Trang chủNewsThế giớiLoài rêu cổ nhất thế giới khó thoát nạn tuyệt chủng vì...

Loài rêu cổ nhất thế giới khó thoát nạn tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu


Loài rêu cổ nhất thế giới khó thoát nạn tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu - Ảnh 1.

Rêu Takakia

ĐẠI HỌC CAPITOL NORMAL

Một nhóm chuyên gia đã dành hơn 1 thập niên để nghiên cứu loài rêu Takakia có cách đây 390 triệu năm và chuyên bám rễ trên các vách núi băng giá và cô lập của cao nguyên Tây Tạng.

Được mệnh danh là nóc nhà của thế giới, khu vực xa xôi và hẻo lánh hiện là cao nguyên cao nhất và lớn nhất thế giới.

Các nhà nghiên cứu thực hiện 18 chuyến hành trình đến cao nguyên Tây Tạng từ năm 2010 đến 2021 để tìm hiểu cách thức rêu Takakia xoay xở thích ứng sau hàng trăm triệu năm ở khu vực cách mặt đất 4.000 m. Kết quả khảo sát và phân tích đã được đăng tải trên chuyên san Cell hôm 9.8.

Đồng tác giả báo cáo Ralf Reski của Đại học Freiburg (Đức) ví von rêu Takakia chẳng khác nào là “hóa thạch sống”.

Những loài thực vật đầu tiên trên thế giới đóng vai trò quan trọng cho sự sống trên thế giới.

Vào thời điểm thực vật bắt đầu xuất hiện trong các đại dương trên thế giới cách đây khoảng 500 triệu năm trước, tảo nước ngọt “chiếm đóng” và bao phủ các khối đất đá trên bề mặt trái đất và bắt buộc phải thích nghi nếu muốn tồn tại trong môi trường trên cạn khắc nghiệt hơn.

Những loài thực vật nhỏ bé đã tạo nên sự thay đổi lớn lao cho khí quyển trái đất khi chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học thông qua quá trình quang hợp. Khi thực vật ăn mòn những tảng đá mà chúng bám vào, quá trình này giải phóng khoáng chất, còn quá trình quang hợp dẫn đến các hợp chất hữu cơ và oxy.

Dưới sự cải tạo của thực vật, những vùng đất trở nên thân thiện hơn với đời sống động vật.

Khi các đĩa kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu va chạm nhau khoảng 65 triệu năm trước, dãy Himalaya được khai sinh. Rêu Takakia, lúc đó đã khoảng 100 triệu năm tuổi, buộc phải nhanh chóng thích nghi với môi trường khắc nghiệt hơn nhiều, nơi dễ dàng xuất hiện 4 mùa trong vòng 1 ngày.

Tác giả chính của cuộc nghiên cứu Ruoyang Hu của Đại học Capitol Normal ở Bắc Kinh (Trung Quốc) cho hay nhóm của ông thu thập mẫu của rêu Takakia để giải mã trình tự gien di truyền của loài rêu đáng gờm và từ đó tính toán nguy cơ mà loài rêu cổ đại đối mặt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Kết quả cho thấy rêu Takakia hết sức tích cực về khía cạnh di truyền và có cấp độ tiến hóa cực nhanh. Chúng cũng sở hữu bộ gien di truyền chứa số gien tiến hóa nhanh ở mức độ nhiều nhất trong giới sinh vật.

Thế nhưng, điều đáng buồn là “nhà vô địch của tiến hóa” cũng khó thoát nguy cơ tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu, theo các nhà khoa học cảnh báo.

Các tác giả báo cáo dự đoán rêu Takakia nhiều khả năng chỉ sống sót thêm khoảng 100 năm và đối mặt nguy cơ tuyệt chủng sau hàng trăm triệu năm kiên cường tiến hóa.



