Trang chủNewsThời sựChiến dịch can thiệp quân sự của Tây Phi vào Niger sẽ...

Chiến dịch can thiệp quân sự của Tây Phi vào Niger sẽ như thế nào?


Hôm thứ Sáu vừa rồi, các chỉ huy quốc phòng của Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đã hoàn tất kế hoạch sử dụng vũ lực chống lại chính quyền quân sự Niger, nếu Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum và chính quyền của ông không được phục hồi.

chien dich can thiep quan su cua tay phi vao niger co the dien ra nhu the nao hinh 1

Quân đội ECOWAS từng thực hiện chiến dịch can thiệp quân sự tại Gambia để dập tắt cuộc đảo chính ở nước này hồi năm 2017. Ảnh: ECOWAS

Một phái đoàn của ECOWAS đã đến Niger nhưng không thể gặp thủ lĩnh cuộc đảo chính, Tướng Abdourahmane Tchiani, người sau đó tuyên bố rằng bất kỳ hành động gây hấn nào chống lại Niger “sẽ bị đáp trả ngay lập tức và không báo trước”.

Quyết định can thiệp quân sự của ECOWAS

Đây sẽ là lần đầu tiên sau nhiều năm ECOWAS quyết định sẽ dập tắt một cuộc đảo chính ở Tây Phi, nơi đã chứng kiến nhiều cuộc đảo chính thành công kể từ năm 2020.

Nathaniel Powell, nhà phân tích châu Phi tại công ty tình báo địa chính trị Oxford Analytica, cho biết: “Các sự kiện trong hai ngày qua khiến khả năng can thiệp quân sự thực sự có thể xảy ra. Và nếu quân đội Niger chống lại sự can thiệp của ECOWAS, điều này có thể trở nên thực sự thảm khốc”.

Hành động quân sự của ECOWAS được cho rằng sẽ gây ra sự chia rẽ lớn khi mà không phải quốc gia nào trong khu vực cũng ủng hộ cách giải quyết này, trong đó Mali và Burkina Faso, có biên giới với Niger, thậm chí tuyên bố chọn đứng về phía chính quyền quân sự Niger và sẽ chống lại các chiến dịch can thiệp của ECOWAS.

Vào thứ Bảy, Thượng viện Nigeria đã khuyên Tổng thống Bola Ahmed Tinubu của nước này, người cũng đang nắm giữ vị trí Chủ tịch ECOWAS hiện tại, tiếp tục tìm kiếm các lựa chọn khác thay vì sử dụng vũ lực để khôi phục nền dân chủ ở Niger, đồng thời lưu ý đến “mối quan hệ thân tình hiện có giữa người Niger và người Nigeria”.

chien dich can thiep quan su cua tay phi vao niger co the dien ra nhu the nao hinh 2

Bản đồ minh họa Niger và các quốc gia trong khu vực Tây Phi.

Lưu ý thêm, một số nước láng giềng của Niger như Chad lại đang ưu tiên giải pháp đàm phán. Trong khi đó, Algeria và Libya không phải là thành viên của khối ECOWAS. Điều này sẽ ảnh hưởng tới bất kỳ sự can thiệp quân sự nào qua đường bộ qua biên giới dài 1.600 km của Nigeria với Niger.

Chiến lược và tương quan lực lượng các bên

Không rõ chiến lược can thiệp quân sự vào đất liền Niger sẽ như thế nào, nhưng nước này có một số lợi thế về lãnh thổ.

Với dân số 25 triệu người, Niger là quốc gia rộng lớn thứ hai ở Tây Phi xét về diện tích, trải rộng trên 1,26 triệu km vuông – gấp hàng trăm lần Gambia, nơi ECOWAS can thiệp quân sự lần gần nhất vào năm 2017.

Đi đầu trong nỗ lực chống đảo chính ở Niger là đồng minh lâu năm Nigeria, quốc gia có sức mạnh quân sự lớn nhất Tây Phi với 223.000 quân – gấp 22 lần so với con số chỉ 10.000 quân của Niger, theo Dữ liệu mở của Ngân hàng Thế giới. Con số này cũng gấp 4 lần so với cả Burkina Faso, Mali, Guinea và Niger cộng lại.

Ở Niger, một số người tin rằng can thiệp quân sự có thể liên quan đến các cuộc không kích. Tuy nhiên, với việc Tổng thống Bazoum vẫn đang bị giam giữ, ông có thể trở thành con tin để chính quyền quân sự gây sức ép ngược lại đối với các chiến dịch can thiệp quân sự từ ECOWAS.

Bởi vậy, việc tiến hành chiến lược can thiệp đến từ Nigeria bằng đường bộ sẽ phải đi qua một khu vực hầu như không có người ở, nơi có hơn 200.000 người tị nạn đang chạy trốn bạo lực ở miền bắc Nigeria.

Sân bay quốc tế của Niger ở Niamey chỉ cách Dinh Tổng thống nơi ông Bazoum đang bị giam giữ 12 km, điều này cũng có thể khiến chiến lược không kích của ECOWAS trở nên khó khăn hơn. Nước này có hai sân bay quốc tế khác, trong đó có một sân bay ở Agadez, nơi quân đội Mỹ điều hành một căn cứ máy bay không người lái.

