Trang chủNewsDu lịchCó tô phở nào trong sân bay bằng giá phở lề đường?

Có tô phở nào trong sân bay bằng giá phở lề đường?


Có tô phở nào trong sân bay bằng giá phở lề đường? - Ảnh 1.

Hệ thống nhà hàng, ẩm thực ở các sân bay ngày càng phong phú

Ẩm thực sân bay không chỉ dành cho người giàu

Trở về từ Singapore sau chuyến du lịch hồi đầu tháng 6, chị Minh Thanh (Q.7, TP.HCM) vẫn chưa hết “choáng” bởi số tiền phải trả nợ thẻ tín dụng cho hành trình chỉ 4 ngày 3 đêm ở đảo quốc sư tử. Đã 3 năm không quay trở lại Singapore, chị Thanh ước tính mặt bằng giá cả hiện nay đã phải tăng gấp 1,5 – 2 lần. 

Gia đình 6 người nhà chị Thanh chủ đích đi du lịch trải nghiệm, khám phá nên luôn cân nhắc không chọn những nhà hàng tại các địa điểm quá sang chảnh nhưng dù ăn trong khu food court đường phố thì hóa đơn cho một bữa ăn cũng không thể dưới 250 đô la Singapore (SGD, tương đương hơn 4 triệu đồng). Tất nhiên, bữa ăn có chi phí “tốt hơn ngoài mong đợi”, lại là bữa chia tay Singapore tại sân bay Changi – một trong những sân bay đắt đỏ nhất thế giới.

“Vì ra sân bay khá sát giờ nên chúng tôi ngồi ăn luôn ở khu food court nhỏ trên lầu 2, nhà ga T4. Em trai gọi một phần mì ramen hơn 26 SGD. Đổi sang tiền Việt thấy gần 450.000 đồng mà xót xa. Ở Nội Bài, 1 tô phở hơn 100.000 đồng đã bị kêu trời. Tính nhẩm trung bình 25 SGD/người, tôi đưa thêm thẻ cho lũ nhỏ vì chắc chắn số tiền mặt hơn 120 đô còn lại không thể đủ. Thế nhưng, một phần bún thịt nướng (thêm chả giò) ở quầy đồ Việt mà đứa em gái mua thì chỉ hơn 14 đô. Cùng quầy đó, một tô phở thập cẩm bò bình thường gần 19 đô – tuy gấp gần 3 lần tô phở ở sân bay Việt Nam nhưng so với ở đây, thế cũng là rẻ rồi. Tôi đi xem qua một vòng thì cũng có kha khá món giá thấp dưới 10 đô. Nếu chịu khó tìm kiếm thì không phải món nào ở sân bay Changi cũng ‘cắt cổ’ đâu” – chị Minh Thanh nói.

Changi không phải cảng hàng không duy nhất đang nỗ lực cải thiện “mác” thực phẩm siêu đắt đỏ của các sân bay. Tại ga đi quốc tế sân bay Incheon (Hàn Quốc), du khách cũng có thể dễ dàng tìm thấy những set mì cay giá dao động từ 12.000 – 14.000 won (khoảng 220.000 – gần 260.000 đồng) bên cạnh những phần cơm trộn hoặc mì trộn gần 20.000 won. Nếu thèm vị đồ ăn Việt, du khách có thể tìm thấy một tô phở bò ở khu CJ Food Word giá khoảng 13.500 won (khoảng 250.000 đồng). 

Tương tự, một số sân bay ở Nhật Bản cũng đã có nhiều loại thực phẩm giá cả phải chăng: một tô mì ramen hoặc mì udon có dải giá trải dài từ 900 – 1.800 yen (từ 150.000 – hơn 300.000 đồng).

Các sân bay tại Việt Nam cũng không nằm ngoài “cuộc cạnh tranh” về giá này. Sự tham gia của ngày càng nhiều hãng hàng không với nhiều phân khúc đối tượng khách hàng khác nhau đã thúc đẩy các công ty dịch vụ mặt đất phải linh hoạt xây dựng hệ thống sản phẩm thích ứng bởi nhu cầu của thị trường. Bên cạnh tô phở bò Wagyu đặc biệt giá khoảng 200.000 đồng, bạn hoàn toàn vẫn có thể nếm trọn vị phở Việt với một tô phở bò tái chỉ 69.000 đồng, phở tái nạm hơn 70.000 đồng… 

Mới đây nhất, Công ty Dịch vụ mặt đất SASCO đã cho ra mắt dòng sản phẩm Ready2Eat takeaway để phục vụ các khách hàng muốn ăn thật nhanh, tiết kiệm chi phí. Dòng sản phẩm này gồm nhiều món như phở bò Úc, phở gà, nui xào bò, xôi mặn, cháo sườn… giá chỉ từ 49.000 đồng, ngang giá tô phở bò bình dân ở quận 4. 

