Trang chủNewsNhân quyềnCần tạo ra sự khác biệt và không rào cản trong công...

Cần tạo ra sự khác biệt và không rào cản trong công tác xã hội


(Dân sinh) – Sáng 01/8, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã phối hợp với Đại học Bách Khoa Hồng Kông, Hiệp hội giáo dục Công tác xã hội châu Á – Thái Bình Dương, Hiệp hội các trường Đào tạo Công tác xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc tế: “Tạo ra sự khác biệt – Công tác xã hội không rào cản: Hướng tới phát triển bền vững và ứng phó với tình huống khẩn cấp”.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi phát biểu khai mạc Hội thảo

Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi phát biểu khai mạc Hội thảo

Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cùng 250 đại biểu là đại diện các tổ chức giáo dục Công tác xã hội và cung ứng dịch vụ xã hội tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và các khu vực khác trên thế giới.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Đào Thanh Trường – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV cho biết, công tác xã hội (CTXH) đã có sự phát triển mạnh mẽ và khẳng định vai trò không thể thiếu trong mục tiêu phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới trong suốt hơn 100 năm qua. Tại Việt Nam, dù mới bước đi những bước đầu tiên trong quá trình chuyên nghiệp hóa, CTXH đã và đang khẳng định được vai trò của mình trong việc trợ giúp các cá nhân, gia đình, cộng đồng có nhu cầu, hướng đến đảm bảo an sinh xã hội toàn dân, toàn diện theo mục tiêu xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Những năm gần đây, thế giới nói chung đã trải qua những thay đổi vô cùng lớn lao, trong đó biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19. Những vấn đề nan giải đó đang đòi hỏi một tầm nhìn mới và sự chung tay mang tính toàn cầu để giải quyết những vấn đề chung, những khó khăn riêng.

Với vai trò quan trọng của mình, CTXH cần có những chuyển động để theo kịp, để định hướng, kiến tạo sự phát triển bền vững từ cấp độ cá nhân đến cấp độ toàn cầu, thông qua giải quyết những vấn đề vi mô đến những vấn đề vĩ mô của con người. Trong bối cảnh đó, việc chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau rất quan trọng, trong đó cần phải đề cập đến “Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy CTXH” hướng đến một Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và Việt Nam là nước chủ trì và tham gia tích cực vào điều phối thực hiện Tuyên bố.

Trong khuôn khổ Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa trường Đại học KHXH&NV và Đại học Bách khoa Hồng Kông.

Trong khuôn khổ Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa trường Đại học KHXH&NV và Đại học Bách khoa Hồng Kông.

Với vai trò của cơ sở đào tạo hàng đầu cả nước về đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn và một thành viên của ĐHQGHN, Trường ĐHKHXH&NV xác định vai trò tiên phòng trong phát triển CTXH ở Việt Nam, nhằm thực hiện các cam kết quốc gia. Hiện nay, nhà trường là cơ sở duy nhất cả nước đào tạo CTXH ở cả 3 cấp độ: Cử nhân, Thạc sỹ và Tiến sỹ và cung cấp nguồn nhân lực nghiên cứu, chuyên gia CTXH hàng đầu cho các trường, viện và cơ sở thực hành trong cả nước.

Hội thảo lần này là một diễn đàn khoa học phi biên giới, để các nhà khoa học, chuyên gia thực hành từ nhiều quốc gia đến trao đổi, chia sẻ những kiến thức, mô hình thực hành cập nhật nhất, từ đó góp phần phát triển CTXH ở Việt Nam. Khai thác những chiều cạnh khác nhau của công tác xã hội không rào cản trong bối cảnh thích ứng với phát triển bền vững và ứng phó với tình huống khẩn cấp. Thực hiện đúng phương châm của CTXH “Không để ai ở lại phía sau”.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi khẳng định, nghề CTXH đã dần trở thành một nghề chuyên nghiệp, có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, đang dần hoàn thiện về mặt pháp lý, được xã hội tôn trọng, trực tiếp giải quyết được những vấn đề xã hội; giải quyết mối quan hệ giữa con người với con người, giảm bất bình đẳng và mâu thuẫn trong xã hội, mang lại niềm vui, hạnh phúc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, công bằng và tiến bộ xã hội, xây dựng và phát triển đất nước bền vững.

