Trang chủChính trịNgoại giaoNguồn cung tiếp đà sụt giảm, giao dịch trầm lắng; Bộ Xây...

Nguồn cung tiếp đà sụt giảm, giao dịch trầm lắng; Bộ Xây dựng chỉ ra 3 thách thức lớn “cản bước” doanh nghiệp bất đống sản


Thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trong quý II/2023, Bộ Xây dựng cho biết mặc dù thị trường bất động sản có nhiều tín hiệu tích cực nhưng nguồn cung tiếp đà sụt giảm khiến lượng giao dịch trầm lắng.

Quý II/2023: Nguồn cung tiếp đà sụt giảm, giao dịch trầm lắng; Bộ Xây dựng chỉ ra 3 thách thức lớn 'cản bước' doanh nghiệp bất đống sản
Thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản trong quý II/2023, Bộ Xây dựng cho biết mặc dù thị trường bất động sản có nhiều tín hiệu tích cực nhưng nguồn cung tiếp đà sụt giảm khiến lượng giao dịch trầm lắng. (Nguồn: Báo Xây dựng)

Tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022

Theo Bộ Xây dựng, trong quý II/2023, để giải quyết khó khăn cho thị trường bất động sản Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tiếp tục ban hành một số cơ chế chính sách, Công điện trong chỉ đạo với nhiều biện pháp giải quyết rất cụ thể và quyết liệt như: Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023, Công điện số 194/CĐ-TTg, Công điện số 469/CT-TTg ngày 25/5/2023, Công điện số 470/CT-TTg ngày 26/5/2023, Công điện số 634/CĐ-TTg… đồng thời, các Bộ, ngành trình Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách nhằm tháo gỡ nhiều vấn đề về cơ chế, chính sách.

Với những chỉ đạo nêu trên cho thấy Chính phủ đã rất quyết liệt, kịp thời hành động trong bối cảnh những khó khăn phát sinh cần khẩn trương khơi thông, thúc đẩy tăng trưởng và giảm thiểu phát sinh những vấn đề xã hội để cùng vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển đúng quy luật, hiệu quả, an toàn, lành mạnh và bền vững.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo Tổ công tác, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành khẩn trương, tích cực triển khai, thực hiện các nhiệm vụ được giao, cụ thể đã tích cực làm việc lần lượt với một số địa phương lớn như: TP.Hồ Chí Minh, TP.Hà Nội, TP.Đà Nẵng, TP.Hải Phòng, TP.Cần Thơ, tỉnh Đồng Nai và một số doanh nghiệp bất động sản để nghe báo cáo, nắm thông tin, tình hình và rà soát đến từng dự án bất động sản cụ thể để trao đổi, hướng dẫn, giải đáp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản.

Qua đó đã từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án bất động sản trên địa bàn, tuy nhiên, các kết quả cụ thể giải quyết được khó khăn, vướng mắc cần phải tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp hơn nữa, đặc biệt là địa phương và doanh nghiệp cần chủ động đề xuất những giải pháp cụ thể cho từng dự án bất động sản và tập trung giải quyết theo nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào, cơ quan nào thì cấp đó, cơ quan đó phải giải quyết dứt điểm.

Tuy nhiên, theo báo cáo, đánh giá của một số tổ chức kinh tế và một số địa phương thì lĩnh vực bất động sản trong quý vẫn có mức tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022, đồng thời còn nhiều khó khăn thách thức, cụ thể như: về thể chế, về pháp lý của các dự án, nguồn vốn tín dụng, trái phiếu,…và việc tổ chức, triển khai, thực thi của địa phương. Do vậy, trong thời gian tới các Bộ, ngành và địa phương, doanh nghiệp cần tiếp tục khẩn trương, triển khai, thực hiện các nhiệm vụ được giao, đề xuất giải pháp cụ thể hơn nữa nhằm nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững cho thị trường bất động sản.

7 dự án nhà ở thương mại hoàn thành trong quý II/2023

Trong quý II/2023, cả nước chỉ có 7 dự án nhà ở thương mại hoàn thành với 2.424 căn (852 căn hộ, 1.572 nhà ở riêng lẻ). Số lượng dự án chỉ bằng khoảng 50% so với quý I/2023 và bằng khoảng 29,17% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, cả nước hiện có 986 dự án nhà ở thương mại đang triển khai xây dựng, quy mô 413.539 căn. Số lượng dự án bằng khoảng 141,26% so với quý I/ 2023 và bằng khoảng 90,38% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, có 15 dự án nhà ở được cấp phép mới với 3.239 căn. Số lượng dự án chỉ bằng khoảng 88,24% so với quý I/2023 và bằng khoảng 51,72% so với cùng kỳ năm 2022.

