Trang chủDestinationsKon TumChế tác, bảo tồn nhạc cụ truyền thống

Chế tác, bảo tồn nhạc cụ truyền thống



09/08/2023 13:02


Để góp phần bảo tồn và phát huy nhạc cụ truyền thống, người Xơ Đăng ở thị trấn Đăk Tô (huyện Đăk Tô) tích cực nghiên cứu chế tác và lưu giữ nhạc cụ dân tộc; đồng thời, trao truyền vốn văn hóa của dân tộc mình cho thế hệ trẻ.

Vào buổi chiều mưa tầm tã, chúng tôi đến nhà ông A Tủi (ở khối phố 5, thị trấn Đăk Tô) bắt gặp hình ảnh ông đang say sưa đánh đàn ting ning và cùng lời hát ngân vang lúc trầm, lúc bổng. Tiếng đàn ting ning của ông A Tủi ngân  lên đem lại cho chúng tôi nhiều cung bậc cảm xúc, như được sống trong không gian của lễ hội.

Thấy chúng tôi bước đến, ông A Tủi dừng đàn và vui vẻ giới thiệu những nhạc cụ truyền thống mà bản thân ông đã làm ra. Vừa cho chúng tôi xem, ông vừa kể, từ thuở nhỏ, ông đã đam mê tiếng đàn, các nhạc cụ cổ truyền của đồng bào Xơ Đăng. Tâm hồn trẻ thơ của ông luôn bay bổng theo giai điệu thánh thót của những tiếng đàn trong mùa lễ hội. Ông may mắn được những nghệ nhân trong làng hồi xưa chỉ dạy, nên mới 15 tuổi, ông đã thành thạo chế tác đàn ting ning và đàn t’rưng.








Các nghệ nhân ở thị trấn Đăk Tô đều tâm huyết và mong muốn lưu giữ nhạc cụ truyền thống. Ảnh: NS

 

“Để làm ra cây đàn đẹp, âm thanh đạt chuẩn thì không đơn giản. Ngày xưa, người già làm một cây đàn t’rưng phải mất cả mấy tháng trời mới xong. Tre, nứa chặt từ rừng già phải luộc phơi giàn bếp từ 3-4 năm mới có thể mang lên để làm đàn. Giờ những công đoạn đó đơn giản hơn, để làm đàn t’rưng, k’lông pút, chỉ mất từ 2-3 tuần là xong”-ông A Tủi cho biết.

Ở khối phố 3, ông A Bang cũng chơi và chế tác nhạc cụ truyền thống có tiếng cả vùng. Vừa tỉ mỉ ngồi vót những thanh nứa, ông A Bang vừa chia sẻ: Người nghệ nhân phải luôn tỉ mỉ đến từng chi tiết của mỗi nhạc cụ làm ra, đặc biệt là khâu chọn nguyên liệu tre, nứa. Mỗi lần đi chặt tre, nứa là đi gần cả hàng chục cây số. Nứa là phải chọn cây thẳng, từ 3 năm tuổi trở lên, thân không bị sâu, không bị nứt, không quá non, cũng đừng quá già. Còn để làm đàn đá, phải đi mòn theo những dòng suối chọn hòn đá có âm vang tốt, sau đó là đẽo, đục và mài để đạt âm thanh chuẩn nhất.

Theo ông A Bang, khi làm một cây đàn, ống nứa phải lấy loại không quá già vì sẽ bị nặng tay, lấy non thì bị méo âm. Đặc biệt, với đàn ting ning, quả bầu phải là giống bầu truyền thống do nhà trồng để có độ to, độ già vừa đủ và được để khô tự nhiên.








