Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBệnh nhân đang cấp cứu nhồi máu cơ tim thì đột quỵ...

Bệnh nhân đang cấp cứu nhồi máu cơ tim thì đột quỵ liệt nửa người


Sau can thiệp tim mạch và mạch máu não, đến trưa 10.8, bệnh nhân L.V.L (69 tuổi, quê Vĩnh Long) đã qua cơn nguy kịch và hồi phục kỳ diệu. 

Nguy cơ tử vong tăng gấp chục lần 

Năm ngày trước, bệnh nhân được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương cấp cứu trong tình trạng nặng ngực ở vùng sau xương ức, khó thở; cơn đau ngực tái phát nhiều lần. Sau đó, bệnh nhân nhanh chóng được chuyển lên tuyến trên là Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ với chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, đái tháo đường loại 2, tăng huyết áp. 

Tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, các bác sĩ đã hội chẩn với ê kíp trực cấp cứu tim mạch can thiệp và chỉ định can thiệp mạch vành cấp cứu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, chuyện hy hữu xảy ra, khi đang chuẩn bị đặt ống thông can thiệp mạch vành, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân L. có dấu hiệu đột quỵ, bị liệt hoàn toàn nửa người bên trái và nói đớ.

Hy hữu: bệnh nhân đang cấp cứu nhồi máu cơ tim thì đột quỵ liệt nửa người - Ảnh 1.

Bệnh nhân L.V.L đang hồi phục nhanh sau can thiệp tim mạch và đột quỵ nhồi máu não

Nhận định đây là một trường hợp hiếm gặp, có sự phối hợp giữa hai bệnh lý cấp cứu nguy hiểm là nhồi máu cơ tim cấp và nhồi máu não, ê kíp can thiệp mạch máu não lập tức được báo động để cùng phối hợp điều trị cho bệnh nhân.

Kết quả chụp CT scan não kiểm tra ngay tại phòng can thiệp cho thấy phù hợp với chẩn đoán có phối hợp nhồi máu não cấp. Ca can thiệp đầu tiên diễn ra, sau 40 phút, ê kíp hoàn tất việc nong động mạch vành bị tắc, đặt stent tái lập dòng máu nuôi tim cho bệnh nhân.

Liền ngay sau đó, ê kíp can thiệp mạch não bắt tay vào việc. Chỉ sau 20 phút các bác sĩ cũng đã hoàn thành việc lấy huyết khối, tái thông mạch máu não bị tắc cho bệnh nhân. 

Ngày hôm sau, kết quả chụp cộng hưởng cho thấy mạch máu não bị tắc đã tái thông tốt. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, sinh hiệu ổn định, không còn đau ngực, không rối loạn ngôn ngữ, còn yếu nhẹ nửa người bên trái.

Hy hữu: bệnh nhân đang cấp cứu nhồi máu cơ tim thì đột quỵ liệt nửa người - Ảnh 2.

Hình ảnh mạch vành của bệnh nhân bị bít tắc trước và sau khi được can thiệp tái thông máu

TS-BS Hà Tấn Đức, Trưởng khoa Đột quỵ, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết: “Thông thường là do cục máu đông hình thành gây bít tắc mạch vành và mạch máu não. Nguy hiểm là khi có cùng hai bệnh lý như bệnh nhân L. nó sẽ làm mờ các triệu chứng đặc trưng của các bệnh lý, dẫn đến khó nhận biết. Điểm thứ hai là khi có một bệnh lý cấp cứu chồng lên một bệnh lý cấp cứu nữa thì nguy cơ tử vong sẽ tăng lên gấp hàng chục lần”.

Một số yếu tố nguy cơ nhồi máu cơ tim kèm theo đột quỵ

Cũng theo BS Đức, bệnh lý nhồi máu não phối hợp nhồi máu cơ tim hay ngược lại nhồi máu cơ tim kết hợp với nhồi máu não rất ít khi xảy ra. Cụ thể tỷ lệ xảy ra đột quỵ nội viện sau nhồi máu cơ tim được ghi nhận với tần suất 1,4 – 1,5% nhưng có xu hướng ít thay đổi qua nhiều năm. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong trong thời gian nằm viện của nhóm bệnh nhân này cao lên đến 25%. Nguyên nhân tử vong chủ yếu do choáng tim, choáng nhiễm trùng, suy hô hấp, suy thận, suy tim.

Hy hữu: bệnh nhân đang cấp cứu nhồi máu cơ tim thì đột quỵ liệt nửa người - Ảnh 3.

