Trang chủChính trịNgoại giaoĐịa phương nào có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 20 tỷ...

Địa phương nào có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 20 tỷ USD? giá gạo Việt “tăng nóng”


Việt Nam dẫn đầu về cung tôm cho Nhật Bản; xuất khẩu gạo tăng “nóng” 68% … là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu ngày 7-11/8.

Xuất khẩu ngày 7-11/7: Địa phương nào có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 20 tỷ USD? giá gạo Việt 'tăng nóng'
Nhật Bản cũng được nhiều doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh xuất khẩu trong năm nay nhờ nhu cầu được đánh giá là ổn định, tỷ suất lợi nhuận ở Nhật Bản tốt hơn do có tỷ lệ hàng tinh chế, phối chế cao. (Nguồn: Báo Vĩnh Long)

Việt Nam dẫn đầu về cung tôm cho Nhật Bản

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, tính tới 15/7/2023, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản đạt 256 triệu USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2022.

Thị trường Nhật Bản mua 236 triệu USD tôm từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay, giảm 29% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng 6/2023 giảm 35% – mức giảm sâu nhất kể từ tháng 3 năm nay.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản những tháng đầu năm nay còn gặp khó khăn do đồng Yên sụt giá mạnh. Đến đầu tháng 7/2023, đồng Yên đã giảm trên 145 Yên cho mỗi USD, khiến việc tiêu thụ tôm vào thị trường này gặp khó khăn vì giá bán phải giảm theo đà giảm của đồng Yên.

Trong 3 nhóm sản phẩm tôm chính xuất khẩu sang Nhật Bản, tôm chân trắng chiếm 63,5%, tôm sú chiếm 17,9%, còn lại là tôm loại khác với 18,6%. Khác với những thị trường khác, tỷ trọng xuất khẩu tôm loại khác của Nhật Bản cao hơn tôm sú. Giá trị xuất khẩu tôm chân trắng sang Nhật Bản trong nửa đầu năm 2023 đạt 150 triệu USD, giảm 26%, giá trị xuất khẩu tôm sú giảm 45%, đạt 42 triệu USD. Đáng chú ý, xuất khẩu tôm loại khác sang Nhật Bản đạt 44 triệu USD, giảm 15%.

6 tháng đầu năm 2023, giá trung bình xuất khẩu tôm chân trắng đông lạnh của Việt Nam sang Nhật Bản dao động từ 6,5 – 10,3 USD/kg. Giá trung bình tôm sú đông lạnh xuất khẩu sang Nhật Bản dao động từ 14,1 – 17,7 USD/kg. Giá trung bình xuất khẩu tôm chân trắng và tôm sú đông lạnh sang Nhật Bản trong quý 2 năm nay có xu hướng giảm nhẹ so với quý 1 năm nay.

Nhật Bản cũng được nhiều doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh xuất khẩu trong năm nay nhờ nhu cầu được đánh giá là ổn định, tỷ suất lợi nhuận ở Nhật Bản tốt hơn do có tỷ lệ hàng tinh chế, phối chế cao. Trong bối cảnh tôm nguyên liệu trong nước giảm do dịch bệnh trên tôm, các sản phẩm tôm Việt Nam chế biến xuất khẩu sang Nhật Bản giữ được ưu thế hơn so với các thị trường khác.

Một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất sang Nhật Bản như Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, Công ty CP Hải Việt, Công ty CP Tập Đoàn Thủy Sản Minh Phú, Công ty CP Thủy sản Minh Phú Hậu Giang

Trên thị trường Nhật Bản, tôm Việt cũng phải cạnh tranh với tôm Ấn Độ và Ecuador. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), 5 tháng đầu năm nay, trong khi tổng nhập khẩu tôm chung vào Nhật Bản giảm 11%, nhập khẩu từ nguồn cung lớn nhất Việt Nam cũng ghi nhận giảm thì Nhật Bản vẫn tăng mạnh nhập khẩu từ Ấn Độ và Ecuador, lần lượt là 43% và 20%. Số liệu từ Bộ Thương mại Ấn Độ cho thấy, 5 tháng đầu năm nay, Nhật Bản tăng mạnh nhập khẩu tôm sú từ Ấn Độ.

Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất cho Nhật Bản, chiếm thị phần 23,7%. Thái Lan đứng thứ 2 với thị phần 17,7%. Tiếp đó, Ấn Độ đứng thứ 4 với 14,5% và Ecuador xếp thứ 10 với 2,1%.

Xuất khẩu gạo tăng “nóng” 68%

Theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố, nửa cuối tháng 7 (16-31/7), cả nước xuất khẩu 411.462 tấn gạo, kim ngạch đạt 227,2 triệu USD. So với nửa đầu tháng này, lượng gạo xuất khẩu tăng tới 65% và kim ngạch tăng gần 68%.

