Trang chủThừa Thiên - HuếVăn hóaAi còn lồng nhãn nữa không?

Ai còn lồng nhãn nữa không?


“Vải trạng cung Diên/Nhãn lồng Phụng Tiên”

Dạo này trên nhiều tuyến đường quanh Thành Nội, người ta bán nhãn Huế khá nhiều. Điều dễ phân biệt với nhãn vùng khác là hầu hết quả nhãn Huế nhỏ, cơm còn mỏng, có vị ngọt nhẹ. Giá mỗi cân từ 25.000-40.000 đồng nhưng vẫn đắt khách. Bà Dương Thị Hoa, một người theo nghề bán nhãn 45 năm lý giải cho việc bán nhãn sớm khi chưa tới ngày thu hoạch: “Nhãn mình ra quả tự nhiên có dùng thuốc thang chi mô nên ai cũng ưng. Mỗi ngày hái tầm vài chục cân bán lai rai rứa. Bữa ni lồng nhãn tiền công cao, lại dễ mất trộm, bán sớm may ra còn kiếm được ít tiền chợ búa”.

Tương tự, anh Dương Văn Lợi, một người chuyên bán nhãn cũng lắc đầu khi tôi hỏi mua nhãn lồng Huế làm quà. “Mấy năm ni mần chi có nhãn lồng chị ơi. Có ai lồng nữa mô mà mua. Nhãn to từng mô họ hái bán từng nấy”, anh nói.

Nhãn Huế vốn có tiếng từ lâu, không chỉ trong văn thơ mà còn cả trong đời sống. Riêng nhãn lồng Đại Nội nằm trong ba thứ quả trứ danh được nhắc đến trong câu ca dao: “Vải trạng cung Diên/Nhãn lồng Phụng Tiên/ Đào tiên Thế miếu”.

Hệ thống lăng tẩm thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý hiện có hơn 500 cây nhãn. Trong đó, Đại Nội chiếm hơn một nửa, ngoài ra, nhãn còn được trồng ở lăng Tự Đức, lăng Dục Đức, Tam Tòa… Mùa này, dạo quanh viện Cơ Mật, Tôn Nhơn phủ, Khâm Thiên Giám… từng cành nhãn trĩu quả la đà sà xuống mái công trình rêu phong phủ bóng thời gian. Những cây nhãn lớn khu vực Tử Cấm Thành, cung Diên Thọ, điện Phụng Tiên có tuổi đời lâu năm, khả năng là giống nhãn được tiến cung từ xưa.

Cách đây vài năm, tôi từng được nếm thử nhãn ở chốn Hoàng cung, nghe hương vị ngọt lành thấm qua từng thớ lưỡi đến nỗi phải dùng từ “trác tuyệt”. Ấy là khi bóc lớp vỏ vàng ươm đã thấy dậy mùi thơm thoang thoảng. Hạt nhãn nhỏ, đen láy, có quả hạt bé như hạt tiêu, cơm dày trong, vị ngọt thanh. Quả thực ai đã từng thưởng thức nhãn Đại Nội đều thấy thỏa lòng thích thú vô cùng.

Theo một số nhà nghiên cứu, khả năng những cây nhãn thâm niên chốn Hoàng cung được gầy giống từ nhãn Hưng Yên tiến cống. Dưới triều Minh Mạng thứ 11, người dân Hưng Yên đã chọn những quả nhãn thơm ngon đưa vào Kinh đô dâng tiến. Có lẽ giống nhãn ấy ủ nắng, ăn sương, dầm mưa, đón gió nên mới cho ra vị quả nhãn đặc trưng hấp thụ sinh khí đất trời xứ này. Từ những gốc nhãn trong Đại Nội, loài cây này được truyền về các vườn phủ ươm trồng, phát triển rộng khắp.

Nếu tính theo số lượng thì Đại Nội chính là vùng sở hữu cây nhãn lớn nhất Huế, ngon nhất Huế. Một chủ thầu cây ăn trái cho hay, cha ông từng bỏ ra gần cây rưỡi vàng mua đệm cói đấu thầu lồng 3 tấn nhãn ở Đại Nội những năm 80. Ông Hồ Xuân Đài, chủ một nhà vườn Thủy Biều (TP. Huế) thuật lại rằng, gia đình ông từng đón dân buôn ngoại tỉnh đến ở trọ, dựng lò sấy nhãn Đại Nội để đưa ra Bắc.