Hình ảnh mạch máu não của bệnh nhân bị bít tắc trước và sau can thiệp

Một số yếu tố nguy cơ khiến bệnh nhân nhồi máu cơ tim dễ xảy ra đột quỵ bao gồm: Tuổi cao, giới nữ, rung nhĩ, suy tim, đái tháo đường, bệnh thận mạn, xơ vữa mạch máu. Cả hai bệnh lý này đều cần được can thiệp càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ tử vong. Dù vậy, khi bệnh nhân bị cả hai bệnh lý cấp cứu vừa nhồi máu cơ tim, vừa nhồi máu não sẽ không thể can thiệp cùng lúc. “Trước hết cần đánh giá bệnh lý nào đang đe dọa tính mạng bệnh nhân nhiều thì ưu tiên xử lý trước. Đồng thời cũng tùy thuộc vào bối cảnh thực tế, làm thế nào để phối hợp hai ê kíp tim mạch can thiệp mạch não nhịp nhàng nhất có thể. Khi hai ê kíp phối hợp trơn tru với nhau, bệnh nhân sẽ không phải nằm chờ và hiệu quả cấp cứu sẽ tốt hơn”, BS Đức nói.

TS-BS Hà Tấn Đức cũng đưa khuyến cáo 11 dấu hiệu và tình huống được coi là cấp cứu y tế, trong đó có cả nhồi máu cơ tim, đột quỵ nhồi máu não, yêu cầu bệnh nhân phải được đưa đến bệnh viện ngay lập tức:

  1. Đau ngực nghiêm trọng hoặc khó thở: Đau ngực có thể là dấu hiệu của vấn đề tim mạch nghiêm trọng như đau tim, nhồi máu cơ tim. Khó thở nghiêm trọng cũng có thể liên quan đến vấn đề hô hấp hoặc tim mạch.
  2. Ngưng tim hoặc ngưng thở: Nếu bệnh nhân bất ngờ ngừng tim hoặc ngưng thở, cần thực hiện RCP (hồi sinh tim phổi) ngay lập tức và đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
  3. Tắc nghẽn đường thở: Nếu bệnh nhân có triệu chứng của tắc nghẽn đường thở, như khản tiếng, hoặc không thở được, cần kiểm tra và can thiệp ngay lập tức để đảm bảo đường thở được thông thoáng.
  4. Chảy máu nặng: Nếu chảy máu nhiều không ngừng hoặc không thể kiểm soát, đặc biệt là ở vùng đầu, cổ, bụng, cần đưa người bệnh đến bệnh viện.
  5. Tổn thương nghiêm trọng: Vết thương sâu, gãy xương mở, bỏng nặng hoặc chấn thương đầu nghiêm trọng đều cần phải được kiểm tra và điều trị tại bệnh viện.
  6. Tình trạng sức khỏe tụt dốc đột ngột: Nếu bệnh nhân có triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mất ý thức, có thể liên quan đến vấn đề huyết áp, đường huyết hoặc các vấn đề nội tiết khác.
  7. Đột quỵ (Stroke): Nếu bệnh nhân có triệu chứng như mất cảm giác, tê liệt một bên cơ thể, khó nói, cần đưa ngay đến bệnh viện vì có thể đột quỵ.
  8. Sự cố hô hấp: Nếu bệnh nhân gặp khó khăn trong việc thở, thở rất nhanh hoặc rất chậm, có thể liên quan đến vấn đề hô hấp nghiêm trọng.
  9. Dị ứng nặng: Nếu bệnh nhân gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi tiếp xúc với một chất gây dị ứng, cần kiểm tra và điều trị kịp thời.
  10. Suy tim nặng: Triệu chứng như sự khó thở, sưng chân… có thể là dấu hiệu của suy tim nghiêm trọng.
  11. Đau bụng cấp: Mặc dù không phải luôn là tình huống cấp cứu, tuy nhiên một số bệnh lý như viêm ruột thừa, viêm tụy cấp, thủng dạ dày ruột, thai ngoài tử cung vỡ… là một trong các bệnh lý cấp cứu cần can thiệp khẩn.



    Source link

    Cùng chủ đề

    Huyết áp ở mức 160/90 có nguy hiểm?

    Tăng huyết áp là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến trong cộng đồng hiện nay và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vậy huyết áp 160/90 có cao không, cần điều trị như thế nào? Tăng huyết áp là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến trong cộng đồng hiện nay và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Vậy huyết áp 160/90 có cao không, cần điều trị như thế nào? ...

    Khổ qua, dây thìa canh điều trị đái tháo đường

    Nhiều nghiên cứu đã khẳng định hiệu quả của các sản phẩm y học cổ truyền điều trị các bệnh mãn tính, không lây nhiễm như: đái tháo đường, tim mạch, ung thư… ...

    Các bài tập bổ ích cho người bị tăng huyết áp nguyên phát

    GĐXH - Theo ước tính của WHO có 1,28 tỷ người trưởng thành trên toàn cầu trong độ tuổi từ 30 đến 79 bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ... Dưới đây là các bài tập đơn giản có thể thực hiện tại nhà giúp hạ huyết áp một cách tự...

