Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 71.000 – 74.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 9/8/2023, đã đến lúc doanh nghiệp hướng tới khách hàng sẵn lòng trả tiền cho sản phẩm đẹp, chất lượng cao. (Nguồn: Shutterstock) |
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 71.000 – 74.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai ở mức 71.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (71.000 đồng/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (72.000 đồng/kg); Bình Phước (73.000 đồng/kg) và Bà Rịa – Vũng Tàu ở ngưỡng ao nhất là 74.000 đồng/kg.
Như vậy, chuỗi 6 ngày tăng liên tiếp, giá tiêu tại thị trường trong nước bắt đầu giảm nhẹ.
Theo ghi nhận, sau khi tăng khá mạnh trong những tháng đầu năm, giá tiêu nhiều khả năng sẽ đi ngang trong quý III năm nay.
Ssau nhiều năm “được mùa mất giá”, nông dân nhiều nơi đã không còn mặn mà với loại nông sản này. Tại thôn Ia Sâm, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, hơn 6 năm trở lại đây, một số hộ dân đã chuyển đổi những diện tích hồ tiêu kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm.
Tương tự, mấy năm gần đây, nhiều người dân trồng tiêu trên địa bàn xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang gặp khó khăn do thua lỗ. Nhiều hộ không còn trụ vững, đã chuyển từ trồng tiêu sang cây trồng khác.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, đến tháng 6/2023, toàn tỉnh có khoảng 493ha tiêu; so cùng kỳ năm 2022, diện tích cây tiêu giảm khoảng 52%. Không chỉ giảm về diện tích, năng suất hồ tiêu hiện cũng giảm nhiều so với trước.
Để xuất khẩu hồ tiêu phát triển bền vững, các doanh nghiệp cho rằng, cần đầu tư nâng tỷ lệ sản phẩm đã qua chế biến lên cao hơn, giảm tỷ lệ xuất khẩu tiêu thô, nhưng việc này không dễ. Hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam khó bước chân vào các chuỗi thực phẩm lớn của thế giới, để có thể cung ứng sản phẩm tiêu xay.
Nhiều năm qua, Công ty CP Phúc Sinh vẫn là một trong những đơn vị xuất khẩu tiêu nhiều nhất cả nước, đa phần xuất thô. Tuy nhiên, doanh nghiệp này khẳng định đã đến lúc chuyển hướng toàn bộ sản phẩm thô qua chế biến để xuất khẩu. Hiện doanh nghiệp có 3 vùng nguyên liệu lớn, liên kết với 6.000 nông trại, vùng nguyên liệu tiêu bền vững tiếp tục được mở rộng với tốc độ 15 – 20% mỗi năm.
Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phúc Sinh chỉ ra, doanh nghiệp cần “tập trung vào phát triển chiều sâu, hướng tới những nước trả tiền cho sản phẩm đẹp, chất lượng cao”.
Cần thiết phải phát triển vùng tiêu nguyên liệu bền vững, đảm bảo kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp với người nông dân. Đây là cách ngành tiêu đang làm để tái cơ cấu lại ngành theo hướng bền vững, đi sâu vào chế biến, thay vì mở rộng sản lượng như trước kia.
Trên thị trường thế giới, vụ thu hoạch hồ tiêu ở miền Nam Brazil đã bắt đầu, còn khu vực phía Bắc dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 8 đến tháng 10 năm nay.
Trong khi vụ thu hoạch từ Indonesia tập trung cao điểm vào tháng 7 đến tháng 8. Điều này có nghĩa là sẽ có sự xuất hiện liên tục của nguồn cung mới trong quý III năm nay.
Ngoài ra, tồn kho ở cả nước sản xuất và nước tiêu thụ vẫn còn đáng kể. Tại nhiều nước sản xuất, người trồng tiêu có xu hướng giữ lại hàng với dự đoán giá cao hơn.
Trong khi đó, nhu cầu từ Trung Quốc đang có dấu hiệu chậm lại sau khi nước này đã mua số lượng đáng kể trong những tháng đầu năm nay.
Những bất ổn kinh của tế toàn cầu cũng tiếp tục ảnh hưởng đến nhu cầu tại Mỹ và châu Âu, đồng thời hạn chế các hoạt động đầu cơ.
Tuy nhiên, thị trường cũng có những yếu tố nâng đỡ giá khi người trồng tiêu tại Việt Nam và Ấn Độ giữ lại một phần hồ tiêu sau vụ thu hoạch đã kết thúc và chờ bán với giá cao hơn.
Hình thái thời tiết El Nino đang phát triển tại khu vực châu Á cũng gây ra những lo ngại về nguồn cung trong vụ tới.