Nhãn Huế ra hoa vào khoảng tháng 3, 4 và thu hoạch tầm tháng 6, 7 dương lịch. Tuy nhiên, bù lại cho cái sự ngon ngọt, trông đợi của người sành ăn thì tầm 2-3 năm, nó mới ra quả một lần. Khi hạt nhãn vừa chuyển màu đen, tựa chín tới, người ta sẽ lồng nhãn. Gần một tháng sau, trái nhãn “kết” thì thu hoạch sẽ cho quả ngon, thơm, giá trị bán cao hơn.

Năm nay, Đại Nội vẫn có vài gốc nhãn ngon được lồng để làm quà biếu tặng, số còn lại vẫn tung tảy dưới nắng hè. Bên ngoài những bức tường thành rêu phong, dân gian vẫn chộn rộn cảnh hái nhãn, bán nhãn từ các nhà vườn Huế mang về hệt như câu ca: “Tháng sáu buôn nhãn, bán trâm”.

Không còn gánh nặng, thang mang

Nhiều năm trở lại đây, rất hiếm nhà lồng nhãn bởi tiền công thuê cao hoặc chấp nhận chia theo tỷ lệ 5:5, 6:4 cho người làm. Duy nhà nào cây được bảo quản tốt, không bị trộm cắp hoặc loại ngon đặc biệt mới đầu tư cho công đoạn này.

Xứ Kim Long có nhiều phủ đệ, quanh vùng này đến nay vẫn còn lắm gốc nhãn cổ thụ. Dạo quanh nhà vườn Phú Mộng (Kim Long, TP. Huế), màu nhãn vàng ươm phủ sắc khắp các vườn. Nguyên con kiệt 42 Phú Mộng, hầu như nhà nào cũng có một vài gốc nhãn tuổi đời trăm năm nhưng chả ai còn lồng nhãn.

Nhà ông Huỳnh Viết Cẩn cũng là một trong số đó. Nhiều năm qua, cứ độ nhãn chín, ông gọi người đến bán và mua lại một ít để dâng cúng bàn thờ tiên tổ. Nhìn vườn nhãn, ông bồi hồi nhớ lại cảnh cả nhà làm thang tre, kết mo cau rộn ràng cùng nhau lồng nhãn. Cái thời ấy qua rồi. Vườn nhãn giờ chỉ còn vài gốc giữ lại hương vị xưa, không còn giá trị kinh tế như ngày trước.

Nhắc đến nghề lồng nhãn, xứ Kim Long đều nhớ đến cha con ông Mai Khắc Tăng. Ông Tăng năm nay 62 tuổi. 10 tuổi, ông theo phụ cha làm việc và học nghề từ đó. Hồi trước, cha mẹ, vợ chồng hai anh em ông đều lồng nhãn, hái nhãn khắp vùng Kim Long, Hương Hồ, Thủy Biều…

“Mo cau mua với số lượng lớn, đặt bạn hàng từ vùng Mỹ Lợi (Phú Vang) gom mỗi đợt vài trăm cái. Sau đó đem mo ngâm nước, dùng lạt tre để buộc lại. Sáng 4,5 giờ phụ nữ dậy nấu thức ăn mang theo. Cả nhà rồng rắn dắt nhau đi bộ, người gánh thang, người gánh mo, kẻ lo cơm nước. Lồng nhãn là làm cả ngày, ăn ngủ tại vườn, chiều tối mới về”, ông Tăng chậm rãi lần theo dòng hồi ức.

Lồng nhãn có khi bị ong đốt, gãy cành, may mắn là cha con ông Tăng không hề hấn chi. Mạ ông mang những thúng nhãn lồng đổi công về cột thành từng chùm bỏ mối cho bạn hàng chợ Đông Ba. Tiền bán nhãn mua gạo đồ dùng trong nhà, nuôi con cái lớn khôn. Cha mất, ông cùng vợ nối nghiệp cho đến khi gần 50 tuổi thì chuyển sang phụ thợ nề bởi không còn ai thuê lồng nhãn nữa.

Nhớ lại tháng ngày tất bật gắn bó với nghề, ông kể: “Nhãn Huế mình ngon nhứt là nhãn ráo. Quả to bằng quả dâu đất, cơm dày mà trong, vị thanh mùi thơm nhè nhẹ. Vùng Kim Long thuở xưa có vườn trồng tới mười mấy gốc nhãn, lồng cả tuần không hết. Có cây 700-800 lồng nhãn, mần tới 4 ngày mới xong. Hồi trước, rằm tháng Tư là đã có nhãn lồng bán, sau này tiết trời thất thường thời điểm thu hái bắt đầu muộn hơn”.