Ngoài ra, đối với khách hàng không muốn chi tiêu nhiều tại sân bay, chuỗi cửa hàng tiện lợi Fresh2Go kinh doanh thức ăn nhanh và thực phẩm thiết yếu với mức giá từ 20.000 đồng. 

Nếu hầu bao rủng rỉnh hơn, khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ cao cấp hơn tại nhà hàng Phố Chợ phục vụ món ngon các vùng miền Việt Nam với mức giá từ 39.000 đồng hoặc trải nghiệm cảm giác “hành khách sang chảnh” tại hệ thống nhà hàng Cuisine de Saigon, The Phoenix… với mức giá tương đương các nhà hàng đẳng cấp tại khu vực bên ngoài sân bay Tân Sơn Nhất.

Có tô phở nào trong sân bay bằng giá phở lề đường? - Ảnh 2.

Giá các loại nước uống ở sân bay tại Nhật Bản dao động từ 4,53 – 7,79 USD, tương đương 107.000 – 180.000 đồng

Vì sao đồ ăn ở sân bay luôn đắt hơn bên ngoài?

Dù đa dạng dải giá nhưng không thể phủ nhận mặt bằng giá đồ ăn trong sân bay luôn đắt hơn ít nhất 15% so với giá đồ ăn bên ngoài. Chủ một chuỗi mì ramen ở sân bay Asahikawa (Hokkaido – Nhật Bản) cho biết không nên so sánh với giá bên ngoài vì như vậy hơi khập khiễng. Cùng thương hiệu, giống y nhau từ cách trình bày đến chất lượng nước súp, sợi mì, loại bò… nhưng một tô mì của ông ở ga tàu Asahikawa (trụ sở chính của chuỗi mì ramen này) sẽ rẻ hơn khoảng 50 – 200 yen so với giá ở sân bay Asahikawa, nguyên nhân chính do chi phí thuê mặt bằng cao hơn.

Theo Simple Flying, giá thuê mặt bằng thương mại tại các sân bay cao hơn gấp đôi so với chi phí trung bình của mặt bằng bên ngoài sân bay. Đồng thời, yêu cầu đối với các nhà cung cấp phải trả một tỷ lệ phần trăm doanh thu của họ dưới dạng phí nhượng quyền cho cơ quan quản lý sân bay cũng là yếu tố đẩy chi phí thực phẩm tại các sân bay cao hơn. Phí nhượng quyền giúp trang trải chi phí vận hành, bảo trì và cải tiến cơ sở hạ tầng của sân bay.

Bên cạnh đó, những thách thức về hậu cần và chuỗi cung ứng khi hoạt động trong môi trường sân bay làm tăng thêm chi phí thực phẩm. Việc cung cấp nguyên liệu tươi, đồ dễ hỏng và nguồn cung cấp cho các nhà hàng ở sân bay có thể phức tạp và tốn kém hơn so với các cơ sở ăn uống truyền thống.

“Các nhà cung cấp cần điều hướng các giao thức bảo mật, thời hạn giao hàng hạn chế và quy trình xử lý chuyên biệt…, tất cả những điều này có thể dẫn đến chi phí vận chuyển và mua sắm cao hơn. Đồng thời dẫn đến việc các nhà cung cấp tính giá cao hơn để vận chuyển hàng hóa của họ đến các nhà hàng ở sân bay. Chưa kể, các sân bay thường cách xa các khu dân cư, điều đó có nghĩa phí giao hàng có xu hướng phản ánh quãng đường mà các nhà cung cấp phải di chuyển. Chi phí tuyển dụng nhân viên trong sân bay cũng cao hơn bên ngoài” – bài phân tích trên Simple Flying chỉ rõ.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhìn nhận, giá cả hàng hóa mặc dù có mặt bằng chung nhưng tùy thuộc từng thị trường, từng địa điểm, không gian và khu vực… sẽ có giá khác nhau. Cùng loại gạo nhưng giá bán ở Hà Nội chắc chắn phải cao hơn ở Cao Bằng. Chi phí đầu vào cao thì chắc chắn giá bán sẽ phải đẩy cao theo.

