chính là việc tín đồ rèn luyện tình yêu thương, tính nhân bản, trách nhiệm xã hội, giúp cho các tín đồ hoàn thiện hơn trên con đường tu tập.

pg-brvt.jpg
Các tín đồ Phật giáo tham gia trồng cây ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (ảnh: Linh Nga) 

PV: Như ông chia sẻ, ngay trong giáo lý của các tôn giáo đều khuyên răn tín đồ trân trọng thiên nhiên, môi trường sống xung quanh. Liệu đây có phải lý do chính khiến các tôn giáo đều ủng hộ nhiệt tình Chương trình của Bộ TN&MT và Trung ương Mặt trận tổ quốc, thưa ông?

PGS.TS. Chu Văn Tuấn: Đúng vậy. Khi các tôn giáo cùng triển khai các hành động bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH, họ có thể thể hiện giáo lý, quan điểm, định hướng của tôn giáo mình trong vấn đề này. Đồng thời, thể hiện trách nhiệm xã hội trong xu thế phát triển chung của đất nước. Nói cách khác, chủ trương bảo vệ môi trường rất phù hợp với các tôn giáo vì tôn giáo nào cũng có những quan điểm trực tiếp hay gián tiếp về môi trường, bảo vệ môi trường.

Mỗi tôn giáo cũng là một tổ chức xã hội. Họ có đặc thù rõ nét, không phải tổ chức hay thiết chế xã hội nào cũng có nét đặc thù đó. Đó là khi các tôn giáo phát động và đưa ra quan điểm, quy định, tín đồ sẽ thực hiện rất nghiêm túc. Bởi lẽ, các tín đồ xem đây như là trách nhiệm xã hội của mình, nhằm thực hành giáo lý, mang ý nghĩa tu tập, rèn luyện chứ không phải đơn thuần là công việc hành chính. Hoạt động của các tổ chức tôn giáo có sức lan tỏa lớn và hình thành nên ý thức tự giác bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH trong tín đồ và cả cộng đồng xung quanh.

Ngoài ra, sự tham gia của các tôn giáo trong hoạt động bảo vệ môi trường cũng giúp cho các tôn giáo tăng cường vai trò, ảnh hưởng đối với xã hội. Thông qua các hoạt động này, các tôn giáo lan toả được nhiều hơn triết lý tôn giáo, tinh thần tôn giáo, văn hoá tôn giáo… Ngoài ra, khi môi trường trong lành, thành phố xanh sạch đẹp, nông thôn mới phát triển thì chất lượng cuộc sống của toàn xã hội được nâng lên, trong đó có các tôn giáo.

Theo tôi, sẽ rất đáng tiếc nếu Chương trình chỉ dừng lại ở việc ký kết 1 bản ghi nhớ mà không có những hoạt động cụ thể. Bộ TN&MT, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và chính quyền các địa phương cần có những hoạt động thiết thực để cụ thể hoá, nâng cao hiệu quả của chương trình này, đồng thời, giúp mỗi tổ chức tôn giáo phát huy được thế mạnh của họ khi tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đó có thể là khuyến khích tín đồ sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm rác thải, chất thải; trồng cây xanh, cây thuốc, các loại rau quả hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…

PV: Sự lan tỏa các hành động bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH sẽ đóng góp như thế nào cho việc thúc đẩy tăng cường đoàn kết tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, thưa ông?

PGS.TS. Chu Văn Tuấn: Như tôi vừa chia sẻ, các tôn giáo sẵn sàng tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Họ có sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm triển khai các hoạt động, mô hình hay và trở nên gắn kết hơn, hiểu nhau hơn, xóa đi những định kiến trước kia. Điều này cũng đang được phát huy trong nhiều lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, xây dựng nông thôn mới, xây dựng bảo vệ tổ quốc…

Ứng phó BĐKH, bảo vệ môi trường đã trở thành diễn đàn – hay có thể nói là “nhịp cầu” gắn kết các tôn giáo tại Việt Nam. Sự hiểu biết lẫn nhau giúp các tôn giáo trở nên đoàn kết hơn, và như vậy sẽ giúp củng cố khối đoàn kết chung của đất nước.