Mối nguy về một cuộc chiến ủy nhiệm

Vụ đảo chính quân sự mới nhất ở Tây Phi này đặc biệt gây lo ngại cho phương Tây, vốn coi Niger là đối tác chiến lược cuối cùng còn lại trong cuộc chiến chống khủng bố ở Sahel. Niger cũng quan trọng đối với thị trường toàn cầu trên nhiều mặt, bao gồm 5% thị phần cung cấp uranium toàn cầu.

chien dich can thiep quan su cua tay phi vao niger co the dien ra nhu the nao hinh 3

Pháp và Mỹ là 2 quốc gia đồng minh quan trọng của chính quyền dân cử của Niger trước đây. Ảnh: AP

Nnamdi Obasi, cố vấn cấp cao của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, cảnh báo rằng một cuộc can thiệp quân sự “cũng có thể xấu đi và có thể trở thành một cuộc chiến ủy nhiệm giữa các lực lượng bên ngoài châu Phi, những bên ủng hộ khôi phục nền dân chủ và những bên ủng hộ chính quyền quân sự”. Và nếu điều này xảy ra, Niger có thể gây ra thêm sự bất ổn trên cho toàn cầu, khi mà chỉ riêng cuộc chiến ở Ukraine đã khiến cả thế giới chao đảo.

Như đã biết, Mỹ và Pháp đã là đồng minh lâu năm của chính quyền dân chủ vừa bị lật đổ ở Niger. Trong khi đó, nhóm đảo chính quân sự Niger đang nhận được sự ủng hộ của nhóm đánh thuê hùng hậu Wagner, cũng như được các chính quyền quân sự ở Mali và Burkina Faso coi là đồng minh.

Những hệ quả khó lường

Bởi vậy, đã có những lo ngại rằng bất kỳ cuộc chiến nào trong trường hợp ECOWAS can thiệp quân sự sẽ không chỉ giới hạn ở thủ đô của Niger.

chien dich can thiep quan su cua tay phi vao niger co the dien ra nhu the nao hinh 4

Chiến dịch can thiệp quân sự vào Niger được cho rằng sẽ không giải quyết được vấn đề, có thể khiến tình hình bất ổn hơn và khiến người dân Niger chịu nhiều khổ đau hơn. Ảnh: AP

James Barnett, một nhà nghiên cứu chuyên về Tây Phi tại Viện Hudson, cho biết: “Tôi sợ rằng chính quyền quân sự sẽ sẵn sàng sử dụng chính người dân của mình làm bia đỡ đạn…, trong khi quân đội ECOWAS lại không có giỏi trong việc xử lý các tình huống như thế này”.

Ngay cả khi sự can thiệp quân sự giúp ECOWAS đóng quân được tại Niger với tư cách là lực lượng chống đảo chính, thì Powell nói rằng điều đó không tốt cho nền dân chủ, cho cả đất nước và khu vực. “Nó sẽ khiến ông Bazoum bị coi là một Tổng thống vì quân đội nước ngoài, và điều đó sẽ phá hủy tính hợp pháp của ông ấy”.

Ngoài ra, Nigeria, nước đang dẫn đầu chiến dịch can thiệp ECOWAS ở Niger, có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức ngay tại quê nhà, nơi quân đội của họ đang phải chiến đấu với các nhóm phiến quân trên khắp các khu vực miền bắc và miền trung của nước này. Bởi vậy, việc quân đội Nigeria tập trung lực lượng và sự chú ý cho chiến dịch ở Niger sẽ giúp các nhóm phiến quân càng có cơ hội gây ra nhiều rắc rối hơn.

Hải Anh





Nguồn

Cùng chủ đề

Chính quyền quân sự Niger cấm nhóm viện trợ của Pháp

(CLO) Chính quyền quân sự của Niger vừa cấm tổ chức cứu trợ của Pháp, Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật và Phát triển (Acted), hoạt động tại nước này trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Niger và Pháp. ...

Quân đội Mỹ hoàn tất việc rút quân khỏi Niger

Trước đó, vào đầu năm nay, chính quyền quân sự Niger đã chấm dứt thỏa thuận cho phép lính Mỹ hoạt động tại nước này. Sau đó, hai bên thông báo rằng việc rút quân của Mỹ sẽ hoàn tất vào giữa tháng 9. ...

Mali, Burkina Faso và Niger sẽ ra mắt hộ chiếu liên minh mới

Ba quốc gia láng giềng thuộc Sahel này đã cùng tuyên bố vào tháng 1 rằng họ sẽ rời khỏi ECOWAS, một khối gồm 15 thành viên, mặc dù ECOWAS đã cố gắng thuyết phục họ thay đổi quyết định. Burkina Faso đã...