Sân bay là môi trường đặc biệt. Chi phí thuê mặt bằng, tuyển nhân viên phục vụ, kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa… đều cao hơn bên ngoài. Đối tượng sử dụng máy bay cũng là người có tiền, sẵn sàng chấp nhận trả giá cao hơn với yêu cầu được phục vụ tốt, chất lượng tốt. Vì thế, rất khó để yêu cầu giá thực phẩm trong sân bay phải ngang với giá bên ngoài.

“Hiện nay có những nhà hàng, khách sạn vị trí đẹp họ bán đồ ăn đắt ‘trên trời’. Người dùng đã chấp nhận giá đó vì họ chọn vị trí đó, bỏ tiền mua vị trí chứ không chỉ bỏ tiền mua chai nước hay ăn bát phở. Quan trọng nhất là giá bán đúng giá niêm yết, thuận mua vừa bán. Nhiều doanh nghiệp trong sân bay đa dạng dải giá, có những thực phẩm ngang giá ở ngoài, nghĩa là họ đang có tinh thần cải tiến; tổ chức, quản trị tốt, thậm chí đôi khi phải chịu lỗ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Sân bay không có nhiều cửa hàng, không có nhiều sự lựa chọn nhưng vẫn thể hiện được tính cạnh tranh. Đấy là điều đáng hoan nghênh” – chuyên gia Ngô Trí Long nhận xét.



Source link

Cùng chủ đề

Đề xuất hơn 3.300 tỷ đồng làm đường băng số 3 sân bay Long Thành

TPO - Chiều 12/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình Quốc hội tờ trình về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành. TPO - Chiều 12/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình Quốc hội tờ trình về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư...

Dự án giải cứu kẹt xe khu vực sân bay Tân Sơn Nhất phải lùi tiến độ

TPO - Do vướng mặt bằng, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (kết nối nhà ga hành khách T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất) buộc phải lùi thời gian thông xe sang đến tháng 2/2025, thay vì cuối năm nay. TPO - Do vướng mặt bằng, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (kết nối nhà ga hành khách T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất) buộc phải lùi thời gian thông xe...

Lộ diện nhà ga gần 11.000 tỷ đồng của sân bay Tân Sơn Nhất

TPO - Sau gần hai năm xây dựng, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã lộ diện với các hạng mục quan trọng như mái nhà, các tầng hầm và nổi, khu thương mại, cầu cạn... 11/11/2024 | 12:59 TPO - Sau gần hai...

Đường 4.800 tỷ đồng thông xe thêm 700m, giảm ùn tắc cửa ngõ Tân Sơn Nhất

Dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà hơn 4.800 tỷ đồng vừa thông thêm đoạn 700m, giúp giảm kẹt xe cửa ngõ Tân Sơn Nhất tại khu vực đường Thăng Long, vòng xoay Lăng Cha Cả. Đoạn thông xe thuộc gói thầu số 10 - một trong những gói xây lắp quan trọng nhất của dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà, có tổng mức đầu tư hơn 4.800 tỷ.  Gói thầu này gồm các...

Đường trăm tỷ cạnh sân bay Tân Sơn Nhất tạm thông xe vẫn vắng hoe vì dân… chưa biết

Đoạn đường nối xuyên qua khu đất sân bay Tân Sơn Nhất đã thông xe tạm giúp giảm ùn ứ nhưng vẫn ít phương tiện đi vào. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Israel đã phá hủy cơ sở nghiên cứu vũ khí hạt nhân tuyệt mật của Iran?

Cuộc tấn công của Israel vào Iran ngày 26.10 đã phá hủy một cơ sở nghiên cứu vũ khí hạt nhân tuyệt mật đang hoạt động tại khu quân sự Parchin ở miền nam Iran, theo Axios dẫn lời giới chức Mỹ và...

Phong cách monochrome một gam màu nhưng không bao giờ nhàm chán

Dù chỉ giới hạn trong một gam màu, monochrome vẫn mang lại vô số cách biến hóa đa...

Sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng tỏa sáng trong hội diễn văn nghệ truyền thống

Hội diễn văn nghệ truyền thống của sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng với chủ đề "TDTU - Tự hào tiếp bước" có sự tham gia của 16 đoàn thi đến từ 16 khoa với tổng cộng 48 tiết mục, đã diễn...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Du lịch âm nhạc ‘hút khách’ dịp cuối năm

Du lịch âm nhạc đã và đang trở thành một trong những sản phẩm du lịch có sức hút đặc biệt đối với du khách khi đến Quảng Ninh. Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, 10...

