Trang chủDestinationsĐắk LắkVì sao Niger trở thành một mặt trận mới trong Chiến tranh...

Vì sao Niger trở thành một mặt trận mới trong Chiến tranh Lạnh hiện đại?


13:31, 03/08/2023

Một cuộc đảo chính ở một quốc gia châu Phi đói nghèo không phải là chưa từng xảy ra nhưng bối cảnh địa chính trị thời đại hiện nay mang lại cho nó ý nghĩa mang tính toàn cầu.

Quân đội Niger đã lật đổ chính phủ trong một cuộc đảo chính, tạo tiền đề cho một cuộc đối đầu mới với phương Tây. Niger rơi vào một tình huống tương tự như hầu hết các quốc gia ở Tây Phi khi nước Pháp dùng ảnh hưởng truyền thống của mình ở khu vực này để tiếp tục sử dụng quyền lực tài chính và quân sự để can thiệp vào các vấn đề nội bộ của các quốc gia Tây Phi.

Theo nhân định của chuyên gia phân tích chính trị Timur Fomenko trên Đài RT, vì lý do đó, nhiều cuộc đảo chính đã trở nên thường xuyên hơn khi một bộ phận người biểu tình tìm cách yêu cầu Pháp phải rút ra và tìm cách đưa Nga tham gia sâu hơn vào khu vực.

Trong môi trường địa chính trị mới, các quốc gia châu Phi hiện đã tăng không gian chính trị và các lựa chọn để xóa dần ảnh hưởng của phương Tây. Niger, một quốc gia không giáp biển, nghèo khó và bị chiến tranh tàn phá, mặc dù giàu nguyên liệu thô, được thiết lập để trở thành một biên giới mới.

Trong kỷ nguyên đơn cực của Mỹ, các quốc gia châu Phi đã từng rơi vào vòng xoáy của phương Tây. Nghèo, tuyệt vọng và bất ổn, nhiều quốc gia châu Phi buộc phải dựa vào các nước thực dân cũ và Mỹ để có thể nhận được nhiều hình thức hỗ trợ khác nhau.





Người biểu tình Niger tập trung bên ngoài Đại sứ quán Pháp ở Niamey ngày 30/7. Ảnh: AFP
Người biểu tình Niger tập trung bên ngoài Đại sứ quán Pháp ở Niamey ngày 30/7. Ảnh: AFP

Điều này đặc biệt đúng trong giai đoạn “cuộc chiến chống khủng bố” khi các nhóm vũ trang Hồi giáo cực đoan đe dọa an ninh của người dân tại các nước châu Phi. Lực lượng đặc nhiệm Pháp và Mỹ đã được triển khai để chống khủng bố ở các quốc gia Tây Phi với ví dụ rõ nét nhất là vụ bắt cóc kinh hoàng tại một khách sạn ở Mali vào năm 2015.

Tuy nhiên, những sự hỗ trợ này, có thể là tài chính hoặc quân sự, phải trả giá bằng việc các quốc gia châu Phi buộc phải thực hiện các điều khoản và điều kiện theo ý thức hệ của phương Tây – một hình thức của chủ nghĩa thực dân mới.

Tuy nhiên, thế giới đã thay đổi. Bối cảnh chiến tranh chống khủng bố đã kết thúc, và thay vào đó là một môi trường địa chính trị được quyết định bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc – chủ yếu là Mỹ và các đồng minh chống lại các đối thủ như Trung Quốc và Nga.

Môi trường này có nghĩa là các quốc gia châu Phi hiện có các “lựa chọn” khác để hỗ trợ, cho phép họ tối đa hóa quyền tự chủ chính trị và không gian của riêng mình thay vì đáp ứng các điều kiện ý thức hệ của phương Tây.

Minh chứng cho điều này là việc các quốc gia châu Phi được cho là ngày càng sử dụng nhiều dịch vụ của Tập đoàn Quân sự tư nhân Wagner của Nga cho các vấn đề an ninh hơn là hỗ trợ từ phương Tây, trong khi sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc cũng có nghĩa là các quốc gia châu Phi không còn có thể bị các tổ chức như IMF “o bế”.

Trong bối cảnh như vậy, với quân đội là những chủ thể chính trị mạnh nhất ở các quốc gia bất ổn như Niger, cơ hội để họ nắm quyền lực và được bảo vệ khỏi sự kiềm tỏa của phương Tây và cũng là bởi trong hệ thống quốc tế này, Mỹ không còn có thể tiến hành can thiệp quân sự đơn phương trực tiếp.

Điều này cũng được thể hiện thông qua việc các chính phủ và quân đội ở khu vực tận dụng những phản ứng dữ dội chống Pháp ở khắp Tây Phi để tìm cách đẩy lùi sự hiện diện của chủ nghĩa thực dân mới. Chỉ trong vòng một năm, quân đội Pháp đã bị đẩy ra khỏi Mali và Burkina Faso. Niger có lẽ là nước tiếp theo. Tuy nhiên, nguy cơ xảy ra một cuộc nội chiến do Pháp hậu thuẫn vẫn còn hiện hữu.

Nếu cuộc đảo chính ở Niger thành công, có khả năng chính quyền mới sẽ tìm cách hình thành mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga, quốc gia có thể trở thành một đối tác bảo đảm an ninh mới và ít phức tạp hơn nhiều. Trong khi Trung Quốc cũng thường cung cấp hỗ trợ kinh tế và cơ sở hạ tầng cho các quốc gia châu Phi, cũng như đảm bảo không can thiệp và hỗ trợ chủ quyền quốc gia.

