Trang chủDestinationsKon Tum“Thôn thông minh”

“Thôn thông minh”



02/08/2023 13:02


Chỉ cần một điện thoại thông minh có kết nối wifi, hoặc cáp quang internet, một nông dân có thể tiếp cận được cả thế giới mà không cần rời khỏi nhà. Đó chỉ là một trong những ví dụ cụ thể về “thôn thông minh”.

Vậy thế nào là mô hình “thôn thông minh”?

“Thôn thông minh” được hiểu là mô hình cộng đồng thôn ở các vùng nông thôn sử dụng các nền tảng công nghệ, tận dụng các thế mạnh và cơ hội của chuyển đổi số để phát triển bền vững.

Với “thôn thông minh”, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị được khỏa lấp bằng một cú… click. Một nông dân có thể tiếp cận được cả thế giới mà không cần rời khỏi nhà.

Trên thực tế, trong thời gian qua, huyện Đăk Hà đã đi tiên phong trong việc thí điểm xây dựng khu dân cư thông minh với các tiêu chí cơ bản đáp ứng mô hình “thôn thông minh”.








Mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn giao thông. Ảnh: H.L

 

Đơn cử như ở tổ dân phố 7, thị trấn Đăk Hà, 100% hộ gia đình sử dụng internet, thông tin di động 3G/4G; thực hiện các dịch vụ thanh toán điện tử; 80% hộ gia đình sử dụng dịch vụ công trực tuyến; 100% người dân cài đặt ứng dụng định danh điện tử VneID; thành lập nhóm Zalo để trao đổi thông tin, liên lạc giữa các hộ gia đình trong khu dân cư.

Mô hình này bước đầu đã mang lại một số kết quả khả quan, người dân được sử dụng nhiều tiện ích, dịch vụ thông minh, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công.

Mới đây, ngày 28/7, UBND tỉnh đã ban hành quy định tạm thời mô hình “thôn thông minh” giai đoạn 2021 – 2025.

Trong đó có những tiêu chí như, có hạ tầng Internet cố định (FTTH) hoặc di động (4G/5G) bao phủ đến hộ gia đình; có mạng wifi miễn phí tại điểm công cộng (tối thiểu 1 điểm).

Tối thiểu 70% người trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh trong thôn. Tối thiểu 40% người trưởng thành trong thôn có tài khoản thanh toán trực tuyến, có thể thanh toán được các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin, học phí.

Có ít nhất một mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực như an ninh trật tự, an toàn giao thông, sản xuất – kinh doanh, y tế, giáo dục, nông nghiệp, du lịch, năng lượng, chiếu sáng, môi trường, phát triển kinh tế – xã hội, phát triển thương hiệu, thị trường, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, truyền thanh thôn.

Đây được đánh giá là việc làm cần thiết, bắt kịp và đáp ứng xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở nông nghiệp, nông thôn.

Tất nhiên, việc xây dựng mô hình “thôn thông minh” không phải là dễ dàng, có thể thực hiện trong một sớm một chiều, mà gặp không ít khó khăn.

Trong đó, đa số người dân khu vực nông thôn vẫn quen với các hoạt động lao động sản xuất, mua bán truyền thống. Dù hầu hết các hộ dân có điện thoại thông minh, nhiều hộ gia đình có kết nối internet, hoặc thôn có wifi miễn phí, nhưng việc cài đặt, ứng dụng các nền tảng số vào cuộc sống còn rất hạn chế.

Việc sử dụng mạng xã hội, các nền tảng số hầu như chỉ phục vụ mục đích vui chơi, giải trí, chưa ứng dụng nhiều vào giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch thương mại.

Chất lượng nguồn nhân lực nhiều khu vực nông thôn còn chưa đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ tiên tiến. Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của người dân ở nhiều vùng còn hạn chế, trình độ học vấn còn thấp cho nên việc tiếp thu kiến thức công nghệ để áp dụng vào đời sống chưa đạt yêu cầu.








Hướng dẫn người dân cài ứng dụng VNeID. Ảnh: HL

 

Thuận lợi là sau nhiều năm triển khai xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu quốc gia khác, diện mạo nông thôn đã thay đổi, cơ sở hạ tầng được nâng cấp nhiều; hạ tầng viễn thông – công nghệ đã phục vụ tận thôn làng, có thể đáp ứng các hoạt động chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin.

Đơn cử như ở xã Đăk Hà (huyện Tu Mơ Rông), đến nay 9/9 thôn đã phủ sóng wifi miễn phí, còn trên toàn huyện Tu Mơ Rông, con số này là 60. Huyện đang phấn đấu trong năm nay sẽ phủ kín wifi miễn phí tại 86 thôn, làng, đạt 100%.

Trình độ dân trí trên địa bàn được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ dân cư có điện thoại thông minh ngày càng cao, khả năng tiếp cận, nắm bắt và sử dụng công nghệ được cải thiện.

100% số thôn đã thành lập tổ công nghệ số cộng đồng. Đây là điều kiện thuận lợi để tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện chuyển đổi số và nâng cao khả năng sử dụng công nghệ.

Các công ty, doanh nghiệp sử dụng lượng lớn lao động nông thôn, vì vậy nhiều hộ dân có người có tài khoản ngân hàng, thuận lợi cho việc đăng ký, thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền không dùng tiền mặt.