Trong tháng 7, cả nước xuất khẩu 660.738 tấn gạo, kim ngạch 362,66 triệu USD, tăng 6,9% về lượng và tăng 6,4% về kim ngạch so với tháng trước.

Tính chung 7 tháng đầu năm, cả nước xuất khẩu gần 4,9 triệu tấn gạo, tổng kim ngạch đạt 2,62 tỷ USD, tăng 20,1% về lượng và tăng 31,4% về kim ngạch so với cùng kỳ 2022.

Về giá, dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của nước ta ngày 10/8 đạt mốc mới 638 USD/tấn, gạo 25% cũng vọt lên 618 USD/tấn, đồng loạt tăng 20 USD/tấn so với phiên hôm trước (9/8). Còn so với thời điểm trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu, gạo 5% tấm và 25% tấm đã tăng thêm 105 USD/tấn, đưa giá mặt hàng này lên mức cao hiếm có trong lịch sử.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, những tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đang khởi sắc ở cả 3 tiêu chí: lượng, kim ngạch và trị giá bình quân.

Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Philippines, Trung Quốc, Indonesia… trong đó, Philippines nhiều năm giữ vị trí là thị trường lớn nhất, 7 tháng đầu năm xuất khẩu sang quốc gia Đông Nam Á này đạt gần 1,94 triệu tấn, kim ngạch gần 985 triệu USD.

Đáng chú ý, cơ cấu gạo tiếp tục được chuyển dịch sang các loại gạo chất lượng và giá trị cao. 7 tháng qua, chủng loại gạo trắng thường vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất đạt 55,5% tổng lượng xuất khẩu (tương đương khoảng 2,35 triệu tấn); tiếp đến chủng loại gạo thơm các loại chiếm khoảng 24,2% tổng lượng xuất khẩu (khoảng 1 triệu tấn); chủng loại gạo nếp đứng thứ 3, chiếm khoảng 8,5% tổng lượng xuất khẩu (lượng đạt khoảng 358,5 nghìn tấn); gạo tấm chiếm 7,6% tổng lượng xuất khẩu (lượng đạt khoảng 324.000 tấn); còn lại là các loại gạo khác.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam nhận định, thời gian qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng mạnh và các thương nhân xuất khẩu gạo đã đạt mục tiêu đề ra khi tiêu thụ lúa gạo cho người dân với giá cả tốt và bình ổn được thị trường trong nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Hiện chất lượng gạo của Việt Nam đáp ứng được tất cả các thị trường thế giới, đây là một tín hiệu đáng mừng.

Thời điểm này, gạo Việt đang có lợi thế xuất khẩu để tăng được cả sản lượng lẫn giá xuất khẩu do hiệu ứng nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu lớn bị hạn chế, nhưng lợi thế này sẽ không kéo dài. Trong khi nhiều ý kiến cho rằng, Ấn Độ – quốc gia xuất khẩu khoảng 22 triệu tấn/năm có thể sẽ thu hồi lệnh cấm xuất khẩu, giá gạo chắc chắn sẽ không thể duy trì ngưỡng cao.

Do đó, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần tận dụng thời cơ ngắn hạn để tăng xuất khẩu, chốt giá bán cao. Bên cạnh đó, cần tiếp tục kiên định thực hiện theo hướng nâng cao chất lượng, gia tăng các loại gạo thơm, gạo đặc sản, tăng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng sản lượng, giảm tiêu hao vật tư đầu vào, giảm phát thải để hướng tới mục tiêu net Zero trong ngành nông nghiệp.

Dự báo, năm 2023, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt 8 triệu tấn, là con số kỷ lục từ trước đến nay.

Những địa phương có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 20 tỷ USD

Số liệu về tình hình xuất nhập khẩu tháng 7 và 7 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê và Tổng cục Hải quan chỉ ra rằng, trong tháng 7/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 57,21 tỷ USD, tăng 2,5% so với tháng trước và giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 7 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 374,23 tỷ USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 10,6%; nhập khẩu giảm 17,1%. Cán cân thương mại hàng hóa 7 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu 15,23 tỷ USD.

Xuất khẩu ngày 7-11/7: Địa phương nào có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 20 tỷ USD? giá gạo Việt 'tăng nóng'
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương ghi nhận kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 20 tỷ USD. (Nguồn: Báo Văn hoá)

Theo đó, về xuất khẩu, báo cáo cho hay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7/2023 ước đạt 29,68 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,76 tỷ USD, giảm 1,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 21,92 tỷ USD, tăng 1,7%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7/2023 giảm 3,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 4,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 3,2%.