Giới trẻ mê mẩn check-in “thiên đường” hoa dã quỳ ở ngoại thành Hà Nội

(Tổ Quốc) - Thời điểm cuối Thu, hoa dã quỳ bung nở, khoe sắc vàng đầy sức sống tại Vườn quốc gia Ba Vì, thu hút du khách tới tham quan, chụp ảnh. ...

“Cung đường di sản” đẹp nhất Việt Nam chỉ đi tàu hỏa mới ngắm được, giới trẻ rủ nhau xách ba lô lên và...

Đoàn tàu kết nối di sảnMới đây loạt ảnh từ trên cao chụp đoàn tàu Bắc - Nam đi qua khu vực đèo Hải Vân thuộc Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng yêu du lịch. Hàng ngàn lượt like, thả tim và bình luận không khỏi trầm về khung cảnh khung...

Lan toả tình yêu môi trường qua hành trình xuyên Việt của chàng trai người Nga

Sau hơn hai năm sinh sống và làm việc ở Việt Nam, Petr Koshel - một công dân Nga đã dành trọn tình yêu của mình cho dải đất hình chữ S. Petr đã quyết định thực hiện chuyến đi bộ xuyên Việt để khám phá vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam, đặc biệt hơn cả là mong muốn kết nối, lan tỏa lối sống xanh, tinh thần bảo vệ môi trường đến cộng đồng. Hành trình đẹp trên dải...

Cùng chuyên mục

Tạo đột phá cho du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong nước cũng như trên thế giới, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của du lịch Quảng Bình. Hiện tại, sản phẩm du lịch nơi đây vẫn chưa tương xứng, chất lượng một số sản phẩm du lịch chưa cao và mang tính mùa vụ. Với đề án “Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng...

Hơn 1.000 khách từ Bắc Hải (Trung Quốc) cập cảng tàu khách quốc tế Hạ Long

Sáng ngày 16/11, chuyến tàu biển đầu tiên từ TP Bắc Hải (Quảng Tây - Trung Quốc) đã cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long sau một thời gian dài gián đoạn, mở ra cơ hội giao thương, phát triển kinh tế du lịch giữa hai địa phương. ...

Có gì hấp dẫn ở Trà Quế (Quảng Nam)

(NLĐO) – Làng rau Trà Quế ở tỉnh Quảng Nam là điểm tham quan hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. ...

Khách quốc tế tăng, du lịch Bình Thuận dồn sức vào mùa cao điểm cuối năm

Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận đón 312.800 lượt khách quốc tế, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2023, du khách chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Đức, Anh.Bình Thuận: Đa dạng hóa sản phẩm du lịch để đạt mục tiêu đón 9,5 triệu kháchBình Thuận: Kết nối sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm vào hành trình du lịchBình Thuận: Tour trải nghiệm miệt vườn thu hút du...

Chuyến tàu biển Bắc Hải (Trung Quốc) đầu tiên cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long

(NLĐO)- Tàu Blue Dream Melody từ Bắc Hải (Trung Quốc) chở theo 1.100 du khách đã cập Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, khởi động tuyến du lịch Bắc Hải - Hạ Long ...

Mới nhất

PVcomBank hợp tác với hai bệnh viện tại Hà Nội

Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Tim Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. ...

Đang đấu giá đất huyện Thanh Oai: Dự đoán giá cao nhất 60 triệu đồng/m2

(Dân trí) - Phiên đấu giá 25 lô đất tại huyện Thanh Oai (TP Hà Nội) diễn ra vào sáng 16/11 không còn cảnh đông đúc. Nhà đầu tư dự đoán giá trúng cao nhất khoảng 60 triệu đồng/m2. Sau gần 2 tháng tạm dừng, phiên đấu giá 25 lô đất tại khu Man Cá, Man Cổng, Mạ Man Trong,...

Làng nghề gạch, gốm đỏ lâu đời và độc đáo nhất miền Tây đang được đầu tư như thế nào?

Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít (làng nghề gạch, gốm đỏ lâu đời và độc đáo nhất miền Tây) đang được tỉnh Vĩnh Long nỗ lực đầu tư...

Mới nhất

Bão Usagi giật cấp 11