Hơn chục năm cầm bay, xi măng song đến nay, ông Tăng vẫn nhớ thao tác ghép góc, buộc mo. Vừa trò chuyện với tôi, ông vừa tỉ mẩn làm cho mấy đứa cháu nội xem cách lồng nhãn bằng mo cau rồi tiếc rẻ: “Âu cũng là thời thế, tránh sao được sự thịnh suy của nghề”!

Nhà văn Trần Kiêm Đoàn từng viết: “Những trái nhãn lồng là hiện thân của những người con gái Huế. Phải biết lồng trái tim giữa mùa ươm trái dậy thì. Mơ mộng, lãng mạn, đam mê, vương vấn, dậy sóng tới đâu… thì cũng phải “lồng” mới chín mọng, mới ngọt ngào, thơm tho, danh giá được”. Thứ quả ngon đi vào thơ văn một cách lãng mạn đến vậy nhưng giờ đây, ở chính nơi vùng Hương Ngự, tìm ra quả nhãn lồng đúng nghĩa thơm tho, ngọt mọng ấy đã không còn dễ dàng như xưa.



Nguồn

Cùng chủ đề

Công khai bí mật đời sống riêng tư, đời sống cá nhân khi nào?

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ khái niệm bí mật đời sống riêng tư và cân nhắc quy định liên quan đến vấn đề này khi cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu. Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu sáng 8/11, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) cho biết, về công khai dữ liệu, dự Luật quy định dữ liệu được công khai có điều kiện gồm dữ liệu liên...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2024

(NADS) - Ngày 8/11, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là Đại hội toàn thể hội viên Chi Hội NSNA thành...

Ý nghĩa chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường

(Dân trí) - Chuyến công tác sắp tới của Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định tâm thế mới, vai trò, vị thế ngày càng gia tăng của Việt Nam ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Cộng hòa Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính...

Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Trên địa bàn huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk hiện có 37 vùng trồng sầu riêng xuất khẩu được cấp mã số vùng trồng với tổng diện tích 2.053 ha. Chiều ngày 8/11, UBND huyện Krông Pắc (tỉnh Đắk Lắk) tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024, triển khai kế hoạch nhiệm vụ năm 2025; gặp mặt các cơ quan báo chí và cá nhân, doanh nghiệp...

Hàn Quốc phóng tên lửa đạn đạo Hyunmoo-II về phía biển Hoàng Hải

Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật vào ngày 7/11, khi bắn tên lửa đạn đạo Hyunmoo-II về phía biển Hoàng Hải. Ngày 8/11, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật vào ngày 7/11, khi bắn tên lửa đạn đạo Hyunmoo-II về phía biển Hoàng Hải, cách Seoul khoảng 108 km về phía Tây...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thông báo nêu rõ, ngày 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các...

Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập Thảo Long

Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long có vị trí nằm trên hạ lưu sông Hương (TP. Huế) được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2001, hoàn thành cơ bản đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2006, với tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5m và một khoang âu...

Đổi thay từ du lịch cộng đồng

Năm 2019, ngay sau khi Nghị quyết 05/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ban hành về chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển du lịch, Hương Thủy đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Nhưng cũng từ thời điểm này đến những năm tiếp theo, tác động tiêu cực của COVID-19 đã khiến du lịch nói chung, du lịch Hương Thủy nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề. Để phục hồi...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Bài đọc nhiều

Top 5 thẩm mỹ viện tại Đà Nẵng uy tín chất lượng nhất hiện nay

Thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn Đà Nẵng Thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn Đà Nẵng là hệ thống làm đẹp lâu đời và uy tín trên thị trường. Với hơn 12 năm hoạt động và 50 chi nhánh hoạt động trải dài trên khắp đất nước, SeoulSpa.Vn đã giúp hàng triệu chị em thăng hạng nhan sắc, thay đổi vóc dáng hoàn hảo nhất. Đặc biệt, Thẩm mỹ viện SeoulSpa.Vn còn nhận được nhiều sự yêu thích và đánh giá cao của các...

Thời

Thời chưa có @, ở trọ cách nhau chừng hơn 3 cây số, cuối tuần nào cũng gặp mặt, thế mà có khi em nhận được hai lá thư trong tuần. Đều đặn suốt một thời sinh viên. Những dòng chữ nắn nót, những nét vẽ cẩn thận, những kiểu xếp thư lạ hay những lần năn nỉ quầy bưu thiếp “kiểu tem này em có rồi, chị đổi kiểu khác cho em đi”... giờ đã thành quá...

