- Đắk Lắk: Ngân hàng chính sách huyện Cư M’gar giúp gần 10 nghìn hộ dân thoát nghèo
- Ngân hàng chính sách xã hội Tiền Giang 20 năm đồng hành cùng người nghèo
- Hơn 6.600 hộ vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội đã thoát nghèo
- Ngân hàng chính sách xã hội cho người nghèo vay vốn vượt khó
- Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân gần 170 tỷ đồng để trả lương cho người lao động gặp khó khăn
Tính tiết kiệm tiền là một phong cách sống hữu ích, quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mọi người. Tuy nhiên, để thúc đẩy thói quen tiết kiệm hiệu quả, việc nâng cao ý thức và hành động tiết kiệm của người dân, việc tuyên truyền tiết kiệm mang lại hiệu quả tốt đẹp, vai trò của mỗi cá nhân trong việc xây dựng một cộng đồng tiết kiệm kiên cố. Tuyên truyền tiết kiệm là một công cụ quan trọng để lan tỏa thông điệp và giáo dục cộng đồng về tầm quan trọng của việc tiết kiệm. Nó giúp mọi người nhận thức và hiểu rõ hơn về những vấn đề tài chính, từ đó thúc đẩy họ thay đổi thói quen tiêu dùng và đầu tư hợp lý.
Như thường lệ, cứ đến ngày 17 hàng tháng, các tổ viên của tổ Tiết kiệm & Vay vốn thuộc buôn Sah A, xã Ea Tul, huyện Cư Mgar, lại đến nhà sinh hoạt cộng đồng để nộp lãi tiền vay và gửi tiết kiệm qua Tổ Tiết kiệm & Vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội huyện, cũng như lắng nghe một số nội dung tuyên truyền phổ biến về chính sách tín dụng, chế độ ưu đãi của Nhà Nước.
Duy trì thói quen gửi tiền tiết kiệm qua tổ Tiết kiệm và vay vốn từ nhiều năm nay, tháng nào anh Y Phor Kđoh cũng dành dụm từ 100 – 500 ngàn đồng để gửi tiết kiệm, vừa phòng ngừa lúc rủi ro, vừa tạo nguồn tích lũy. Anh Y Phor nói rằng nhờ sự tuyên truyền, vận động của Ban Quản lý Tổ Tiết kiệm & Vay vốn và nhân viên ngân hàng, anh đã cố gắng dành dụm gửi tiền tiết kiệm được hơn 4 năm nay. Anh chia sẻ thêm: “Gia đình tôi một thời vất vả, vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện giúp tôi có cuộc sống ổn định hơn. Mỗi tháng, gia đình tôi chắt chiu gửi tiết kiệm. Tôi thấy đây là việc làm ý nghĩa, cứ duy trì như thế, đến thời điểm trả nợ gốc gia đình đỡ được một khoản chi đáng kể”.
Buôn Sah A, xã Ea Tul có 4 tổ Tiết kiệm & Vay vốn do hội Phụ nữ xã quản lý hoạt động nhận ủy thác với tổng dư nợ các chương trình cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội tại buôn là 7.675 triệu đồng với 227 tổ viên có dư nợ. Số dư tiền gửi tiết kiệm của tổ viên tổ Tiết kiệm & Vay vốn thuộc buôn Sah A là 648 triệu đồng với tỷ lệ 97% tổ viên có dư nợ tham gia gửi tiết kiệm.
Theo bà H Wôn Niê, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ea Tul: “Có những gia đình duy trì gửi tiết kiệm nhiều năm, đến kỳ trả nợ gốc đã tiết kiệm được hàng chục triệu đồng. Ðể có được số tiền tiết kiệm như vậy không hề dễ dàng, bởi các thành viên trong tổ đều là những gia đình khó khăn. Tuy nhiên, Hội đoàn thể và Ban Quản lý Tổ không ngừng tuyên truyền, vận động bà con tham gia từ nhiều năm trước, gia đình nào dư dả chút thì đóng nhiều, hộ khó khăn hơn thì mức đóng ít lại. Tất cả số tiền bà con gửi tiết kiệm đều được công khai tại các cuộc họp”.
Ông Y Sếp Niê, Phó giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Cư Mgar, cho hay: “Mặc dù người dân trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự vận động, tuyên truyền, ý thức gửi tiết kiệm trong dân cư thông qua các tổ Tiết kiệm & Vay vốn ngày càng tăng. Tỷ lệ khách hàng tham gia gửi tiết kiệm đạt 94%. Mức gửi phụ thuộc vào khả năng kinh tế của từng tổ viên, được các tổ viên thống nhất trong quy ước hoạt động của tổ Tiết kiệm & Vay vốn, vừa trả lãi vay, vừa gửi tiết kiệm mỗi tháng tạo thành thói quen để dành tiền, không gây áp lực tài chính lên các hộ gia đình. Số tiền gửi tuy nhỏ nhưng mang lại lợi ích về lâu dài”.
Hoạt động gửi tiền tiết kiệm vào Ngân hàng chính sách xã hội thể hiện tính nhân văn sâu sắc, đồng thời huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong Nhân dân, huy động tiền gửi qua các tổ chức, dân cư trên địa bàn, vừa tạo thêm thu nhập cho người gửi tiền, vừa giúp Ngân hàng chính sách xã hội có thêm nguồn vốn phục vụ cho vay trên địa bàn.