Sau hơn 10 năm triển khai chương trình phát triển công tác xã hội, nghề CTXH đã đạt được những kết quả khá ấn tượng như:

Khung pháp lý phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp đã được hình thành, hoàn thiện khá đầy đủ, toàn diện. Mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH đã hình thành, phát triển với hàng nghìn cơ sở có liên quan đến cung cấp dịch vụ CTXH công lập và ngoài công lập. Đội ngũ công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên làm CTXH chuyên nghiệp đã được hình thành với khoảng 235 nghìn người, tạo thành một mạng lưới cán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH trợ giúp các đối tượng yếu thế ở các cơ sở và cộng đồng, góp phần trợ giúp cho người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận, thụ hưởng các chính sách phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, học nghề, tìm việc làm để ổn định cuộc sống.

Nếu như năm 2010 chỉ có 1-2 cơ sở đào tạo chuyên ngành công tác xã hội thì hiện nay đã có 55 trường đại học, cao đẳng và 21 cơ sở dạy nghề có đào tạo chuyên ngành công tác xã hội. Triển khai nhiều mô hình công tác xã hội trong lĩnh vực giảm nghèo, chăm sóc phục hồi chức năng cho trẻ em tự kỷ; giáo dục, y tế, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, phụ nữ thanh niên…. Vị trí của CTXH trong quá trình xây dựng nền an sinh xã hội tiên tiến của đất nước ở nhiều cấp, ngành đã có sự thay đổi, người dân đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của nghề CTXH.

Các đại biểu trình bày tham luận tại Hội thảo.

Các đại biểu trình bày tham luận tại Hội thảo.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cũng nhấn mạnh một số giải pháp, nhiệm vụ để đẩy mạnh CTXH chuyên nghiệp.

Thứ nhất, thực hiện tốt sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về tăng cường CTXH, đặc biệt Nghị quyết Đại hội XIII, tổ chức triển khai thực hiện tốt Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phát triển CTXH giai đoạn 2021-2030 với mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh phát triển CTXH tại các ngành, các cấp, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước theo từng giai đoạn; đảm bảo nâng cao nhận thức của toàn xã hội về CTXH; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ CTXH trên các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả; tăng cường CTXH trong hệ thống tư pháp, phòng chống bạo lực bạo hành gia đình; tư pháp đối với người chưa thành niên.

Thứ hai, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về phát triển CTXH, tập trung: Trình Chính phủ ban hành Nghị định về CTXH; sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan để phát triển CTXH theo hướng làm rõ vai trò, nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên CTXH; đẩy mạnh công nghiệp hóa, phát huy vai trò của các tổ chức ngoài công lập trong cung cấp dịch vụ CTXH; nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Trợ giúp xã hội; tổng kết, đánh giá thi hành Luật Người cao tuổi, Luật Trẻ em, Luật Người khuyết tật; tổng kết, đánh giá các chương trình mục tiêu quy hoạch giảm nghèo, nông thôn mới, dân tộc và miền núi, quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; nghiên cứu, đề xuất xây dựng Sàn an sinh xã hội quốc gia, Bộ chỉ số giám sát an sinh xã hội.

Thứ ba, phát triển mạng lưới tổ chức cung cấp các dịch vụ CTXH và mạng lưới nhân viên, cộng tác viên CTXH trong các trường học, bệnh viện, hệ thống tư pháp; trong đó, tập trung phát triển các dịch vụ CTXH đối với trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, giải quyết vấn đề nghèo đói và những vấn đề xã hội khác.

Thứ tư, hoàn thiện chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên CTXH và thiết lập mạng lưới nhân viên CTXH trong các trường học, bệnh viện và cộng đồng; hoàn thiện pháp luật giáo dục đào tạo CTXH.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phát triển CTXH, định hướng người dân tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ CTXH một cách hiệu quả và bền vững.

Thứ sáu, chú trọng, tăng cường hợp tác quốc tế phát triển nghề CTXH.

Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Tại Hội thảo, Ban tổ chức nhận được 50 báo cáo tham luận toàn văn, gồm 28 các bài tham luận đến từ các học giả quốc tế và 22 tham luận của các học giả Việt Nam. Các bài tham luận tập trung vào nhiều chủ đề đa dạng, từ công tác đào tạo và phát triển CTXH theo các mục tiêu phát triển bền vững, hoạt động hợp tác phát triển khu vực; đến những hàm ý cho quản trị dịch vụ CTXH và thực hành trong một xã hội có nhiều rủi ro.

Bài và ảnh: Xuân Quang



Source link

Cùng chủ đề

Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 1.400 tỷ đồng

Thành phố Hà Nội đã tiến hành chi trả kinh phí trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên 1.400 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm 2024. Theo Sở LĐ-TB&XH Hà Nội, toàn TP hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Các cơ sở trợ giúp xã hội của TP Hà Nội thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng 3.080 đối tượng bảo trợ xã...

100 tình nguyện viên sẵn sàng hỗ trợ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2024

(Tổ Quốc) - Ngày 2/11, tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra Lễ ra quân tình nguyện viên hỗ trợ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII). ...

SHB tích cực tham gia các hoạt động xã hội

Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế lũy kế của SHB đạt 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm 2024. Bên cạnh phát triển hoạt động kinh doanh, ngân hàng tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, ủng hộ người nghèo, xóa nhà tạm theo chủ trương của Chính phủ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tổng Giám đốc SHB Ngô Thu Hà, đại diện ngân...

ACB ngăn chặn giao dịch 10.000 tài khoản nghi ngờ gian lận

Áp dụng công nghệ tiên tiến bảo vệ tài khoản khách hàng, chiến lược bảo mật đa lớp giúp ACB phát hiện và cảnh báo rủi ro, đem lại sự an tâm khi sử dụng dịch vụ ngân hàng số. ...

Trao giải thưởng tác phẩm truyền thông số góp phần cải thiện tiếp cận an sinh xã hội

(CLO) Chiều 31/10, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra Lễ trao giải thưởng “Tác phẩm truyền thông số góp phần cải thiện tiếp cận an sinh xã hội trong nền kinh tế số”. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nâng cao chất lượng văn bản, đồng thuận của xã hội khi xây dựng chính sách

(LĐXH) - Tăng cường công tác phản biện xã hội, truyền thông để thông tin về chính sách, từ đó nâng cao chất lượng các văn bản, đồng thuận của xã hội trong xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh nhấn mạnh tại Hội nghị hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) với chủ đề "Giải pháp nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ LĐ-TB&XH và...

Chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm ngành LĐ-TB&XH phải trọng tâm, có dấu ấn

Các hoạt động trọng tâm dịp kỷ niệm 80 năm ngành LĐ-TB&XH phải được tổ chức sâu rộng, hiệu quả nhưng đảm bảo tiết kiệm, không phô trương hình thức, mang tính giáo dục truyền thống cao. Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại cuộc họp Ban chỉ đạo Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống và Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VI ngành LĐ-TB&XH (Ban chỉ đạo) diễn ra chiều 6/11 tại...

Xây dựng ASEAN tự cường, bảo vệ phúc lợi và đẩy nhanh tăng trưởng khu vực

Kế hoạch Chiến lược ASCC sau năm 2025 khi thông qua sẽ góp phần tạo ra Cộng đồng năng động và tự cường, không chỉ bảo vệ phúc lợi của người dân mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tiến bộ trong khu vực. Ngày 5/11, Bộ LĐ-TB&XH với vai trò là Cơ quan chủ trì Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN (ASCC) tại Việt Nam đã tổ chức Hội thảo quốc tế về Kế hoạch Chiến lược...

Nâng tuổi hưu sĩ quan quân đội 1-4 tuổi, tăng thêm sẽ “ùn tắc”, dôi dư

Đề xuất nâng hạn tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan quân đội cấp úy, cấp tá lên 1- 4 năm, theo Bộ Quốc phòng là phù hợp, vì nếu tăng thêm sẽ gây ùn tắc, dôi dư trong đội ngũ sĩ quan quân đội. Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sáng 5/11. Dự thảo luật này...

Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên ở mức thấp, “trong ngưỡng cho phép”

Về thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên, theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, tỷ lệ thất nghiệp ở ngưỡng cho phép, mừng là ở mức thấp, chiếm 7,92%, con số tuy chưa an tâm nhưng có thể chấp nhận được. Chiều 4/11, Quốc hội tiếp tục tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch...

Bài đọc nhiều

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc góp 1 triệu USD giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Mới đây, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố khoản viện trợ trị giá 1 triệu USD từ chính phủ Hàn Quốc nhằm hỗ trợ hàng nghìn cá nhân và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi Siêu bão Yagi (bão số 3), gây thiệt hại nghiêm trọng tại các tỉnh phía miền Bắc.

Việt Nam ủng hộ cải tổ Đại hội đồng Liên hợp quốc theo hướng nâng cao hiệu quả và minh bạch

Ngày 6/11, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 đã tiến hành thảo luận nội dung mang chủ đề “Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng Liên hợp quốc”. Tại cuộc họp, các nước đều khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong hoạch định chính sách, thúc đẩy các chương trình nghị sự lớn...

Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Với ý đồ chia rẽ khối đoàn kết dân tộc anh em Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đã dùng nhiều phương thức, thủ đoạn thâm độc tuyên truyền kích động "ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và tặng sách cho học sinh ở xã biên giới tỉnh Nghệ An

Ngày 05/11, Đồn Biên phòng Hạnh Dịch phối hợp với Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hạnh Dịch (xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An) tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 và trao tặng cho nhà trường 100 đầu sách. Tại buổi tuyên truyền, các báo cáo viên của Đồn Biên phòng Hạnh Dịch đã tuyên...

Giồng Riềng (Kiên Giang): dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu mang lại ý nghĩa thiết thực

Chiều 5/11, Đoàn công tác Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), do bà Đỗ Thị Kim Dung - Phó Trưởng ban, Ban điều phối viện trợ nhân dân (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) - làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với lãnh đạo UBND huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), các sở, ngành liên quan và lãnh đạo UBND 3 xã: Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phú,...

Mới nhất

Để Việt Nam trở thành điểm đến du lịch thông minh hàng đầu trên nền tảng số

Tăng cường hình ảnh Việt Nam trên các giải pháp du lịch thông minh và nền tảng số giúp đáp ứng xu thế du lịch độc lập và yêu cầu phát triển bền vững. Để đáp ứng xu hướng du lịch đang ngày càng gia tăng của Việt Nam, Traveloka, nền tảng du lịch hàng đầu Đông Nam Á, đã...

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Tháng 10/2024, thị trường xuất khẩu chính của quế Việt Nam vẫn là Ấn Độ chiếm 39,2% đạt 3.986 tấn, tăng 50,1% so với tháng 9. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), trong tháng 10/2024 Việt Nam xuất khẩu được 10.166 tấn quế, tổng kim...

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, Google liệu có thoát hiểm?

Ông Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền của Google mà chính quyền của ông Biden đã thực hiện. Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ thay đổi hoặc hủy bỏ một số chính sách chống độc quyền mà chính quyền của ông Biden...

Nhạc sĩ ‘Dòng sông lơ đãng’ ra sao sau 5 năm định cư xứ người?

5 năm sang New Zealand sống cùng gia đình, nhạc sĩ Việt Anh làm công việc dạy học và chăm sóc các con. Khi mọi thứ dần ổn thỏa, anh trở về với đam mê âm nhạc. Đơn vị Xin chào live music vừa công bố dự án Hát giữa thiên nhiên. Trong đó, đêm nhạc Về nhà, về giữa...

Hiện trạng khu tái định cư Đền Lừ III bỏ hoang sắp được cải tạo

TPO - Hoàn thành từ năm 2017 nhưng dự án tái định cư Đền Lừ III (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) vẫn trong tình trạng bỏ hoang, với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải...

Mới nhất

Yêu nước và yêu đời