Trang chủNewsThời sựCần tạo đột phá chiến lược về thể chế

Cần tạo đột phá chiến lược về thể chế


TS. Nguyễn Sĩ Dũng nêu quan điểm, chúng ta cần tiếp tục cắt giảm các thủ tục hành chính, các loại giấy phép và các quy định pháp lý làm phát sinh chi phí không cần thiết.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: Cần tạo đột phá chiến lược về thể chế
TS. Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, chúng ta cần tạo đột phá chiến lược về thể chế. (Nguồn: VGP)

Mới đây, ngày 13/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện 644/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, kịp thời tháo vướng mắc, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

Công điện đã chỉ ra rất cụ thể những việc các bộ, ngành, địa phương phải tập trung xử lý liên quan đến việc cắt giảm thủ tục hành chính:

Đó là, thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động của các thủ tục hành chính; Chỉ duy trì và ban hành các thủ tục thật sự cần thiết và với chi phí tuân thủ thấp; Định kỳ hàng tháng thống kê những thủ tục hành chính được ban hành mới để kịp thời sử đổi hoặc bãi bỏ. Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành và thực hiện thủ tục hành chính.

Bản chất cốt lõi của Công điện 644/CĐ-TTg là phi điều chỉnh hóa: cắt giảm thủ tục; kiên quyết không ban hành những thủ tục mới nếu không thật sự cần thiết. Đây cần được coi là định hướng quan trọng nhất để tạo ra đột phá về thể chế như Đại hội Đảng XIII đã đề ra. Tất nhiên, phi tập trung hóa cần được đề ra không chỉ đối với pháp luật về thủ tục, mà còn cả đối với pháp luật về nội dung.

Pháp luật điều chỉnh hành vi. Pháp luật càng nhiều thì các hành vi bị điều chỉnh càng lớn. Lạm dụng sự điều chỉnh đang là vấn đề rất lớn của nước ta hiện nay. Không biết từ bao giờ, nhưng chúng ta đã quan niệm, muốn xây dựng nhà nước pháp quyền thì phải có đầy đủ pháp luật.

Với quan niệm như vậy, trong một thời gian dài, chúng ta đã cố gắng kế hoạch hóa hoạt động xây dựng pháp luật và coi việc ban hành thật nhiều văn bản quy phạm pháp luật là một thành tích. Hơn thế nữa, mỗi khi đối mặt với bất cứ một vấn đề gì trong cuộc sống, chúng ta đều nghĩ ngay rằng, cần phải ban hành pháp luật để xử lý. Hậu quả là sự lạm dụng điều chỉnh đã xảy ra.

Đời sống xã hội cũng như nền quản trị công đã bị điều chỉnh bởi quá nhiều các quy phạm pháp luật. Hợp lý hay bất hợp lý, các quy phạm này đều có thể biến thành “xiềng xích” trói chặt “chân tay” của chúng ta, cũng như các tiềm năng của đất nước.

Cứ nghĩ mà xem, khi đòi hỏi phải phục hồi kinh tế đang ngày càng trở nên nóng bỏng, mà hàng năm trời chúng ta vẫn không thể phê duyệt được các dự án đầu tư công, thì chúng ta có phải là đã trở thành “con tin” của những quy định pháp luật rối rắm và chồng chéo hay không?

Hơn thế nữa, đang xảy ra tình trạng cán bộ, công chức không ai dám quyết đáp, dám thúc đẩy công việc. Bởi vì, không làm thì không sao, nhưng đã làm thì thế nào cũng xảy ra vi phạm pháp luật. Vừa qua, Bộ Chính trị đã phải ban hành Kết luận 14 để bảo vệ những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm có lẽ cũng là để xử lý hậu quả tiêu cực của sự lạm dụng điều chỉnh.

Càng lạm dụng điều chỉnh thì chi phí tuân thủ, chi phí áp đặt sự tuân thủ và chi phí thi hành lại càng tăng.

Theo một cựu Bộ trưởng Tư pháp, những chi phí này có thể lên đến trên dưới 28% GDP. Chỉ riêng để thực thi Luật Quy hoạch thôi, chúng ta có thể thấy những chi phí phát sinh lớn đến vô cùng.

Đến nay, đã hơn 4 năm sau khi Luật được ban hành, rất nhiều tiền của, sức lực đã phải bỏ ra, nhưng nhiều chính sách lập pháp được đề ra trong Luật vẫn chưa thi hành được. Sự tốn kém vì pháp luật có thể ảnh hưởng rất tiêu cực đến cuộc mưu sinh của người dân, sự tăng trưởng của kinh tế và sự hùng cường của đất nước.