Anh A Huyền cùng ông A Bang đang chơi đàn t’rưng mới hoàn thành. Ảnh: N.S

 

Cùng ở khối phố 3 (thị trấn Đăk Tô), anh A Huyền có tiếng là người trẻ chơi nhạc cụ giỏi và chế tác nhiều loại nhạc cụ dân tộc độc đáo. Những ngày thơ ấu, anh Huyền được nghe người lớn tuổi hòa tấu nhạc cụ dân tộc rồi đam mê lúc nào không hay. Giai điệu cồng chiêng hay đàn t’rưng, đàn k’lông pút trong những lễ hội làm anh mê say. Từ đam mê đó, anh Huyền đã theo học chuyên ngành đàn t’rưng tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội (Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Huyền chọn về địa phương để theo đuổi đam mê chơi và chế tác nhạc cụ, với mong muốn lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

“Năm 2014, tôi đã tìm tòi và chế tác thành công đàn t’rưng của dân tộc. Thời điểm đó làm rất khó khăn, tôi phải mất nhiều tháng tìm nguyên liệu, rồi chỉnh âm sao cho đúng nhất. Bên cạnh đó, tôi còn tìm đến các nghệ nhân chế tác nhạc cụ ở huyện để học hỏi, từ đó tích lũy kinh nghiệm để hoàn thiện đàn t’rưng của mình trong vòng hơn 2 tháng”- anh A Huyền cho hay.

Hiện nay, anh A Huyền chế tác thành công một số loại nhạc cụ như đàn t’rưng, đàn đá, đàn k’lông pút. Mỗi năm, anh làm ra hàng chục loại nhạc cụ để bán cho những người đam mê chơi, các bảo tàng và sự kiện cần nhạc cụ truyền thống. Từ đầu năm đến nay, anh đã chế tác hơn 10 chiếc đàn t’rưng (đàn t’rưng dân gian và t’rưng hiện đại). Bên cạnh đó, anh còn mang những nhạc cụ chính tay mình làm ra để biểu diễn ở các chương trình, hội thi trên cả nước.

Để nhạc cụ truyền thống được lưu truyền, không bị mai một theo thời gian, anh A Huyền cùng ông A Bang đã tích cực truyền dạy cho con cháu của mình. Những tiết học về nhạc cụ dân tộc có thể diễn ra ngay trong căn bếp chật hẹp, ở ngoài hành lang hoặc bên hiên nhà, thế nhưng, đây lại là nơi gieo tình yêu nhạc cụ dân tộc vào mỗi đứa trẻ, với hy vọng văn hóa truyền thống sẽ tiếp tục được bảo tồn và phát huy.

Em Đinh Nhật Nam (ở khối phố 3, thị trấn Đăk Tô) tự hào nói: “Nhờ ông A Bang và anh A Huyền hướng dẫn, bản thân em đã biết một số kỹ năng cơ bản của đàn t’rưng, đàn đá. Thời gian đầu tiếp cận với nhạc cụ này quả thực rất khó khi sử dụng, thế nhưng nếu có đam mê, tình yêu, em nghĩ rằng mình có thể làm được, từ đó, góp phần gìn giữ nét văn hóa đẹp của đồng bào Xơ Đăng”.      

Nay Săt





Source link

Cùng chủ đề

Tân HLV thủ môn tuyển Việt Nam là ‘bạn nhậu’ của ông Kim Sang-sik

Cách đây ít ngày, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) ký hợp đồng với Lee Won-jae - huyền thoại của bóng đá Hàn Quốc. Ông Lee sắm vai trò HLV thủ môn cho đội tuyển Việt Nam và bắt đầu công việc ngay từ chuyến tập huấn tại Hàn Quốc vào ngày 23/11. HLV Lee Won-jae sẽ tiép tục huấn luyện Nguyễn Filip, Đặng Văn Lâm ở vòng loại Asian Cup 2027.Ông Lee nhận được lời mời...

Lá ổi có lợi ích gì đối với sức khoẻ?

