Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Dù thời đại nào thì trường đại học vẫn phải ra hình...

‘Dù thời đại nào thì trường đại học vẫn phải ra hình hài trường đại học’


Hôm nay 1.8, tại ĐH Thái Nguyên, Bộ GD-ĐT tổ chức Tọa đàm góp ý dự thảo thông tư quy định chuẩn cơ sở giáo dục ĐH. Tại tọa đàm, đại diện nhóm chuyên gia tư vấn cho Bộ GD-ĐT xây dựng dự thảo, GS Vũ Văn Yêm (ĐH Bách khoa Hà Nội) đã chia sẻ quan điểm của mình về tiêu chí diện tích đất của trường ĐH.

Phải làm sao để để trường đại học ra trường đại học - Ảnh 1.

GS Vũ Văn Yêm (ĐH Bách khoa Hà Nội), đại diện tổ tư vấn giúp Bộ GD-ĐT xây dựng dự thảo chuẩn cơ sở giáo dục ĐH

Theo dự thảo thông tư quy định chuẩn cơ sở giáo dục ĐH, một trong các tiêu chí của chuẩn là diện tích đất trên một người học chính quy. Cụ thể, diện tích đất trên một người học chính quy, quy chuẩn theo trình độ đào tạo, lĩnh vực đào tạo và vị trí khuôn viên từ năm 2030 không nhỏ hơn 25 m2 tính theo mỗi địa phương mà cơ sở đào tạo có trụ sở, phân hiệu.

Theo GS Vũ Văn Yêm, cơ sở giáo dục ĐH phải có môi trường, hạ tầng khuôn viên, cơ sở vật chất, hệ thống thông tin và học liệu đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng dạy và học. Để làm nên yếu tố môi trường, hạ tầng khuôn viên xứng đáng với một trường ĐH, trường ĐH cần phải được xây dựng trên một diện tích đủ lớn.

Hiện nay, tiêu chuẩn xây dựng được ban hành từ năm 1985 vẫn còn hiệu lực. Ngoài ra, tháng 5.2021, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành Thông tư số 01/2021/TT-BXD về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng. Tuy nhiên, các văn bản này mới chỉ đưa ra yêu cầu chung chung về các yêu cầu trong xây dựng các công trình. Với dự thảo chuẩn cơ sở giáo dục ĐH, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT dự kiến đặt ra yêu cầu cụ thể về diện tích tối thiểu mà khuôn viên của một trường ĐH cần phải đạt.

GS Yêm cũng cho biết, trong quá trình góp ý xây dựng dự thảo, về tiêu chí này có 2 luồng quan điểm. Luồng thứ nhất cho rằng, giờ là thời đại chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0, hoạt động đào tạo có thể triển khai trên không gian ảo thì không cần quy định cứng về diện tích đất cho trường ĐH nữa.

Nhưng có một luồng ý kiến khác cho rằng dù thời đại nào đi chăng nữa thì trường ĐH vẫn phải ra hình hài của một trường ĐH; diện tích đủ lớn để không chỉ có mặt bằng triển khai các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, mà còn để cho sinh viên có không gian trải nghiệm trong môi trường ĐH. Đó không chỉ là nơi học tập mà còn là nơi làm việc chung với bạn bè, là nơi các em trải nghiệm các hoạt động giao lưu, văn hóa, thể thao

“Cá nhân tôi ủng hộ quan điểm thứ 2. Trong giới quản lý giáo dục ĐH, rất nhiều người đã từng đến làm việc, tham quan ở các trường ĐH nước ngoài nhiều lần, đều được thấy khuôn viên của họ rất thoáng, rộng hàng trăm héc ta. Còn chúng ta thì các trường ĐH nhìn chung rất bé, rất ít trường ĐH có khuôn viên đạt được tính chất môi trường sư phạm. Chúng tôi không kỳ vọng các trường ĐH của chúng ta rộng hàng trăm héc ta, mà chỉ dám đề xuất 25 m2/sinh viên, vì còn tính đến yếu tố khả thi”, GS Yêm chia sẻ.

GS Yêm cũng cho biết tiêu chuẩn này không cào bằng mà có hệ số theo từng lĩnh vực đào tạo. Trong đó, các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng có hệ số cao nhất là 1,5; nghệ thuật, thú y, sức khỏe hệ số 1,2; thấp nhất là các lĩnh vực đào tạo thuộc khối khoa học xã hội, kinh doanh, quản lý, dịch vụ… với hệ số là 0,8.

GS Yêm nói: “Với các trường ĐH công lập, Nhà nước, cụ thể là các địa phương, bộ, ngành (có ĐH công) cần phải có trách nhiệm đầu tư để đạt được chuẩn này”.



Source link

Cùng chủ đề

Bộ GD&ĐT sẽ xử lý triệt để lợi ích nhóm trong in ấn sách giáo khoa

Kinhtedothi - Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, trong thời gian qua, ngành giáo dục đã chấn chỉnh và xử lý những trường hợp liên quan đến lợi ích nhóm trong việc in ấn, phát hành sách; đồng thời Bộ sẵn sàng tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý triệt để vấn đề này. Ngày 4/11, sau phần thảo luận của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ  GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã giải...

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy...

Nhiều quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng với giáo viên

Bộ GD-ĐT quyết định bỏ các quy định liên quan việc thi thăng hạng đồng thời bổ sung các quy định cụ thể hơn về quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng lên hạng II và...