    Cần đưa nội dung tim mạch-thận-chuyển hóa vào chương trình đào tạo y khoa

    Phát biểu khai mạc hội thảo, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, bệnh lý tim mạch-thận-chuyển hóa đang là vấn đề đặc biệt cần quan tâm hiện nay với số lượng bệnh nhân mắc đái tháo đường trên thế giới lên đến 537 triệu người, bệnh nhân suy tim trên 60 triệu người và đặc biệt bệnh nhân thận mạn tính trên 850 triệu người....

    Nổi bật

    Mới nhất

    Cùng tác giả

    Bài đọc nhiều

    Tưởng mắc dạ dày không ngờ lại bị nhồi máu cơ tim

    Nữ bệnh nhân, 67 tuổi, đầy hơi chướng bụng uống thuốc cả tuần không khỏi, nhập viện bất ngờ phát hiện nhồi máu cơ tim. Tin mới y tế ngày 6/11: Tưởng mắc dạ dày không ngờ lại bị nhồi máu cơ timNữ bệnh nhân, 67 tuổi, đầy hơi chướng bụng uống thuốc cả tuần không khỏi, nhập viện bất ngờ phát hiện nhồi máu cơ tim. ...

    Bộ Y tế làm rõ phản ánh thiếu vắc-xin tiêm chủng trong chương trình mở rộng

    Bộ Y tế vừa có báo cáo làm rõ phản ánh về việc thiếu vắc xin Chương trình tiêm chủng mở rộng trong báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bộ Y tế làm rõ phản ánh thiếu vắc-xin tiêm chủng trong chương trình mở rộngBộ Y tế vừa có báo cáo làm rõ...

    Phát hiện kiểu ngủ tối ưu nhất để người lớn tuổi sống thọ hơn

    Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí nghiên cứu BMC Public Health đã khám phá tác động của các kiểu ngủ khác nhau đến 'quá trình lão hóa thành công' ở người lớn tuổi. ...

    Cùng chuyên mục

    Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM vẫn tăng

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2022 có 20 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Các loại ung thư phổ biến nhất là ung thư phổi, vú, và đại trực tràng. Tin mới y tế ngày 9/11: Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM vẫn tăngTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2022 có 20 triệu ca ung thư mới và 9,7...

    Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh

    Theo bà Hải, hiện nay, việc các diễn viên, ca sĩ sử dụng việc hút thuốc lá như là một cách thể hiện tính cách nhân vật, hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn, gây ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ. Bên cạnh đó, các công ty thuốc lá...

    Bộ Y tế thông tin về tiến độ dự án cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai

    Theo lãnh đạo Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 có khối lượng hoàn thành trên 90%, Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 hoàn thành khoảng 60%. Hôm nay, nhà thầu Bệnh viện Việt Đức đang khởi động lại, tiếp tục thi công dự án. Bộ Y tế thông tin về tiến độ dự án cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch MaiTheo lãnh đạo Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở...

    Nước táo ngon miệng, nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nên uống nhiều không?

    Không có hương vị nào có thể mang lại cảm giác dễ chịu và quen thuộc hơn nước táo. Mặc dù món đồ uống này đã tồn tại từ thời La Mã, nhưng sự quan tâm dành cho nước táo đã tăng lên đáng...

    Tháo gỡ vướng mắc cho dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

    (ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho biết, đến nay, dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam đã hoàn thành trên 90%, dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 cũng hoàn thành trên 60% khối lượng công việc. ...

    Mới nhất

    Sôi nổi ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Vĩnh Bảo

    Ngày 9/11, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Đông Lôi 2, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo. ...

    Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024

    (CLO) Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sự kiện...

    Cao nguyên đá Đồng Văn tháng 11: Núi xanh mướt, trời xanh trong, sông xanh thẳm

    Tháng 11 là dịp thời tiết thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước khám phá nét đẹp của Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), thu hút hàng ngàn du khách tham quan và trải nghiệm.Lên cao nguyên đá Hà Giang khám phá nét văn hóa độc đáo của Chợ bò Mèo Vạc Nhiệt độ giảm xuống...

    Nườm nượp đi check-in hoa dã quỳ ở ngoại ô Hà Nội

    TPO - Hằng năm, cứ vào cuối thu khi hoa dã quỳ vào độ bung nở, khoe sắc vàng đầy sức sống, thuần khiết khắp các triền núi trong Vườn quốc gia Ba Vì, nhiều bạn trẻ lại rủ nhau tới đây chụp ảnh với mong muốn lưu lại khoảnh khắc mà chỉ xuất hiện vào dịp này ...

    Mới nhất