Để khắc phục hậu quả của sự lạm dụng điều chỉnh, trong mấy nhiệm kỳ vừa qua, Chính phủ đã phải tìm cách cắt giảm các thủ tục hành chính và các loại giấy phép. Tuy nhiên, nghịch lý nằm ở chỗ: Một mặt, Chính phủ cố gắng cắt giảm các tục hành chính và các loại giấy phép nhằm cải thiện môi trường kinh doanh. Mặt khác, Quốc hội lại lên kế hoạch và thúc đẩy việc soạn thảo và ban hành pháp luật. Thủ tục, giấy phép phát sinh bởi những đạo luật cũ chưa kịp cắt giảm, thì thủ, giấy phép phát sinh bởi các đạo luật mới đã lại tăng lên.

Có lẽ, cần có sự minh định rõ ràng hơn về quyền lập pháp và chức năng lập pháp của Quốc hội. Quyền lập pháp của Quốc hội là quyền thẩm định và thông qua luật, chứ không phải là quyền làm luật.

Về bản chất, đây là quyền kiểm soát việc ban hành pháp luật. Như thiết chế đại diện cho dân, Quốc hội được sinh ra là để kiểm soát việc ban hành pháp luật nhằm canh giữ các quyền tự do của người dân.

Từ những phân tích nêu trên, để giải quyết vấn đề lạm dụng điều chỉnh, quan trọng nhất là phải đổi mới tư duy lập pháp của mình.

Trước hết, phải thấy được tầm quan trọng của tự do và phải minh định lại sứ mệnh của các thiết chế có liên quan trong quy trình lập pháp. Chính phủ là cơ quan thúc đẩy việc ban hành pháp luật. Quốc hội là cơ quan kiểm soát việc ban hành pháp luật.

Thứ hai, cân đối giữa tự do và điều chỉnh là quan trọng nhất để có một hệ thống pháp luật phù hợp với các chuẩn mực của một nhà nước pháp quyền. Tự do cần thiết cho sáng tạo và phát triển. Nhưng tuyệt đối hóa tự do có thể dẫn tới tình trạng vô chính phủ và sự bất ổn. Điều chỉnh giúp bảo đảm trật tự và sự ổn định, nhưng lạm dụng điều chỉnh có thể tạo ra sự tốn kém.

Chính vì vậy, sự anh minh nằm ở khả năng cân đối giữa tự do và điều chỉnh. Đây là một phép cân đối động. Chúng ta cần phải xây dựng năng lực thể chế bao gồm các thiết chế và các quy trình để bảo đảm được sự cân đối này.

Thứ ba, phi điều chỉnh hóa phải là nội dung trọng tâm của những cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta trong thời gian sắp tới. Chúng ta cần tiếp tục cắt giảm các thủ tục hành chính, các loại giấy phép và các quy định pháp lý làm phát sinh chi phí không cần thiết.

Cách làm hợp lý nhất ở đây là khi nhận biết các nút thắt do pháp luật gây ra, chúng ta cần nhanh chóng sửa đổi văn bản để hủy bỏ ngay những quy phạm bất hợp lý. Đây cũng chính là hành xử theo tinh thần Công điện 644/CĐ-TTg của Thủ tướng Phạm Minh Chính.





Nguồn

Cùng chủ đề

Nguồn cung nhà ở TP.HCM sẽ ‘khát’ đến bao giờ?

Năm 2025, TP.HCM được dự báo sẽ tiếp tục ‘khát’ nguồn cung nhà ở, bất chấp những nỗ lực của chính quyền trong việc gỡ vướng pháp lý cho các dự án. Bao giờ TP.HCM hết ‘khát’ nhà ở? Tại tọa đàm "Bất động...

Công nghiệp văn hóa, giải trí Việt Nam tiếp tục có bước phát triển đáng ghi nhận

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa được quan tâm đặc biệt, có bước đột phá với các chương trình có sức thu hút, hiệu ứng xã hội lớn như "Anh trai vượt ngàn chông gai," "Anh trai say hi." Ngành tiếp tục xây dựng hệ giá trị văn hóa; công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí Việt Nam tiếp tục có bước phát triển đáng ghi nhận; nâng cao mức...

Thủ tướng dự hội nghị toàn quốc ngành văn hóa, thể thao và du lịch

(NLĐO)- Ngành công nghiệp văn hóa đã có những dấu ấn đột phá với các chương trình có tầm vóc, sức thu hút và hiệu ứng xã hội lớn ...