Mạng xã hội được nhân dân sử dụng nhiều, kỹ năng của nhân dân trong sử dụng các nền tảng công nghệ số để mua bán tốt, hầu như mỗi gia đình đều có người có thể thực hiện được.

Như vậy, để triển khai thành công mô hình “thôn thông minh”, có một số bài toán cần được giải quyết.

Khi thực hiện cần nghiên cứu kỹ thực trạng cơ sở hạ tầng; tư tưởng, tâm lý, khả năng ứng dụng công nghệ của người dân từ đó đề ra biện pháp, lộ trình và cách thức để thực hiện phù hợp.

Tiếp tục quan tâm đầu tư, cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng công nghệ, viễn thông, nhất là hạ tầng internet cố định (FTTH) hoặc di động (4G/5G).

Thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức và kiến thức của người dân, hình thành những “nông dân số” nòng cốt, từ đó tuyên truyền hướng dẫn, giúp người dân nhận thấy hiệu quả của ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, từ đó tích cực tham gia.

Ví dụ như để các hộ gia đình sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt, cần đẩy mạnh tuyên truyền tiện ích của ứng dụng này; hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản ngân hàng và đăng ký sử dụng tài khoản trên các ứng dụng; thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền giữa thôn với hộ dân thông qua thanh toán không dùng tiền mặt.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần hỗ trợ kinh phí cho các tổ công nghệ số công đồng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đồng thời bố trí cán bộ phụ trách quá trình triển khai mô hình. 

Hồng Lam





Source link

Cùng chủ đề

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024: Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ Anh hùng

Trong hai ngày 7 - 8/11, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Điện Biên lần thứ IV, năm 2024 được tổ chức, với chủ đề “Phát huy truyền thống Điện Biên Phủ Anh hùng, Nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh”. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà...

Giới trẻ thích xem tuồng, tại sao không?

Tối 8-11, hàng trăm sinh viên và người dân đã có mặt tại đình làng Hòa Mỹ (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) để thưởng thức buổi biểu diễn nghệ thuật tuồng đặc sắc. ...

Một số loại trái cây có thể gây độc hại nếu ăn khi đang uống thuốc

Ăn trái cây rất tốt cho sức khỏe nhất là khi đau ốm vì nó cung cấp nhiều vitamin và các khoáng chất. Tuy nhiên, khi đang bị bệnh phải uống thuốc thì cần biết sự tương tác giữa một số loại trái cây với thuốc để tránh nguy hại. ...

Thuốc hoạt huyết dưỡng não DHG và những lưu ý khi sử dụng

Hoạt huyết dưỡng não DHG thuộc dòng dược phẩm hỗ trợ tuần hoàn máu não và cải thiện triệu chứng thiếu máu não. Để việc sử dụng dược phẩm này đạt được hiệu quả nhất định, không xảy ra tương tác thuốc, bạn có thể tham khảo một vài thông tin cơ bản dưới...

Top 6 loại rau vừa nấu canh hằng ngày vừa làm thuốc chữa bệnh

Các loại rau nấu canh quen thuộc như rau muống, ngót, cải cúc… là dược liệu cho nhiều bài thuốc Đông y. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khmer: Cội nguồn tâm linh và văn hóa

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khmer, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, góp phần hình thành nên những giá trị tinh thần cao đẹp, tạo nên...

Đừng vội quên Covid-19

17/04/2023 06:08 ...

Cùng chuyên mục

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khmer: Cội nguồn tâm linh và văn hóa

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khmer, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, góp phần hình thành nên những giá trị tinh thần cao đẹp, tạo nên...

Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong những biểu tượng kiến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất của Tây Nguyên. Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman và nhà sàn truyền thống của người Ba Na, ngôi nhà thờ này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Một ngày đi hết các điểm đến mới ở Măng Đen

KON TUM-Thanh Hằng gợi ý các địa điểm mới có khung cảnh thiên nhiên đẹp ở Măng Đen và lịch trình khám phá trong một ngày. Nguyễn Thanh Hằng, 24 tuổi, người Hà Nội, chuyển vào Măng Đen sinh sống và làm việc được 8 tháng. Thời gian ở đây, cô để dành những ngày cuối tuần, tách mình khỏi công việc, khám phá từng ngõ ngách của thị trấn nghỉ mát này. "Nhiều người nói Măng Đen buồn, ít chỗ chơi, quanh...

Mới nhất

Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi ro

Khi cuộc cách mạng chuyển đổi số đang diễn ra như vũ bão hiện nay thì việc nhu cầu mua bán thuốc online là tất yếu, song để người dân mua được thuốc chất lượng thì cần quản lý minh bạch. Cho phép kinh doanh thuốc online: Nhìn nhận đúng về lợi ích và rủi roKhi cuộc cách mạng chuyển...

Tín dụng xanh – động lực cho phát triển bền vững: Xây dựng “luật chơi” hoàn chỉnh (Bài cuối)

Chuyên gia cho rằng, để tín dụng xanh thực sự phát huy vai trò "động lực" cho nền kinh tế bền vững, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một "luật...

Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại...

Phát ngôn ấn tượng tại nghị trường Quốc hội ngày 8/11

Mời quý vị cùng nhìn lại những phát ngôn đáng chú ý tại nghị trường ngày 8/11. Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Thông cáo báo chí số 16 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

NDO - Thứ Sáu, ngày 8/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ mười sáu (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Một phiên họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: DUY LINH) BUỔI SÁNG *...

Mới nhất