Trang chủChính trịChủ quyềnBộ TN&MT lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Địa chất...

Bộ TN&MT lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đến ngày 1/10/2023


anh-2(1).jpg
Bộ TN&MT lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản đến ngày 1/10

Bộ TN&MT đã dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản gồm 13 chương, 132 điều. Bên cạnh những quy định chung, dự thảo đề xuất những quy định cụ thể về bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác; chiến lược, quy hoạch địa chất, khoáng sản; điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản; khu vực khoáng sản và quản lý khoáng sản ở khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia…

Dự thảo Luật được xây dựng gồm 132 Điều và được bố cục thành 13 Chương, cụ thể như sau:

– Chương I. Quy định chung, gồm 08 điều (từ Điều 1 đến Điều 8).

– Chương II. Bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác gồm 05 Điều (từ Điều 9 đến Điều 13).

– Chương III. Chiến lược, quy hoạch địa chất, khoáng sản, gồm 06 Điều (từ Điều 14 đến Điều 19).

– Chương IV. Điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản, gồm 16 Điều (từ Điều 20 đến Điều 35).

– Chương V. Khu vực khoáng sản và quản lý khoáng sản ở khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia, gồm 12 Điều (từ Điều 36 đến Điều 47).

– Chương VI. Bảo vệ môi trường, sử dụng đất, nước, khu vực biển hạ tầng kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản, gồm 04 Điều (từ Điều 48 đến Điều 51).

– Chương VII. Thăm dò khoáng sản, gồm 16 Điều (từ Điều 52 đến Điều 67).

– Chương VIII. Khai thác khoáng sản, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường quy mô nhỏ và khai thác tận thu khoáng sản, gồm 33 Điều (từ Điều 68 đến Điều 100).

– Chương IX. Quản lý cát, sỏi lòng sông, lòng hồ và vùng biển gồm 04 Điều (từ Điều 101 đến Điều 104).

– Chương X. Tài chính về địa chất, khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản, gồm 18 Điều (từ Điều 105 đến Điều 122).

– Chương XI. Trách nhiệm quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản, gồm 04 Điều (từ Điều 123 đến Điều 126).

– Chương XII. Hội nhập và Hợp tác quốc tế về địa chất, khoáng sản gồm 02 Điều (từ Điều 127 đến Điều 128).

– Chương XIII. Điều khoản thi hành, gồm 04 Điều (từ Điều 129 đến Điều 132).

Bộ TN&MT cho biết, sau 13 năm thực hiện Luật Khoáng sản (được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/11/2010, có hiệu lực từ ngày 01/7/2011), đến nay đã có nhiều vấn đề bất cập, hạn chế.

Thứ nhất, địa chất là ngành khoa học kỹ thuật tổng hợp, khoa học về trái đất, khi điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, không chỉ phát hiện khoáng sản mà còn điều tra, đánh giá toàn diện cấu trúc địa chất, điều kiện địa chất. Theo đó, đã làm rõ thông tin, dữ liệu địa chất như: di sản và công viên địa chất; các cấu trúc địa chất thuận lợi để lưu trữ nước, CO2, chôn lấp chất thải độc hại; về tai biến địa chất và cảnh báo thiên tai; địa chất công trình,… phục vụ các ngành: Xây dựng, Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp, Du lịch,… quốc phòng – an ninh. Tuy nhiên, Luật Khoáng sản chưa quy định đầy đủ nội dung điều tra cơ bản địa chất như đã nêu trên; chưa quy định nội dung quản lý nhà nước về địa chất, nhất là quản lý thống nhất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành; chưa thống nhất quản lý thông tin, dữ liệu địa chất như Nghị quyết số 10-NQ/TW đã nêu.