Sớm hình thành trung tâm tài chính ở TP HCM và Đà Nẵng

(NLĐO)- Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam hết sức quan trọng ...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng

Công điện nêu rõ: Để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tín dụng, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tăng trưởng kinh tế, tăng tốc, bứt phá để quyết tâm đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Fed chốt vấn đề lãi suất, chứng khoán “đỏ rực”, S&P 500 “bốc hơi” 178,45 điểm

Ngày 18/12, sau cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp kể từ tháng 9/2024.

Tăng mạnh dịp cận Tết

Giá heo hơi hôm nay tiếp đà tăng tại miền Bắc và miền Trung. Theo khảo sát, giá heo hơi trên toàn quốc đang được giao dịch trong khoảng 62.000 - 67.000 đồng/kg. Cận Tết, giá thịt heo trong nước ghi nhận xu hướng tăng mạnh.

Mỹ duyệt chi kỷ lục cho ngân sách quốc phòng, “dốc mạnh hầu bao” cho Israel còn Ukraine thì sao?

Ngày 18/12, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA), cho phép chi ngân sách trị giá 895 tỷ USD cho Bộ Quốc phòng. Mỹ sẽ dốc mạnh hầu bao ngân sách cho nền quốc phòng nước này trong tài khóa 2025. (Nguồn: Adobe Stock) The Hill đưa...

USD “tỏa sáng”, leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.

USD “tỏa sáng”, leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Cùng chuyên mục

Bắt nhóm thanh thiếu niên tụ tập dùng ma tuý, tàng trữ vũ khí ở Huế

Ngày 19/12, thông tin từ Đội Cảnh sát hình sự Công an TP Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ nhóm 11 thanh thiếu niên có hành vi tàng trữ trái phép vũ khí thô sơ và dương tính với ma tuý. Đáng chú ý phần lớn trong số này là các thiếu nữ có độ tuổi còn rất trẻ. Danh tính nhóm người bị phát hiện, bắt giữ gồm Trần Thị Thủy T....

Sơn Dương (Tuyên Quang): Chú trọng tạo môi trường thuận lợi, thu hút đầu tư

Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) có lợi thế giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, gần Thủ đô Hà Nội. Phát huy lợi thế đó, huyện đã không ngừng nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI), thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút các nhà đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.Chiều 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long tổ chức họp mặt biểu dương, tôn vinh điển...

2 nạn nhân vụ cháy quán hát phải hồi sức đặc biệt

(NLĐO) - Trong 4 nạn nhân vụ cháy quán hát ở Hà Nội đang được điều trị, có 2 người bị ngạt khói, tổn thương phổi, phải hồi sức tích cực ...

Lãnh đạo TP Hà Nội chỉ đạo về khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê ở đường Phạm Văn Đồng

Kinhtedothi - Ngày 19/12, UBND TP Hà Nội đã có văn bản số 4277/UBND-NC về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại số 258 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Hồi 23 giờ 3 phút đêm 18/12 đã xảy ra vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng (về cả người và tài sản) tại địa chỉ số 258 Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ...

Lãnh đạo TP Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê ở đường Phạm Văn Đồng

Kinhtedothi - Ngày 19/12, UBND TP Hà Nội đã có văn bản số 4277/UBND-NC về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại số 258 đường Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Hồi 23 giờ 3 phút đêm 18/12 đã xảy ra vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng (về cả người và tài sản) tại địa chỉ số 258 Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ)....

Mới nhất

Chương Mỹ giải bài toán nguyên liệu cho sản phẩm OCOP

Chương Mỹ là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống. Đây là tiềm năng rất lớn để huyện khai thác lợi thế phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Tuy nhiên, vấn đề nguyên liệu sản xuất của một số nhóm ngành như mây, tre đan vẫn còn những khó khăn. Vì thế, việc...

Sinh viên tranh tài sáng tạo những món ăn hấp dẫn

Nhiều món ăn ngon, hấp dẫn được các sinh viên chế biến tại cuộc thi 'Sáng tạo ẩm thực cùng gà Mỹ'. ...

Mena Gourmet Market được vinh danh ‘Thương hiệu bán lẻ cao cấp xuất sắc’

DNVN - Ngày 19/12, Mena Gourmet Market cho biết đã đạt được giải thưởng danh giá “Rising premium retailer cocept – Thương hiệu bán kẻ cao cấp xuất sắc” tại sự kiện Flavors Awards...

Nông dân Cần Giờ “chơi lớn” đầu tư tiền tỷ nuôi tôm công nghệ cao

Nghề nuôi tôm được TP.HCM quan tâm đẩy mạnh và được xem là sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản chủ lực. Trong đó, ở Cần Giờ người dân mạnh dạn ứng...

Mới nhất

Tăng mạnh dịp cận Tết