Với dự án nhà ở xã hội và nhà ở công nhân, tính đến quý II/2023, cả nước có 294 dự án đang triển khai xây dựng, quy mô khoảng 288.499 căn. Trong đó, chương trình phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị đang tiếp tục triển khai xây dựng 201 dự án, với khoảng 162.227 căn. Dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai có 6 dự án, với khoảng 1.892 căn. Ngoài ra, đang tiếp tục triển khai 93 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân khu công nghiệp với quy mô xây dựng khoảng 127.272 căn hộ.

Theo tổng hợp số liệu của các địa phương, quý II/2023 có 51 dự án nhà ở đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai, quy mô 6.205 căn hộ. Số lượng dự án bằng khoảng 98,08% so với quý I/2023 và bằng khoảng 63,75% so với cùng kỳ năm 2022.

Cụ thể, khu vực miền Bắc có 14 dự án (931 căn hộ; 1.143 căn nhà ở riêng lẻ); khu vực miền Trung có 16 dự án (200 căn hộ; 2.092 căn nhà ở riêng lẻ); khu vực miền Nam có 21 dự án (215 căn hộ; 1.624 căn nhà ở riêng lẻ). Tỷ trọng số lượng loại bất động sản đủ điều kiện bán chủ yếu là đất nền và nhà ở riêng lẻ trong dự án.

Bộ Xây dựng cũng cho biết, trong quý II/2023, có 96.977 giao dịch thành công. Trong đó, có 29.725 giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, bằng khoảng 75,61% so với quý I/2023, bằng khoảng 43,03% so với cùng kỳ năm 2022. Với phân khúc đất nền, có 67.525 giao dịch thành công, bằng khoảng 99,98% so với quý I/2023, bằng khoảng 31,57% so với cùng kỳ năm 2022.

3 nhóm khó khăn của doanh nghiệp

Bộ Xây dựng cho biết tính đến hết quý II/2023, số doanh nghiệp bất động sản giải thể tăng khoảng 30,4% so cùng kỳ năm 2022. Số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới cũng giảm khoảng 61,4%. Hiện nay, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, có thể phân thành 3 nhóm khó khăn, vướng mắc chính.

Thứ nhất, nhóm khó khăn, vướng mắc về pháp lý: hiện nay nhiều dự án bất động sản đang gặp khó khăn, vướng mắc về pháp lý dự án, cụ thể như việc thực hiện quy định về phương pháp định giá đất còn nhiều vướng mắc.

Bên cạnh đó, quy hoạch sử dụng đất đã được công bố nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt nhưng không phù hợp với quy hoạch cấp trên (các quy hoạch cấp trên trước đó không còn phù hợp đang phải rà soát, điều chỉnh, cập nhật theo quy định); về điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Thứ hai, nhóm khó khăn, vướng mắc về tổ chức thực hiện: cơ chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, địa phương còn chưa kịp thời, đồng bộ cũng đã gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc cho dự án bất động sản, cụ theer như: trong công tác giải phóng mặt bằng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thỏa thuận thu hồi đất, áp giá bồi hoàn với người dân.

Cùng với đó, công tác xác định giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, giao nền tái định cư (sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến định giá đất chưa kịp thời); một số nhà đầu tư chưa phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để thực hiện các hồ sơ, thủ tục của dự án.

Thứ ba, nhóm khó khăn, vướng mắc về nguồn vốn: hiện nay, doanh nghiệp bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn vay tín dụng và hầu như không huy động được vốn trái phiếu doanh nghiệp và huy động vốn khác, dẫn đến thiếu vốn để thực hiện dự án (phải giãn tiến độ, dừng triển khai).

Theo đó, doanh nghiệp bất động sản đang phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, đặc biệt trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp vào các tháng cuối năm 2023 rất lớn, nhiều doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu.

Bộ Xây dựng cũng cho rằng, niềm tin của nhà đầu tư, tính thanh khoản thị trường bất động sản thấp nên dẫn đến các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp đang phải áp lực nợ ngắn hạn và tổng nợ lớn hơn so với quy mô tài sản. Ngoài ra, tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng biến động dẫn đến chi phí doanh nghiệp tăng cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

“Trước thực trạng trên, nhiều doanh nghiệp bất động sản buộc phải giãn tiến độ hoặc tạm dừng triển khai thực hiện dự án, buộc phải cắt giảm và điều chỉnh lại quy mô nhân sự từ đầu năm đến nay hoặc người lao động còn chủ động xin nghỉ việc, có nhiều doanh nghiệp buộc phải giảm trên 60% nguồn lao động để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay”, Bộ Xây dựng cho biết.





