Trang chủChính trịChủ quyềnNhiều địa phương đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất

Nhiều địa phương đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất


Chỉ tiêu sử dụng đất năm 2022 của cả nước đạt thấp

Theo Báo cáo sơ kết của Bộ TN&MT 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy, hiện nay, các địa phương đang tích cực triển khai lập, trình thẩm định, phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025) cấp tỉnh, đồng thời với việc hoàn thiện, trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh, thành phố thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện.

dat-khu-cong-nghiep.jpg
Đến hết năm 2022, chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp chỉ đạt 3,61%.

Cụ thể, đến nay, có 10 địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh (gồm: Bắc Giang, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Khánh Hòa, Lào Cai, Tuyên Quang, Quảng Bình, Long An). Bộ đã nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025) của các tỉnh: Bắc Giang, Tuyên Quang, Hà Tĩnh. Ngoài ra, có 6 tỉnh đã có đề nghị thẩm định hồ sơ Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025) gồm Hà Giang, Thái Bình, Tây Ninh, Vĩnh Long, Long An (nộp trước khi được phê duyệt quy hoạch tỉnh), Kiên Giang nhưng chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh nên chưa đủ cơ sở thẩm định.

Bên cạnh đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 360/CĐ-TTg ngày 02/5/2023 về kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đã được giao; tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất cần điều chỉnh trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, Bộ TN&MT đã tổ chức rà soát, đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đã được giao và tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất cần điều chỉnh trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025.

Tuy nhiên, qua tổng hợp báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố cho thấy, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu sử dụng đất đến hết năm 2022 đạt tỷ lệ rất thấp. Cụ thể: về đất trồng lúa, chỉ tiêu đến năm 2025 cả nước giảm 184.000ha, nhưng đến hết năm 2022 lại tăng 13.140ha; về đất rừng phòng hộ, chỉ tiêu đến hết năm 2025 cả nước tăng 53.400ha, tuy nhiên, đến hết năm 2022 chỉ tăng 2.090ha; về đất giao thông, thực hiện đạt 10,74%; về đất thể dục thể thao đạt 5,91%; đất khu công nghiệp đạt 3,61%; đất công trình năng lượng đạt 11,25%…

Trong khi đó, nhiều địa phương đang đề xuất điều chỉnh kế hoạch chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025, chủ yếu tập trung vào đất trồng lúa, đất khu công nghiệp… Cụ thể, qua tổng hợp số liệu đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 của các địa phương, đối với chỉ tiêu sử dụng đất trồng lúa, có 1 tỉnh đề xuất tăng 120ha và 29 tỉnh đề xuất giảm với diện tích là 90.781ha thì đến năm 2025 cả nước còn 3,642 triệu ha, tiệm cận diện tích đất trồng lúa đến năm 2030 được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết 39/2021/QH15 về quy hoạch sử dụng đất quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm quốc gia (2021 – 2025) là 3,568ha.

Đặc biệt, về chỉ tiêu sử dụng đất khu công nghiệp có 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề xuất tăng với diện tích 46.038ha, chỉ có 1 tỉnh đề xuất giảm 58ha; về chỉ tiêu sử dụng đất giao thông có 31 tỉnh đề xuất tăng với diện tích là 32.701ha và không có địa phương đề xuất giảm.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 360/CĐ-TTg ngày 02/5/2023, ngày 10/5/2023, Bộ TN&MT vừa có công văn số 3226 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc báo cáo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 360. Trong đó, Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương rà soát, đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất và đề xuất nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030, phân kỳ thực hiện đến năm 2025. Đồng thời, nêu rõ lý do tăng, giảm so với chỉ tiêu đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 9/3/2022 về Phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 – 2025.

Bộ TN&MT cho rằng, việc tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại một số địa phương còn chậm; kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất được phân bổ cho các địa phương còn thấp. Tình trạng lãng phí trong khai thác, sử dụng tài nguyên còn phổ biến như: đất đai của các dự án chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa, đất của các nông lâm trường, các dự án bị dừng thực hiện sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Khiếu kiện liên quan đến đất đai có xu hướng giảm so với trước đây nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn.

Đẩy nhanh tiến độ lập, trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch

Trong 6 tháng cuối năm 2023, Bộ TN&MT sẽ đẩy nhanh tiến độ lập, trình thẩm định, phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 – 2025) cấp tỉnh; phê duyệt, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 và Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Đồng thời, Bộ sẽ tổng hợp đề xuất của các địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc điều chỉnh phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 – 2025.

Ngoài ra, Bộ sẽ tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống thông tin đất đai kết nối với cơ sở dữ liệu đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tiếp tục rà soát, xử lý tình trạng lãng phí đất đai, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh; các dự án vi phạm pháp luật đất đai; các dự án có vướng mắc sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.



Nguồn

Cùng chủ đề

Đất đấu giá ở nông thôn: vì sao “nóng”?

“Ô đất trúng đấu giá cao nhất là ô góc, giá 133,3 triệu/m2. Ô thấp nhất cũng 92 triệu đồng/m2. Giờ người ta và tiền khá nhiều rồi, khoảng 50% rồi. Hôm đó, ô 133 triệu đấu 9-10 vòng xong người ta không cho đấu nữa, phải bắt thăm.” - Trong vai nhà đầu tư đi mua đất, phóng viên được một môi giới tên Vân dẫn đi giới thiệu khu đất đấu giá tại thôn Lòng Khúc, xã Tiền...