PV: Trân trọng cảm ơn PGS.TS. Chu Văn Tuấn đã trả lời phỏng vấn của Báo TN&MT!



Nguồn

Cùng chủ đề

Phụ nữ Thủ đô chung tay phân loại, xử lý rác thải

Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn được tổ chức hàng năm là dịp lan tỏa các hoạt động cộng đồng vì môi trường, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường; đồng thời kêu gọi các cá nhân, tập thể, cộng đồng cùng chung tay có những hành động thiết thực để giảm bớt gánh nặng cho thiên nhiên và môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng đến mục...

Đội “Vỏ lạc” giành Huy chương Vàng tại Olympic Phát minh

Cuộc thi Olympic Phát minh và sáng chế thế giới (World Invention Creativity Olympic -WICO) lần thứ 13 vừa diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm Quốc gia Seoul (Hàn Quốc). Đây là Cuộc thi danh giá được tổ chức thường niên bởi Hiệp hội Phát minh sáng chế các trường Đại học Hàn Quốc và được Quốc hội Hàn Quốc bảo trợ. Mục đích của cuôc thi là tạo cơ hội cho các học sinh, sinh viên,...

Phụ nữ thay đổi hành vi trong bảo đảm an toàn thực phẩm

Hiệu quả từ mô hình trồng rau sạch tại nhà Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã chủ động tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của hội viên, Nhân dân về ATTP, góp phần bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng. Chủ tịch Hội LHPN phường Phương Canh Nguyễn Thị Thu Huyền cho biết, Hội đã ra mắt các Chi hội thay đổi...

Quyết liệt hơn nữa trong các nhiệm vụ quản lý nhà nước bảo vệ môi trường

Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Lê Công Thành, lãnh đạo các đơn vị chủ chốt của Bộ Tài nguyên và Môi trường.Với từng cơ quan chuyên môn, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh chỉ đạo các đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát...

Đề xuất giao TP Hà Nội phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

Thảo luận về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm tới những nội dung về bảo vệ môi trường của Thủ đô. Quy hoạch Thủ đô bảo đảm môi trường sống trong lành Góp ý vào nội dung quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô tại điều 17, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Anh (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) đề nghị bổ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính phủ đề xuất thủ tục đầu tư đặc biệt khi trình sửa 4 luật

Tại tờ trình, Chính phủ đề xuất bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt nhằm đơn giản hoá thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai dự án để tạo cơ chế thuận lợi, cạnh tranh nhằm thu hút các...

Diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu Diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô:Kính thưa các đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận...

Thủ tướng đề nghị nâng tầm kết nối kinh tế Việt Nam – Lào

Cụ thể, đẩy mạnh kết nối 3 nền kinh tế trên 5 lĩnh vực: Kết nối mềm (xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của 3 nước và mỗi nước); kết...

Thủ tướng tham gia phiên đối thoại với các nghị viện, thanh niên và doanh nghiệp tại Hội nghị Cấp cao ASEAN

Tại phiên đối thoại với thanh niên, Việt Nam cùng các nước nhấn mạnh thanh niên là lực lượng to lớn, tài sản quý giá và niềm hy vọng của tương lai khu vực. Văn kiện Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên Hợp Quốc...

Việt Nam – Lào: Hợp tác triển khai 07 nhóm nhiệm vụ trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

Ngày 9/10, nhân dịp tham gia Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 tại Thủ đô Viêng Chăn, đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam do...

Bài đọc nhiều

Nhân quyền là thách thức quan trọng đối với ASEAN

Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi nhấn mạnh sự cần thiết của ASEAN trong việc tăng cường và thúc đẩy các vấn đề nhân quyền.

Phát huy trí tuệ của thanh niên trong ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu

Sáng 9/10, tại Hà Nội, hơn 100 sinh viên đến từ các chuyên ngành khác nhau đã cùng nhau thảo luận về biến đổi khí hậu với chủ đề: “Sự tham gia của thanh niên trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng ở Việt Nam”. Thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Mỹ đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô...

Bóng đá mang lại niềm vui và hy vọng cho trẻ em người Palestine ở Qatar

Những buổi tập bóng đá hằng tuần đã mang lại tiếng cười, niềm hứng khởi cho trẻ em người Palestine, những nạn nhân dễ bị tổn thương của căng thẳng tại Dải Gaza.