Đề xuất những việc không được làm với nhà giáo

Cho rằng hiện chỉ có quy định những việc nhà giáo không được làm mà thiếu những việc tổ chức, cá nhân không được làm với nhà giáo, dự thảo luật Nhà giáo sẽ bổ sung những quy định nhằm bảo vệ nhà...

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Môn thứ 3 thi lớp 10 sẽ thay đổi hàng năm

Ngày 31/10, bên lề hội nghị Tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho hay, tinh thần thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ gồm 3 môn. Trong đó Toán và Ngữ văn là 2 môn bắt buộc. Môn thứ 3 do các địa phương lựa chọn trong những môn còn lại có đánh giá bằng điểm số nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cập nhật bầu cử Mỹ: Sơ tán điểm bỏ phiếu vì đe dọa có bom

Cuộc so kè quyết liệt, đến giờ vẫn không thể đoán định ông Donald Trump hay bà Kamala Harris sẽ đắc cử để trở thành tổng thống Mỹ tiếp theo. 02:06 ngày 06/11/2024 Không khí bầu cử Mỹ từ vũ trụ Những phi hành gia của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 5.11 đăng hình ảnh hưởng ứng ngày bầu cử từ Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Các phi hành gia mặc những chiếc áo mang màu sắc...

Bài đọc nhiều

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

Đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ

Từ ngày 15/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) bỏ thi, chuyển sang chỉ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên theo quy định mới của Chính phủ. Bộ GDĐT vừa chính thức ban hành Thông tư...

Giao xe cho học sinh chưa đủ tuổi lái, hơn 300 phụ huynh bị xử phạt

Hơn 300 phụ huynh ở Đồng Nai bị xử phạt hành chính do giao xe cho học sinh chưa đủ tuổi điều khiển. Ngày 5-11, Ban An toàn giao thông thành phố Biên Hòa cho biết đã kiểm tra, xử phạt hơn 300 phụ...

Trường tiên tiến, hội nhập có gì? – Kỳ 2: Giải mã sức hút trường tiên tiến

Hầu hết các trường tiên tiến, hội nhập quốc tế (gọi tắt là trường tiên tiến) đã và đang là những trường "hot" ở TP.HCM. ...

Cùng chuyên mục

Giáo viên mong đợi sớm áp dụng

Giáo viên xem tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng giáo viên THCS từ 15/12/2024 dưới đây để đảm bảo quyền lợi cho mình. ...

Diễn biến vụ 20 học sinh nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột qua lời kể cô giáo

Khi quay trở lại lớp, nữ giáo viên phát hiện một số trẻ cầm các viên thuốc màu hồng, nghi là thuốc diệt chuột. Sở TT&TT tỉnh Lai Châu phối hợp với UBND huyện Tam Đường tổ chức họp báo đột xuất về vụ việc 20 học sinh bị nghi ngộ độc thuốc diệt chuột xảy ra tại Trường Mầm non xã Giang Ma, huyện Tam Đường (Lai Châu). Tại buổi họp báo, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường Vũ...

Tỉnh, thành nào nhỏ thứ hai Việt Nam?

Rộng 860km2, đây là tỉnh nhỏ thứ hai ở Việt Nam. Vùng đất này được biết tới là nơi có nhiều lễ hội truyền thống và di tích lịch sử. ...

Đề xuất thành lập Trung tâm bồi dưỡng EROPA tại Việt Nam

NDO - Tại cuộc họp của Hội đồng điều hành Tổ chức Hành chính miền đông thế giới (EROPA) lần thứ 69 tổ chức tại Indonesia, đại diện Đoàn Việt Nam đã trình bày đề xuất thành lập Trung tâm bồi dưỡng EROPA tại Việt Nam. Đề xuất này nhận được sự quan tâm và ủng hộ của đại diện của các quốc gia thành viên EROPA. Thông tin từ Học viện Hành chính Quốc gia...

Mới nhất

Toàn cảnh ngày hội lớn của thanh niên TPHCM

TPO - Đại biểu Huỳnh Mạnh Phương - Bí thư Đoàn trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) bày tỏ ấn tượng với những sản phẩm kết tinh từ trí tuệ, kỹ năng, khát vọng, từ lòng yêu Tổ quốc, yêu quê hương của thanh niên thành phố. “Hình ảnh thanh niên không...

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tháp Chăm gần nghìn năm ở Quy Nhơn

TPO - Tháp Đôi là một công trình kiến trúc Chămpa gồm 2 tháp nằm cạnh nhau, có niên đại cuối thể kỷ XII đầu thế kỷ XIII, cũng là 1 trong 8 cụm tháp Chăm cổ trên đất Bình Định. Tháp Đôi tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo (phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn, Bình Định), hiện là một...

Đặc sản Đồng Tháp đủ vị chua, cay, mặn, ngọt hút khách tìm mua

Không chỉ gây ấn tượng về mặt thị giác, món đặc sản Đồng Tháp nức tiếng này còn hấp dẫn du khách bởi mùi vị thơm ngon, đủ mặn, ngọt, chua, cay. Nhắc đến đặc sản Đồng Tháp, không thể không kể đến món nem Lai Vung nức tiếng. Món ăn này từng lọt top 10 đặc sản nem chả nổi...

Sắp có công cụ AI kiểm soát mua bán thương mại điện tử

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, tuần sau sẽ ra mắt một công cụ dùng AI để kiểm soát những vấn đề doanh thu và mua bán trên sàn thương mại điện tử. Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, tuần sau sẽ ra mắt một công cụ dùng AI để kiểm soát những vấn đề doanh...

Mới nhất