Sửa Luật Đường sắt, bổ sung nhiều cơ chế đặc thù

Sáng nay (31/10), Bộ GTVT đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi). ...

nhịp điều chỉnh có thể còn tiếp diễn

Chỉ số Vn-Index đánh mất xu hướng tăng kể từ đầu tháng 8/2024 ở khu vực 1.280 điểm là dấu hiệu đáng chú ý. Nhịp điều chỉnh có thể còn tiếp diễn để kiểm tra vùng đáy tháng 9 hoặc retest ngưỡng hỗ trợ MA200 lần thứ 3. Góc nhìn TTCK tuần 28/10 -1/11: Nhịp điều chỉnh có thể còn tiếp diễnChỉ số Vn-Index đánh mất xu hướng tăng kể từ đầu tháng 8/2024 ở khu vực 1.280 điểm...

Hà Nội tổ chức lại giao thông qua cầu Trung Hà

Theo đó, Sở GTVT Hà Nội cho phép các phương tiện xe ô tô...

“Thổi giá, tạo sóng khiến việc mua bán đất hầu như chỉ diễn ra trong giới đầu cơ”

Sáng 21/10, tại Hội trường Diên Hồng, Quốc hội họp phiên toàn thể kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XV. Trình bày Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được tình hình...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng chủ trì phiên họp về xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Sáng 10/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Tại Phiên họp, Thủ tướng đề nghị các đồng chí trao đổi,...

Phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 03 nhiệm vụ về hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị mục tiêu phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 03 nhiệm vụ: Hỗ trợ nhà ở cho người có công; hỗ trợ nhà ở cho người dân theo các chương trình mục tiêu quốc gia; xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân ngoài 2 nhóm hỗ trợ trên. ...

Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới. ...

Sắp diễn ra Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam

(TN&MT) - Theo dự kiến, vào trung tuần tháng 11/2024, Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lắng nghe nông dân nói” sẽ được tổ chức tại Hà Nội nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, hợp tác xã trước thềm diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024. ...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Bài đọc nhiều

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Cần lên tiếng kịp thời khi căng thẳng leo thang ở Biển Đông

Trong chuyến thăm tới Việt Nam (23-24/10), Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Catherine West đã có nhiều hoạt động như đồng chủ trì Đối thoại chiến lược Việt-Anh lần thứ 10, tham gia Hội thảo quốc tế Biển Đông và thăm khu vực bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi).

Cho phép khai thác cát trong mùa mưa lũ

Đáng chú ý, đối với nội dung kiến nghị được khai thác cát trong 3 tháng mùa mưa và bổ sung biện pháp khai thác bơm hút, ông Minh cho rằng, hiện nay không có quy định cụ thể việc cấm khai thác cát trong mùa...

Phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Chiều 31/10, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trả lời câu hỏi của phóng viên về việc lực lượng chức năng của Trung Quốc bắt giữ tàu cá và ngư dân Việt Nam hồi cuối tháng 9.

Bộ TN&MT đánh giá trữ lượng khoáng sản tại 3 địa phương

Báo cáo kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng đá vôi làm nguyên liệu xi măng mỏ Áng Dâu và Áng Rong thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, ông Lê Văn Huấn cho biết: Công tác thăm dò đã làm sáng...

Cùng chuyên mục

Vùng 3 Hải quân hoàn thành tốt các nội dung kiểm tra

Trung tướng Lê Quang Minh thăm, động...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

 Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Đức Toàn phát biểu và trình bày quan điểm của...

Xứng đáng là “điểm tựa vững chắc” cho ngư dân

Những năm qua, cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã thường xuyên phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định,… thực hiện tốt Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực xây dựng Quân chủng Hải quân hiện đại. Qua đó, trực tiếp góp phần nâng cao nhận thức...

‘Cơ chế sống’, bền vững vượt thời gian

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 có “tuổi đời” khoảng 50 năm kể từ khi bắt đầu đàm phán và tròn 30 năm kể từ khi có hiệu lực thực thi. Suốt hành trình đó, không phải ngẫu nhiên UNCLOS được các bên tham gia Công ước gửi gắm niềm tin như “la bàn của người đi biển”, được gọi tên là “hiến pháp” của đại dương.

Phản đối mọi hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)  ...

Mới nhất

Tác dụng không ngờ khi bạn uống nước cam mỗi ngày

Không chỉ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, kali, nước cam còn có tác dụng ngăn ngừa sỏi thận. ...

Đề xuất 8 trường hợp thuốc y học cổ truyền được miễn thử nghiệm lâm sàng

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu. Tin mới y tế ngày 8/11: Đề xuất 8 trường hợp thuốc y học cổ truyền được miễn thử nghiệm lâm sàngBộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định việc đăng ký lưu hành...

Đổi mới cách giáo dục về bình đẳng giới

(Dân Sinh) - Nâng cao kiến thức bình đẳng giới nhằm đổi mới cách thức tuyên truyền là một nội dung chính vừa được Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội thi ở huyện Thạch Thành. Hưởng ứng Tháng hàng động “Vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới”, sáng 10/11, Sở LĐ-TB&XH tỉnh...

Bão số 7 mạnh cấp 14, giật cấp 17

(ĐCSVN) - Bão số 7 (Yinxing) cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 335 km về phía Bắc Đông Bắc, với sức gió gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17, biển động giữ dội. ...

cơ hội trong thách thức

Các nhà sản xuất trong nước đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển những dòng kính mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và tính năng kỹ thuật. Nhiều thách thức Chuyên gia về vật liệu xây dựng, thạc sĩ Phạm Ngọc Trung nhìn nhận, thị trường kính xây dựng ở...

Mới nhất