Niger tất nhiên cũng có ý nghĩa chiến lược. Mặc dù có thể dễ dàng coi đây là một quốc gia không giáp biển và nghèo khó ở giữa sa mạc, Niger có một nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng, bao gồm uranium, than, vàng, quặng sắt, thiếc, dầu mỏ, molypden, muối và thạch cao. Nguồn cung uranium của nước này thuộc hàng lớn nhất thế giới, điều này cực kỳ quan trọng đối với năng lượng hạt nhân.

Chính vì lý do này mà Pháp không sẵn sàng từ bỏ Niger mà không chiến đấu, và một cuộc xung đột ủy nhiệm tiềm tàng có thể xuất hiện. Nếu các lợi ích được phương Tây hậu thuẫn ở nước này bị đánh bại, tổn thất chiến lược của Niger về các nguồn lực mà nước này nắm giữ sẽ rất lớn, và rất có khả năng Trung Quốc sẽ giành được lợi thế so với phương Tây trong quá trình này.

Tất cả những điều này đã biến Niger thành biên giới mới cho cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Trong khi nói về các cuộc đảo chính và nội chiến ở châu Phi có vẻ bình thường nhưng thực tế chúng đang diễn ra trong một môi trường địa chính trị mới mà giới chuyên gia coi đó là một cuộc “Chiến tranh Lạnh mới”.

Theo TTXVN/Tintuc

 





Source link

Cùng chủ đề

Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang ở nhiều khu vực, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil được quốc tế rất trông đợi.

Thu hút FDI có chọn lọc, phấn đấu trở thành một trong các trung tâm về nhân lực bán dẫn toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Theo đó, Việt Nam định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2050 theo lộ trình 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2024 - 2030), tận dụng lợi thế địa chính trị, nhân lực về công nghiệp bán dẫn,...

Lý do châu Phi nên là mặt trận chiến lược địa chính trị mới của Australia

Câu chuyện dân số của châu Phi không hẳn mang lại cơ hội kinh tế cho Australia nhưng yếu tố địa chính trị lại là một câu chuyện khác.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp

Phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: 12:28, 15/08/2023 Sáng 15/8, trong khuôn khổ chương trình Phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực của Bộ Tư pháp. Phiên chất vấn được kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu tại các tỉnh, thành trong cả nước. Tham...

Bài đọc nhiều

Với mệnh lệnh sống còn của Đảng

08:09, 05/04/2023 Ngay sau Ngày độc lập, từ những tuần lễ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, ngoài chống giặc “đói”, giặc “dốt” và giặc “ngoại xâm”, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ ra sự nguy hại của căn bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu ngay trong bộ máy của chế độ mới, và Người gọi đó là “giặc nội xâm”, cần kiên trì, kiên quyết đấu tranh để mỗi cá nhân, mỗi...

Giải hạng Nhì quốc gia 2023: Nhận diện anh tài

08:35, 11/06/2023 Giải bóng đá hạng Nhì quốc gia năm 2023 gồm 2,5 suất thăng hạng, trong đó có 2 suất trực tiếp và 1 suất đá play-off với đội xếp thứ 10 của Giải hạng Nhất. Dẫu mùa giải mới khởi tranh, song nhìn vào sự chuẩn bị của các đội bóng và kết quả sau những lượt trận đầu tiên, phần nào có thể nhận diện được những đối thủ cạnh tranh tấm vé lên hạng với...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Trung Quốc kêu gọi Mỹ thực hiện thỏa thuận và tôn trọng các cam kết

17:02, 14/06/2023 Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương ngày 14/6 đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken, trong đó ông kêu gọi Washington thực hiện thỏa thuận giữa hai nước và tôn trọng những cam kết đã đưa ra để ngăn chặn căng thẳng giữa hai nước vượt tầm kiểm soát.  Ông Tần Cương đánh giá, kể từ đầu năm tới nay, quan hệ Trung - Mỹ đã gặp phải nhiều trở ngại....

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thăm, chúc mừng các cơ quan thông tấn, báo chí 

17:00, 20/06/2023 Nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023), chiều 20/6, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh do đồng chí Phạm Minh Tấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng Đài Phát thanh - Truyền hình Đắk Lắk và Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Đắk Lắk.  Đồng chí Phạm Minh Tấn, Phó...

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Thúc đẩy hợp tác, phát triển du lịch giữa Lai Châu và Đà Nẵng

(ĐCSVN) – Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Lai Châu năm 2024 tại Đà Nẵng nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch hai địa phương trao đổi thông tin, xây dựng, khai thác các chương trình, tour tuyến du lịch, kích cầu, trao đổi thị trường khách du lịch đến và đi. ...

Xung đột Nga – Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang

(ĐCSVN) – Trong phiên giao dịch chiều ngày 22/11, giá dầu thế giới tiếp tục tăng trong bối cảnh khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu. ...

Hiểm họa trong thực phẩm chức năng chứa chất cấm

(ĐCSVN) - Lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội liên tiếp phát hiện và bắt giữ nhiều vụ buôn bán thực phẩm chức năng có chứa chất cấm, đặc biệt là chất Sibutramine và Cyproheptadin. ...

Thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ AI trong giáo dục

(ĐCSVN) - Hội thảo “Dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo: Từ thách thức đến đột phá" trao đổi về công tác bồi dưỡng để trang bị cho đội ngũ giáo viên những kỹ năng cần thiết trong việc sử dụng và ứng dụng AI trong giảng dạy, đồng thời hướng dẫn học sinh sử dụng công nghệ...

Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng Thật

Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, các dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả đối với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường, qua đó giúp người tiêu dùng chủ động trang bị kiến thức...

Mới nhất