Source link

Cùng chủ đề

Liên hợp quốc báo động nguy cơ cho các loài di cư

Theo báo cáo do Trung tâm giám sát bảo tồn thuộc Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) công bố ngày 12-2, nhiều loài động vật di cư đang đối mặt các nguy cơ ở khắp nơi trên thế giới. Vẫn theo báo cáo, trong 3 thập kỷ qua, 70 loài trong danh sách của CMS bị đe dọa nhiều hơn, trong đó có những loài như đại bàng hung,...

Cảnh báo ‘nguy cơ tuyệt chủng’ do AI, Elon Musk bất ngờ đến Trung Quốc

Hải Nguyên - Đinh Tuấn Elon Musk làm gì ở Trung Quốc?Elon Musk vừa khép lại chuyến công tác Trung Quốc lần đầu tiên sau 3 năm. Ông gặp gỡ nhiều lãnh đạo cao cấp và đến thăm nhà máy Gigafactory của Tesla tại Thượng Hải. Nguồn

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thương hiệu Quốc gia 2024 xướng tên nhãn hàng Vương Bảo

Ngày 4.11.2024, nhãn hàng Vương Bảo của Công ty Dược phẩm Thái Minh vinh dự đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia ngay ở lần tham gia đầu tiên. Đây không chỉ là một danh hiệu, mà còn là minh chứng cho những bước đi đúng đắn, xứng tầm của một thương hiệu lớn.   Để có được danh hiệu này, Dược phẩm Thái Minh đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của chương trình Thương hiệu Quốc gia, bao...

Sinh viên Trường ĐH Nam Cần Thơ nhận bằng cử nhân đào tạo quốc tế

29 sinh viên Trường ĐH Nam Cần Thơ được Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Malaysia (MUST) trao bằng cử nhân quản trị kinh doanh thuộc chương trình liên kết đào tạo quốc tế. ...

Hai học sinh bị ‘đánh hội đồng’ phải nhập viện

Trong vòng 3 tuần, trên địa bàn tỉnh Bến Tre xảy 2 vụ học sinh bị bạn 'đánh hội đồng', phải nhập viện điều trị. ...

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Ông Donald Trump thắng!

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đã ngã ngũ với việc ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa giành chiến thắng thuyết phục.

8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba “nhàn nhã” là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Ngay khi kết quả ngã ngũ, TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco để hiểu rõ hơn về hành trình tới Nhà Trắng phi thường của ông Trump.

Cùng chuyên mục

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ diễn tập nâng cao trên quỹ đạo

Máy bay vũ trụ tối mật X-37B của quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm phanh khí động học tiên tiến để thay đổi quỹ đạo. ...

Sự thật bẽ bàng bị phơi bày, bầu cử Mỹ có thể là “giọt nước” tràn ly

Một báo cáo mới đây về điểm yếu trong năng lực tự vệ của châu Âu, cùng với việc chính quyền Mỹ thay đổi, đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu nhìn nhận nghiêm túc về sự cần thiết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong vấn đề an ninh của chính mình.

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Mới nhất

Nhiều hoạt động nâng cao nhận thức xã hội về cộng đồng LGBT tại Cần Thơ

Ngày 8/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. ...

Yoga có thể giúp giảm đau lưng dưới

Thực hành yoga thường xuyên có thể giảm đau lưng dưới, cải thiện giấc ngủ và giảm phụ thuộc vào thuốc giảm đau, theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Cleveland Clinic. ...

Cận cảnh máy bay Yak-130 được tìm thấy tại Vườn Quốc gia Yok Đôn

Chiều 8/11, một lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk cho biết các đơn vị sẽ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Quốc phòng để có hướng xử lý tiếp theo. Theo đó,...

Họp triển khai ứng phó bão số 7

Sáng ngày 06/11, Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia phát tin cơn bão YINXING gần biển Đông với cường độ cấp 13, giật cấp 16; sáng ngày 08/11, bão YINXING đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc biển Đông và trở thành cơn bão số 7 năm 2024. Hồi 13h00 ngày 08/11, vị trí tâm...

Mới nhất