Tính chung 7 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 194,73 tỷ USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 51,5 tỷ USD, giảm 10,2%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 143,23 tỷ USD, giảm 10,8%, chiếm 73,6%.

Xét theo tỉnh, thành phố, báo cáo của Tổng cục Hải quan cho biết, tính riêng trong tháng 7/2023, 5 địa phương có kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước lần lượt là Thành phố Hồ Chí Minh (3,6 tỷ USD), Bắc Ninh (3,4 tỷ USD), Thái Nguyên (2,7 tỷ USD), Bình Dương (2,6 tỷ USD), và Đồng Nai (1,88 tỷ USD).

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Thành phố Hồ Chí Minh và Bắc Ninh là hai địa phương ghi nhận kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 20 tỷ USD. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của hai địa phương này tính đến tháng 7/2023 lần lượt đạt 23,6 tỷ USD và 20,6 tỷ USD, đứng thứ nhất và thứ hai cả nước. Theo sau là Bình Dương, với kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 17,34 tỷ USD.

Ngoài ra, một số địa phương khác cũng ghi nhận kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 10 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm có thể kể đến như: Thái Nguyên (15,6 tỷ USD), Hải Phòng (13,3 tỷ USD), Bắc Giang (12,5 tỷ USD) và Đồng Nai (12,3 tỷ USD)

Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 7 tháng năm 2023, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 2,53 tỷ USD, chiếm 1,3%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 171,5 tỷ USD, chiếm 88,1%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 15,75 tỷ USD, chiếm 8,1%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 4,95 tỷ USD, chiếm 2,5%.

Về nhập khẩu, báo cáo của Tổng cục Hải quan cho biết, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2023 ước đạt 27,53 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,73 tỷ USD, tăng 14,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 16,8 tỷ USD, giảm 1%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2023 giảm 9,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 0,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 15,4%.

Tính chung 7 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 179,5 tỷ USD, giảm 17,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 64,1 tỷ USD, giảm 16,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 115,4 tỷ USD, giảm 17,7%.

Trong đó, 5 địa phương có kim ngạch nhập khẩu cao nhất cả nước 7 tháng đầu năm lần lượt là Thành phố Hồ Chí Minh (31,1 tỷ USD), Hà Nội (20,2 tỷ USD), Bắc Ninh (17,5 tỷ USD), Bình Dương (12,2 tỷ USD) và Hải Phòng (11,4 tỷ USD).





Nguồn

Cùng chủ đề

Đơn hàng về đồ gỗ tăng trưởng ấm nóng so với đầu năm

Ngành sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ đang có những tín hiệu tốt, và dự báo cuối năm nay và trong năm 2025 sẽ có thêm những thuận lợi. Do đó, các doanh nghiệp trong nước cần nắm rõ để tính toán đầu tư, sản xuất phù hợp. ...

Đà Nẵng: 10 tháng xuất siêu gần 500 triệu USD

DNVN - Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, tình hình xuất nhập khẩu trên địa bàn TP 10 tháng năm 2024 có chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả khả quan, cán cân thương mại hàng hóa 10 tháng năm 2024 tiếp tục duy trì xuất siêu 476 triệu USD. ...

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD. Tín hiệu thị trường tích cực Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến ngày 15/10/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của dệt may...

Xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ như thế nào?

DNVN - Các chính sách thương mại đặc thù của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tới. ...

Xuất khẩu thủy sản tăng tốc trở lại, tự tin vượt mục tiêu 10 tỷ USD

Quý III/2024 là giai đoạn đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của các thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam. Hai thị trường lớn, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở về quỹ đạo tăng trưởng. Bước sang quý IV, ngay tháng đầu tiên của quý này (tháng 10), xuất khẩu thủy sản đã đạt hơn 1 tỷ USD, tăng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Mới đây, Batdongsan.com.vn đã công bố giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam (VREAA) nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.

Giá vàng giảm, phản ứng với “làn sóng đỏ” hậu bầu cử Mỹ, Nga không ngừng tích trữ, trong nước thuận chiều

Giá vàng hôm nay 12/11/2024, Giá vàng giảm phiên thứ hai liên tiếp, chịu ảnh hưởng từ thị trường sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tỷ lệ dự trữ vàng của Nga cao kỷ lục trong 25 năm. Giá vàng trong nước thuận đà giảm.