Liên minh 3 quốc gia Sahel “dứt tình” với ECOWAS chuẩn bị ra mắt hộ chiếu sinh trắc học mới

Liên minh của 3 quốc gia Sahel (AES) là Mali, Burkina Faso và Niger sẽ ra mắt hộ chiếu sinh trắc học mới với mục đích thống nhất các giấy tờ đi lại trong khu vực chung trong những ngày tới.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công bố cuộc thi viết với chủ đề ‘Doanh nhân với chữ hiếu và gia đình’

(CLO) Ngày 15/11, Báo Phụ nữ TPHCM phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn (DNSG) tổ chức họp báo công bố cuộc thi viết với chủ đề "Doanh nhân với chữ hiếu và gia đình". ...

Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 sẽ được trao giải vào tối 5/12

(CLO) Ngày 15/11, Hội đồng chấm Chung khảo Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 đã họp nghe báo cáo kết quả vòng chấm sơ khảo; tiến hành thảo luận và xét trao giải. ...

Lãnh đạo đối lập Hàn Quốc bị kết án, khó có thể tranh cử

(CLO) Lãnh đạo phe đối lập Hàn Quốc Lee Jae-myung bị tuyên án một năm tù treo vì tội khai man trong chiến dịch tranh cử tổng thống trước đây. ...

Cháy viện dưỡng lão ở Tây Ban Nha, ít nhất 10 người thiệt mạng

(CLO) Ít nhất 10 người cao tuổi đã thiệt mạng khi hỏa hoạn bùng phát tại một viện dưỡng lão ở thị trấn Villafranca del Ebro, miền bắc Tây Ban Nha vào sáng sớm 15/11. ...

Matt Gaetz, người được ông Trump lựa chọn làm Tổng chưởng lý Mỹ là ai?

(CLO) Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử nhà lập pháp Đảng Cộng hòa Matt Gaetz làm Tổng chưởng lý (Bộ trưởng Tư pháp) đã gây chấn động ở cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. ...

Bài đọc nhiều

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do Kaovjets Ngujens (Cao Việt Nguyễn), họa sĩ trẻ người Latvia gốc Việt, thực hiện. Đã làm nhiều dự án minh họa sách, tranh tường, phim lịch sử tại châu Âu, cũng như sách nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chàng họa sĩ trẻ sống ở phương Tây nhưng đặc biệt quan tâm tới lịch sử nước nhà. Ban đầu chỉ là ý tưởng minh họa một...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Huỳnh Thị Thanh Thủy: Hành trình nỗ lực từ Hoa hậu Việt Nam đến Hoa hậu Quốc tế

Huỳnh Thị Thanh Thủy là người đẹp Việt đầu tiên giành được vương miện Hoa hậu Quốc tế (Miss International). Tối 12.11, Hoa hậu Thanh Thủy khiến fan sắc đẹp Việt vỡ òa khi giành chiến thắng tại Hoa hậu Quốc tế 2024. Cô là đại diện Việt Nam đầu tiên đội vương miện này. Thanh Thủy khiến fan sắc đẹp Việt tự hào khi trở thành đại diện Việt Nam đầu tiên chiến thắng Hoa hậu Quốc tế Ảnh: BTC Huỳnh Thị Thanh Thủy sinh...

Cùng chuyên mục

Đồng bào các DTTS tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, đóng góp xứng đáng vào sự...

Ngày 15/11, với chủ đề "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, tự lực, tự cường, hội nhập và phát triển bền vững". Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bình Phước lần thứ IV - năm 2024 được chính thức khai mạc. Tham dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc Y Thông; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy,...

Thuận Bắc (Ninh Thuận): 161 hộ nghèo đồng bào DTTS được hỗ trợ giống gia súc

Ông Nguyễn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận cho biết, địa phương đang tập trung thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Huyện được ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Tiểu dự án 2 phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị của Dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp...

Chủ tịch nước dự Đối thoại không chính thức giữa nhà lãnh đạo APEC với khách mời

Sáng 15/11/2024 (giờ địa phương, đêm 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu tại Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-du-doi-thoai-khong-chinh-thuc-giua-nha-lanh-dao-apec-voi-khach-moi-post993740.vnp

Bác Ái (Ninh Thuận): Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho đồng bào Raglay

Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận cho biết, thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), ngân sách Trung ương hỗ trợ trên 634 triệu đồng cho 215 hộ đồng bào Raglay lắp đặt hệ thống nước sạch sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống.Ngày 15/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh...

Văn Lãng (Lạng Sơn): Dự án 8 góp phần nâng cao vị thế phụ nữ DTTS

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Dự án 8 “Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tại huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã mang lại nhiều kết quả tích cực. Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức, xóa bỏ định...

Mới nhất

Thượng tướng Võ Minh Lương dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại tỉnh Bình Dương

(Bqp.vn) - Chiều 15/11, Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân khu phố Rạch Bắp, phường An Tây, thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương.Các đại biểu dự ngày hội.Phát...

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung tham dự Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam”

(MPI) - Tham dự và phát biểu tại Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam” diễn ra ngày 15/11/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung khẳng định, với mong muốn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng AI Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong...

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định không tổ chức bài thi V-SAT

Những ngày qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải thông tin về bài thi V-SAT do 18 cơ sở giáo dục đại học phối hợp với Trung tâm Khảo thí Quốc gia và Đánh giá...

Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Pankin ngày 15/11 xác nhận ba nước Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã trở thành đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Mới nhất