Thứ hai, sau 13 năm thực hiện, nhiều quy định của Luật đã bộc lộ những bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn, khó khăn khi thực hiện gồm một số vấn đề như:

1) Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng nhất là cát, sỏi lòng sông, đất đá bóc tầng phủ, đất đá thải làm vật liệu xây dựng thông thường để phục vụ cho các dự án quan trọng quốc gia hoặc dự án đầu tư công…;

2) Khai thác, sử dụng khoáng sản đi kèm khi khai thác khoáng sản chính;

3) Vấn đề kiểm soát sản lượng khai thác khoáng sản theo từng giấy phép khai thác khoáng sản;

4) Vấn đề phân cấp, phân quyền trong quản lý hoạt động địa chất, khoáng sản;

5) Vấn đề cải cách thủ tục hành chính như quy định thành phần hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động khoáng sản, nhất là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, cát, sỏi lòng sông không còn phù hợp;

6) Quy định về khu vực cấm/tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia không phù hợp với thực tiễn;

7) Quy định về quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản chưa chặt chẽ nhằm bảo đảm khoáng sản được khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, theo mô hình “kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”;

8) Quy định thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản quy mô rất nhỏ (đá chẻ, đất sét) chưa hợp lý như phản ánh của cử tri và đại biểu Quốc hội, bảo đảm công khai, minh bạch.

Thứ ba, 13 năm qua, nhiều Luật liên quan đến địa chất, khoáng sản đã được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới như: Bộ luật Dân sự (2015), Luật Đất đai (2013), Luật Xây dựng (2014, 2020), Luật Đấu giá tài sản (2016), Luật quản lý, sử dụng tài sản công (2017), Luật Bảo vệ môi trường (2020), Luật Đầu tư (2020), Luật Doanh nghiệp (2020), Luật Quy hoạch (2017), Luật Ngân sách nhà nước (2015), Luật Lâm nghiệp (2017), Luật Thủy lợi (2017), Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (2015), Luật Đa dạng sinh học (2018). Tuy nhiên, Luật Khoáng sản chưa được sửa đổi, bổ sung đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ.

Do vậy, theo Bộ TN&MT, cần xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản mới nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, bảo đảm minh bạch; khắc phục các bất cập nhằm quản lý thống nhất lĩnh vực địa chất, khoáng sản; quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản.

Bộ TN&MT trân trọng mong nhận được ý kiến góp ý của Nhân dân từ ngày 31/7-1/10/2023.



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận dự án Luật Địa chất và khoáng sản

Các ý kiến phát biểu cũng nhất trí với nhiều nội dung đã được tiếp thu, chỉnh lý, đồng thời cũng đóng góp thêm nhiều ý kiến để hoàn thiện dự án luật nhằm đảm bảo tính khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm...

Thận trọng, kỹ lưỡng, chắc chắn

Tiếp tục Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, sáng nay, 12.8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý...

Dự án Luật Địa chất và Khoáng sản làm định hướng, chiến lược công tác quản lý, khai thác

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh phân tích thêm khi mỏ được phép khai thác cần phải lắp hệ thống camera, hệ thống giám sát quan trắc 24/24 để không khai thác ngoài ranh giới mỏ, quá công suất, gây ảnh hưởng tới môi trường và phải...

Quốc hội thảo luận Tổ về dự án Luật Địa chất và khoáng sản

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/quoc-hoi-thao-luan-to-ve-du-an-luat-dia-chat-va-khoang-san-375723.html

Trình Quốc hội dự án Luật Địa chất và Khoáng sản với nhiều điểm mới

Chiều 20/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Địa chất và khoáng sản.Đa số ý kiến Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản...

6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâmChính phủ đề ra 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích...

Toàn tâm, toàn lực, quyết tâm cao, nỗ lực lớn để hoàn thành nhiệm vụ

Chiều 17/9, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đã chủ trì Hội nghị Giao ban công tác tháng 8/2024 của Bộ. Tham dự Hội nghị có các...

‘Vượt nắng thắng mưa, không thua gió bão’ để hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông chiến lược

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) phối hợp với các cơ quan liên quan để sớm hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án...

Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Xuân B1-CONAC mở rộng

Cụ thể, Phó Thủ tướng chấp thuận Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng dầu khí IDICO là nhà đầu tư dự án.Dự án được thực hiện tại phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn đầu...

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình là Tổ trưởng Tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ

Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình là Tổ trưởng Tổ công tác thay Đồng chí Trần Lưu Quang, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ được phân công giữ chức vụ Trưởng ban Kinh tế Trung ương;Đồng chí Nguyễn Hải...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Thăm, tặng quà chiến sĩ và nhân dân huyện Côn Đảo

Tham dự có các đại biểu: Chuẩn đô đốc Trần Ngọc Quyết, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, Trưởng Đoàn công tác; nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Chủ tịch Quỹ học bổng Vừ A Dính, Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu”; nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ...

Vùng 4 Hải quân cùng ngư dân vươn khơi bám biển

Phát biểu tại chương trình, Chuẩn đô đốc Nguyễn Anh Tuấn, Uỷ viên Đảng uỷ Quân chủng Hải quân, Phó Bí thư Đảng uỷ, Tư lệnh Vùng 4 Hải quân khẳng định, “Hải quân vùng 4 cùng với các lực lượng Cảnh sát biển, Biên phòng tự hào, vinh dự đồng hành cùng với bà con ngư dân vươn khơi, bám biển đánh bắt xa bờ, gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ...

Lan tỏa hiệu quả công tác bảo đảm quân y khu vực quần đảo Trường Sa

Sáng 13/9, tại Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), Tổng cục Hậu cần tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm công tác bảo đảm quân y khu vực quần đảo Trường Sa-DK1 lần thứ VII, giai đoạn 2019 - 2024. Hội nghị được kết nối trực tuyến với 8 đầu cầu tại huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và Nhà giàn DK1. Thượng tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ...

Lực lượng Cảnh sát biển nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3

 Lực lượng Cảnh sát biển hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão...

Hơn 200 cán bộ, chiến sĩ Hải quân tham gia tăng cường khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng

Tham gia khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng, Bộ Tư lệnh Hải quân đã điều động hơn 200 cán bộ chiến sĩ thuộc các đơn vị: Vùng 1, Lữ đoàn 126, Lữ đoàn 131, Tiểu đoàn 45, Cục Hậu cần Hải quân cùng các dụng cụ, phương tiện cầm tay và 20 xe tải, xe chở quân.

Mới nhất

Bệnh truyền nhiễm nào dễ bùng phát mùa bão, lũ?

Trong và sau mưa lũ, rất nhiều vi sinh vật, rác, chất thải… theo dòng nước tràn nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Đại tá TS.BS Vũ Viết Sáng, Phó Viện trưởng Viện lâm sàng các...

Quan hệ hợp tác hữu nghị đậm sâu giữa hai Thủ đô Hà Nội – Vientiane

VOV.VN - Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Lào, chiều nay (17/09), Chủ tịch UBND Thành Phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã cuộc tiếp xúc và làm việc với Bí thư Thành ủy Vientiane Anouphap Tounalom và Đô trưởng Thủ đô Vientiane Athsaphangthong Siphandone.   Tại buổi tiếp xúc và làm việc, hai bên đã đánh giá lại kết...

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào trong bão lũ

Những ngày qua, triệu trái tim người dân tỉnh Đắk Lắk đau đáu, xót xa hướng về người dân các tỉnh phía Bắc. Chung tay hỗ trợ người dân vùng bão lũ, nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều hoạt động “nhường cơm sẻ áo” với miền Bắc thân thương. Nhường cơm sẻ áo Ngay sau khi cơn bão số...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước kiểm tra khắc phục hậu quả bão số 3

Một Trung thu không quà, không đèn lồng lấp lánh, cũng chẳng lễ hội lung linh sắc màu, thay vào đó là tấm lòng nhân ái, tình yêu thương, sự sẻ chia với đồng bào lúc khó khăn, hoạn nạn. Những vòng tay ấm áp thương yêu từ các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước...

Mới nhất