Gặp người dệt lụa từ tơ sen

  Nghệ nhân Phan Thị Thuận (Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Nội) không còn là cái tên xa lạ khi đã nhiều lần gây tiếng vang với những phát kiến hữu ích về lụa như: Phương pháp bắt tằm tự dệt chăn tơ hay là người đầu tiên ở Việt Nam dệt vải bằng tơ sen. Sinh ra trong gia đình có truyền thống 4 đời làm nghề dệt, từ nhỏ bà đã tham gia phụ giúp gia đình hái...

Hai khu phố cổ tạo điểm nhấn cho du lịch Huế

Phố cổ Bao Vinh ngày càng thu hút du khách Phố cổ Bao Vinh (phường Hương Vinh, TP. Huế) nằm ở phía Bắc của vùng ngoại kinh thành Huế. Đây được xem là một thương cảng lớn nhất của xứ Đàng Trong kéo dài hai thế kỷ XVII - XIX. Có rất nhiều thương nhân từ các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và kể cả các nước châu Âu về đây để trao đổi, buôn bán...

“STRING ART” – tranh đinh chỉ nghệ thuật

"String art" có tính ứng dụng cao trong trang trí nhà cửa Đẹp - lạ Tranh đinh chỉ hay còn gọi là “String art” - bộ môn nghệ thuật mới đang dần phổ biến ở Việt Nam, các tác phẩm sẽ được tạo nên chỉ từ đinh và chỉ. Đây là bộ môn đầy sáng tạo, đòi hòi sự kiên nhẫn để tạo ra một sản phẩm độc đáo và cuốn hút. Chị Lê Thị Hồng Nhung chia sẻ: “Từ những...

Cùng chuyên mục

Nghề dệt thổ cẩm độc đáo của người Tà Ôi

Người Tà Ôi có những nét văn hóa, đời sống từ trang phục cho đến những phong tục tập quán rất bản địa, trong đó dệt thổ cẩm là nghề thủ công có từ lâu đời được gọi là dệt Dèm. Đây vốn là công việc của người phụ nữ, các bà, các chị vào lúc rảnh rỗi, nông nhàn...

Họp báo Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào 2023” tại Thừa Thiên Huế

Năm 2023 đánh dấu 61 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Lào. Mối quan hệ Việt - Lào đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt. Quan hệ chính trị giữa hai Đảng và hai Nhà nước ngày càng gắn bó, tin cậy, là nền tảng vững chắc định hướng cho hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là một trong...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Niềm vui lao động

Mệ tôi năm nay 85 tuổi. Một buổi sáng thức dậy, mệ chợt thấy trong người uể oải, hai chân đau nhức, không thể bước ra khỏi giường nổi. Bác sĩ đến nhà khám và chẩn đoán mệ bị chèn dây thần kinh ở bắp chân, phải thực hiện lộ trình châm cứu hai tuần. Mọi người thay phiên nhau chăm sóc, đem quần áo, chậu rửa mặt, kem đánh răng,… đến tận giường cho mệ. Nhưng không...

Nhiều nguồn lực giúp đỡ người nghèo

Những chuyển biến Sau gần một năm thoát nghèo, hiện kinh tế gia đình của hộ ông Võ Tín, thôn Lương Mai xã Phong Chương, huyện Phong Điền đang ngày càng ổn định. Mô hình sinh kế nuôi bò sinh sản được Nhà nước hỗ trợ, vừa mang lại thu nhập cho gia đình ông hơn 10 triệu đồng. Để phát triển kinh tế bền vững, ngoài diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước cấp, ông Tín mạnh...

Mới nhất

Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng đề nghị chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Dốc Đá Trắng, phấn đấu khởi công trước ngày 2/4/2025. Khánh Hòa dự kiến khởi công Dự án KCN Dốc Đá Trắng vào tháng 4/2025Phó...

Chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn

Một số dự án chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã tăng giá từ 30 - 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng cao gấp đôi so với các dự án thông thường. Chung cư gần tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội tăng giá 30-50% sau một nămMột số...

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh - sạch, từng bước đảm...

Vĩnh Hoàn tạm ứng cổ tức gần 450 tỷ đồng

Vĩnh Hoàn sắp dành 450 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% vốn điều lệ, tức mỗi cổ phiếu nhận 2.000 đồng. Vĩnh Hoàn sắp dành 450 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% vốn điều lệ, tức mỗi cổ phiếu nhận...

Phát hiện hành vi giả mạo hồ sơ đấu thầu dự án ở Khánh Hòa

Quá trình thẩm định, đơn vị chuyên môn phát hiện một số doanh nghiệp có dấu hiệu giả mạo hồ sơ tham gia đấu thầu dự án tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa). Ban quản lý Dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định hủy thông báo mời thầu gói...

Mới nhất