Nguồn

Cùng chủ đề

Bất động sản bước vào chu kỳ mới, bền vững hơn

Các chuyên gia nhận định bất động sản đã qua cái thời dễ dàng và đang bước vào một chu kỳ mới, bền vững hơn và minh bạch hơn. Các chuyên gia nhận định bất động sản đã qua cái thời dễ dàng và đang bước vào một chu kỳ mới, bền vững hơn và minh bạch hơn. Ngày 9/11, tại Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu và Đào tạo...

Cần giải pháp toàn diện để phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng hiện đại và bền vững

Hiện ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp toàn diện để gỡ khó cho ngành này. Ngành công nghiệp quan trọng của đất nước Sáng 9/11, tại khuôn khổ hội thảo "Phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam hiện đại và bền vững", Thạc sĩ Lê Văn Tới - Phó Chủ tịch Hội Vật...

Doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia

Ông Lê Trung Thành – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết tổng doanh thu ngành vật liệu xây dựng chiếm khoảng 11% GDP quốc gia. Sáng 9/11, Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam đã tổ chức hội thảo "Phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam hiện đại và bền vững". Hội thảo đã khẳng định sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những ngành công...

Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa...

Tồn kho ngày càng lớn, giá nhà đất vẫn có xu hướng tăng, giá chung cư tại TPHCM chạm mốc 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất. Dù tồn kho tăng mạnh, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí...

Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Chào mừng Ngày Đô thị Việt Nam, chiều 8/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Nhà là nơi bắt đầu: Tăng cường thể chế phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam”.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tin vui cho game thủ, công ty Nhật Bản đột phá chiến lược phát hành trò chơi ra thị trường

Thời gian tới là giai đoạn đầy hứa hẹn với viễn cảnh về một quý tăng trưởng mạnh mẽ khác của Sony Interactive Entertainment (SIE), công ty chuyên trò chơi điện tử và giải trí kỹ thuật số đa quốc gia, là công ty con thuộc sở hữu của tập đoàn Sony Nhật Bản, đặt trụ sở tại San Mateo, California, Mỹ.

‘Chè Việt – Di sản và tương lai”: Nơi cộng đồng yêu trà Việt kết nối giá trị

Chương trình "Chè Việt - Di sản và tương lai" là một hành trình khám phá văn hóa trà từ khắp các vùng miền của Việt Nam.

Nghệ sĩ Việt trẻ tiếp nguồn năng lượng mới cho văn hoá truyền thống

Những người sinh ra và lớn lên ở những giai đoạn khác nhau, sẽ có cách sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật khác nhau.

Hợp tác Việt Nam – EU theo hướng phát triển xanh và bền vững

Việt Nam ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh hợp tác thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và số, hướng vào lĩnh vực phát triển bền vững.

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam

Chiều ngày 7/11, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra "Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Việt Nam đủ khả năng để vươn lên mạnh mẽ

Chiều 7/11, tại Hội thảo “Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam”, ông Nguyễn Đức Tâm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và hy vọng đất nước sẽ trở thành một đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Chile, Peru: Tăng cường tin cậy chính trị, khai thác dư địa hợp tác

Từ ngày 9-16/11, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Chile và Cộng hòa Peru. Chuyến công du này không chỉ là dấu mốc quan trọng trong quan hệ song phương mà còn nhằm tăng cường vai trò của Việt Nam tại Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tổ chức tại Lima, Peru. Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời...

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Cùng chuyên mục

Hợp tác Việt Nam – EU theo hướng phát triển xanh và bền vững

Việt Nam ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh hợp tác thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và số, hướng vào lĩnh vực phát triển bền vững.

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam

Chiều ngày 7/11, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra "Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Khai phá tiềm năng, thúc đẩy kết nối hai chiều doanh nghiệp Việt Nam-Nhật Bản

Chiều 9/11, tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản đã diễn ra Tọa đàm định hướng phát triển hai chiều cộng đồng doanh nghiệp Việt-Nhật do Hội cựu sinh viên Đại học Ngoại thương tại Nhật Bản (FAJ) tổ chức.

Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump

Giá vàng hôm nay 10/11/2024, giá vàng bị chi phối bởi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Điều đáng ngạc nhiên là tốc độ giải quyết cuộc bầu cử và đợt bán tháo mạnh khiến những người tham gia thị trường băn khoăn về hướng đi của kim loại quý này trong tương lai. Giá vàng nhẫn giảm mạnh.

Sản lượng giảm, bà con găm hàng đầu cơ, doanh nghiệp Việt tranh thủ nhập khẩu

Giá tiêu hôm nay 10/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Mới nhất

Mới nhất