Thị trường trong nước chưa có thêm yếu tố ủng hộ xu hướng tăng, thế giới phản ứng trái chiều

Giá tiêu hôm nay 12/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Tranh “Vỏ Tương lai” được chọn làm quà tặng HANIFF

Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 (HANIFF) để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp đối với giới điện ảnh trong nước và quốc tế. Bức tranh Vỏ Tương lai - Cover of Future với thông điệp về môi trường của họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức vinh dự được lựa chọn làm quà tặng cho các khách mời tham dự Liên hoan phim.

Nga dốc lực tính làm cú chốt ở Kursk? Ông Donald Trump hạ lệnh “nóng” cho nghị sĩ đảng Cộng hòa, Hội nghị COP29...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Bài đọc nhiều

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Trung Quốc có động thái mới, đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Giá xăng dầu hôm nay 11/11: Giậm chân tại chỗ

Giá xăng dầu hôm nay 11/11 ghi nhận cả dầu Brent và WTI đều “giậm chân tại chỗ”, tương ứng ở mức 73,87 USD/thùng và 70,38 USD/thùng.

Giá vàng lao dốc vào thời điểm “mua tin đồn bán sự thật”, chuyên gia dự báo không khả quan về thị trường tuần...

Giá vàng hôm nay 11/11/2024: Giá vàng trong nước “rớt thảm” theo thị trường thế giới, người mua từ đầu tuần có thể mất tới 7 triệu đồng/lượng chỉ sau một tuần. Giá vàng thế giới trải qua đợt suy thoái nặng nhất sau nhiều tháng "thăng hoa" kỷ lục. Dự báo giá vàng tuần này không khả quan?

Cùng chuyên mục

Tổng thống Chile Gabriel Boric chủ trì lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường

Xe chở Chủ tịch nước Lương Cường tiến vào khu trung tâm Quảng trường Hiến pháp. Đội trưởng đội danh dự Phủ Tổng thống Chile đón Chủ tịch nước tại nơi đỗ xe và trân trọng mời Chủ tịch nước bước lên thảm đỏ duyệt đội danh dự. Tiếp đó, Chủ tịch nước Lương Cường được mời tiến tới cổng chính trải thảm đỏ trước Dinh La Moneda, nơi Tổng thống Gabriel Boric Font đang chờ đón. Hai...

Thị trường trong nước chưa có thêm yếu tố ủng hộ xu hướng tăng, thế giới phản ứng trái chiều

Giá tiêu hôm nay 12/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Giá vàng giảm, phản ứng với “làn sóng đỏ” hậu bầu cử Mỹ, Nga không ngừng tích trữ, trong nước thuận chiều

Giá vàng hôm nay 12/11/2024, Giá vàng giảm phiên thứ hai liên tiếp, chịu ảnh hưởng từ thị trường sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tỷ lệ dự trữ vàng của Nga cao kỷ lục trong 25 năm. Giá vàng trong nước thuận đà giảm.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Thủ đô Hà Nội với Argentina

Tham dự buổi tiếp có Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền và lãnh đạo các sở, ban, ngành TP Hà Nội. Bày tỏ vui mừng chào đón Đoàn đại biểu Đảng Công lý (PJ) đến thăm và làm việc tại Thành ủy Hà Nội, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong chúc Đoàn có thời gian làm việc thật hiệu quả tại Việt Nam và Thủ đô Hà Nội. Chia sẻ tại buổi tiếp, Phó...

Trung Quốc có động thái mới, đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Mới nhất

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đang được hoàn thiện nhiều hạng mục dự kiến sẽ chính thức khai mạc vào tháng 12 tới. Ngày 11/11, đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng,...

Đơn hàng về đồ gỗ tăng trưởng ấm nóng so với đầu năm

Ngành sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ đang có những tín hiệu tốt, và dự báo cuối năm nay và trong năm 2025 sẽ có thêm những thuận lợi. Do đó, các doanh nghiệp trong nước cần nắm rõ để tính toán đầu tư, sản xuất phù...

Đại biểu tiếp tục sốt ruột trước tình trạng thiếu thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế nói đã tháo gỡ nhiều

Thực tế, vẫn còn thời điểm người dân khám xong không mua được thuốc tại nhà thuốc bệnh viện, ảnh hưởng đến việc điều trị, theo phản ánh của đại biểu Quốc hội. Đại biểu tiếp tục sốt ruột trước tình trạng thiếu thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế nói đã tháo gỡ nhiềuThực tế, vẫn còn thời điểm...

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu, nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố...

Bão Toraji trở thành bão số 8, khả năng tan ngay trên Biển Đông

Bão Toraji đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 8 trong năm 2024. Dự báo, khoảng 2-3 ngày tới, bão suy yếu nhanh và tan trên biển. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 22h đêm 11/11, vị trí tâm bão số 8 (bão...

Mới nhất