Lá ổi có lợi ích gì đối với sức khoẻLương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội cho biết, lá ổi được mệnh danh là "thần dược" bởi chứa nhiều hợp chất có lợi. Trong Đông y, lá ổi là phương thuốc thảo dược chữa tiêu chảy. Để điều trị, đun sôi 30 g lá ổi với một nắm bột gạo trong 1-2 ly nước, uống hai lần một ngày. Trong trường hợp mắc bệnh...

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 13/11: Nắng gián đoạn, chỉ số tia UV cao

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Bộ, thời tiết TP.HCM hôm nay 13/11, Mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.Nhiệt độ dao động trong khoảng 30-32 độ C, độ ẩm tương đối phổ biến 73%, mật độ mây 75%.Dự báo chỉ số UV: Các quận, huyện của TP.HCM...

‘Giàn giáo’ hay ‘dàn giáo’, từ nào mới đúng chính tả?

Ngôn ngữ Tiếng Việt đa dạng và phong phú, khiến nhiều người bối rối giữa những cụm từ có ý nghĩa tương đồng hoặc phát âm giống nhau. Giàn giáo - dàn giáo là một trong những cặp từ thường gây nhầm lẫn.Trong Tiếng Việt, từ này chỉ hệ thống nâng đỡ công trình xây dựng, phương tiện cho người thợ thi công các công trình trên cao.Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy để lại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khmer: Cội nguồn tâm linh và văn hóa

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khmer, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, góp phần hình thành nên những giá trị tinh thần cao đẹp, tạo nên...

Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong những biểu tượng kiến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất của Tây Nguyên. Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman và nhà sàn truyền thống của người Ba Na, ngôi nhà thờ này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Một ngày đi hết các điểm đến mới ở Măng Đen

KON TUM-Thanh Hằng gợi ý các địa điểm mới có khung cảnh thiên nhiên đẹp ở Măng Đen và lịch trình khám phá trong một ngày. Nguyễn Thanh Hằng, 24 tuổi, người Hà Nội, chuyển vào Măng Đen sinh sống và làm việc được 8 tháng. Thời gian ở đây, cô để dành những ngày cuối tuần, tách mình khỏi công việc, khám phá từng ngõ ngách của thị trấn nghỉ mát này. "Nhiều người nói Măng Đen buồn, ít chỗ chơi, quanh...

Mới nhất

Để chiếm lại top đầu, ngành 40 tỷ USD của Việt Nam nhìn bài học từ Bangladesh

Chỉ sau 2 năm, Bangladesh đã bứt phá lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu dệt may. Muốn tồn tại và chiếm vị trí top đầu, ngành dệt may Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD dứt khoát phải có sự đầu tư, hy sinh cho sản xuất xanh. Bài học từ Bangladesh Thực tế...

Thị trường âm nhạc TP HCM dần trở lại thời đỉnh cao

Tại Nhà hát Hòa Bình, sô diễn của ca sĩ Uyên Linh "The Vocalist" (tối 9-11) chật kín khán giả. ...

Houthi tấn công tàu hải quân Mỹ, Israel dọa “đánh” tới mỏ dầu Iran

Tình hình Trung Đông tiếp tục diễn biến nóng với các cuộc tấn công và đe dọa trả đũa trong khu vực.

Đâm xe nghiêm trọng ở Trung Quốc, có tới 35 người thiệt mạng

(CLO) Một tài xế đã đâm xe vào đám đông tại một trung tâm thể thao ở thành phố Chu Hải của Trung Quốc, khiến 35 người thiệt mạng và 43...

Giá xăng dầu hôm nay 13/11: Duy trì ở ngưỡng thấp

Giá dầu thế giớiLúc 6h ngày 13/11, giá dầu WTI giảm 0,15 USD, tương đương 0,22 %, xuống mức 67,97 USD/thùng. Giá dầu Brent tăng 0,06 USD, tương đương 0,08%, lên mức 71,89 USD/thùng.Giá dầu đứng ở ngưỡng thấp do các nhà đầu tư tiếp nhận thông tin OPEC cắt giảm dự báo về tăng trưởng nhu cầu,...

Mới nhất