Đưa đối ngoại nhân dân vào hoạt động hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam

Đồng Nai hiện xây dựng mối quan hệ đối tác với 60 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN). Trong số này, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh hợp tác và tranh thủ các nguồn tài trợ của 20 tổ chức PCPNN, hiệp hội nước ngoài, doanh nghiệp FDI, kiều bào để thực hiện hoạt động nhân đạo giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. Cần Thơ tiếp tục triển khai chương trình chăm sóc...

Từ chính sách đến kết quả tích cực giảm thiểu lao động trẻ em

Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách hài hòa với luật pháp quốc tế nhằm phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.

Cùng chuyên mục

Đưa đối ngoại nhân dân vào hoạt động hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam

Đồng Nai hiện xây dựng mối quan hệ đối tác với 60 tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN). Trong số này, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh hợp tác và tranh thủ các nguồn tài trợ của 20 tổ chức PCPNN, hiệp hội nước ngoài, doanh nghiệp FDI, kiều bào để thực hiện hoạt động nhân đạo giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam. Cần Thơ tiếp tục triển khai chương trình chăm sóc...

Từ chính sách đến kết quả tích cực giảm thiểu lao động trẻ em

Thời gian qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, chính sách hài hòa với luật pháp quốc tế nhằm phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.

Phát huy trí tuệ của thanh niên trong ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu

Sáng 9/10, tại Hà Nội, hơn 100 sinh viên đến từ các chuyên ngành khác nhau đã cùng nhau thảo luận về biến đổi khí hậu với chủ đề: “Sự tham gia của thanh niên trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng ở Việt Nam”. Thanh niên, sinh viên Việt Nam tại Mỹ đặt nhiều kỳ vọng vào chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô...

Khởi công cầu vượt lũ cho đồng bào dân tộc Thái ở huyện biên giới Tây Nghệ An

Mới đây, tại bản Cu (xã Quang Phong, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), CLB Tennis Báo chí Nghệ An phối hợp với UBND xã Quang Phong đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu vượt lũ nhằm phục vụ cho gần 400 hộ dân của hai bản Cu và Tỉn Pú. Bản Cu và bản Tỉn Pú thuộc diện 30A, là địa bàn vùng sâu, vùng xa nên cuộc sống người dân địa...

Bóng đá mang lại niềm vui và hy vọng cho trẻ em người Palestine ở Qatar

Những buổi tập bóng đá hằng tuần đã mang lại tiếng cười, niềm hứng khởi cho trẻ em người Palestine, những nạn nhân dễ bị tổn thương của căng thẳng tại Dải Gaza.

Mới nhất

Gần 300 nghìn trẻ mẫu giáo chưa được đến trường

TPO - Tại Hội thảo tham vấn thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo do Bộ GD&ĐT vừa tổ chức, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Nguyễn Bá Minh thông tin, hiện nay có gần 300 nghìn trẻ em mẫu giáo chưa được đến trường, tập trung tại...

Trường Đại học Đông Á: Xây dựng cầu nối cho giới trẻ nói về sức khỏe tinh thần

DNVN - Kỷ niệm ngày sức khoẻ tâm thần thế giới 10/10, trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng) tổ chức chương trình “Nhận diện và chăm sóc sức khoẻ tinh thần trong trường...

Chuyển đổi số y tế mang lại nhiều lợi ích

Tin mới y tế ngày 10/10: Chuyển đổi số y tế mang lại nhiều lợi íchNhững năm qua, Bộ Y tế luôn coi ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng và ưu tiên hàng đầu. Ứng dụng...

Người phụ nữ Mỹ với tình yêu bất tận dành cho nghệ thuật Việt Nam

Bà Suzanne Lecht, một người Mỹ yêu nghệ thuật Việt Nam và hiện là Giám đốc Sáng tạo của Art Vietnam Gallery, đã có một hành trình đầy "tình cờ" để đến với Hà Nội, nơi bà tìm thấy sự cảm mến và niềm đam mê mới trong nghệ thuật và văn hóa. Câu chuyện của bà Suzanne Lecht không...

Mới nhất