Trang chủNewsDu lịchVì sao 'khách sộp' đến Việt Nam không chịu mở hầu bao?

Vì sao ‘khách sộp’ đến Việt Nam không chịu mở hầu bao?


Nghịch lý khách đến nhiều, chi tiêu ít vẫn là nút thắt mà ngành du lịch VN gỡ mãi chưa ra.

Vì sao 'khách sộp' đến Việt Nam không chịu mở hầu bao? - Ảnh 1.

Khách quốc tế đến VN chủ yếu chỉ ra chợ truyền thống ăn và mua những món đồ lưu niệm lặt vặt

Top thị trường đông nhất “đội sổ” chi tiêu

Theo Niên giám thống kê 2022, chi tiêu bình quân một lượt khách quốc tế đến VN đã tăng nhẹ từ mức 1.141,5 USD năm 2017 lên 1.151,7 USD năm 2019.

Trong đó, chi tiêu bình quân tính trên một lượt khách dẫn đầu là Philippines với 2.257,8 USD/người; tiếp theo có Bỉ 1.995,3 USD; Mỹ 1.709,7 USD; Úc 1.416,5 USD; Đan Mạch 1.383,5 USD… Đáng chú ý, đứng đội sổ trong danh sách lại là những thị trường đóng góp lượng khách lớn nhất cho chúng ta. Điển hình, thị trường đang được các công ty du lịch đánh giá kỳ vọng nhất mùa cuối năm nay là Nhật Bản chỉ đạt mức chi tiêu bình quân trên đầu người là 972,5 USD; Malaysia 900,7 USD; Trung Quốc 884,3 USD; Thái Lan 846,6 USD; Hàn Quốc 838,4 USD; Campuchia 734,9 USD. Trong đó, khách Lào có chi tiêu bình quân thấp nhất của thống kê với chỉ 343,5 USD/người.

Sự góp mặt của Trung Quốc trong top thị trường chi tiêu ít nhất khi đến VN khiến không ít người bất ngờ. Bởi từ trước đến nay, khách Trung Quốc luôn được mệnh danh là “con gà đẻ trứng vàng” của các quốc gia du lịch, không chỉ nhờ số lượng mà mức độ chi tiêu, mua sắm rất lớn.

Anh Thanh Tùng, một hướng dẫn viên tại thị trường Nhật Bản, dùng từ “kinh hoàng” để diễn tả hình ảnh một đoàn khách Trung Quốc khi tới Ginza – khu mua sắm giàu có bậc nhất ở Tokyo. Anh kể: “Xe vừa dừng là họ tỏa đi khắp nơi. Lịch trình tour chỉ dừng ở đây 2,5 tiếng, nhưng họ xin đổi hành trình, dành 5 tiếng đồng hồ ở khu mua sắm này. Dior, Gucci, Balenciaga… họ đều mua. Không một thương hiệu xa xỉ nào mà họ bỏ qua. Họ vào khu vực hàng hiệu xa xỉ mà “vét” hàng, 2 tay, mỗi tay đầy túi to, túi nhỏ. Khi đến khu factory outlet ở gần Fukushima, họ cũng rào rào càn quét, lúc về ai cũng đăng ký đóng thêm mấy thùng đồ. Mình chỉ nhìn hộp đựng thôi đã muốn choáng rồi, chưa nói đến tính nhẩm “tổng thiệt hại”.

Các nghiên cứu, thống kê về du lịch thế giới cũng chỉ ra rằng khách Trung Quốc có xu hướng chi tiêu mạnh tay cho kỳ nghỉ hơn bất cứ thị trường nào. Số liệu công bố của Statista cho thấy năm 2016, khách Trung chiếm 21% chi tiêu du lịch toàn thế giới, với 261 tỉ USD. Năm 2019, con số đó là 292,8 tỉ USD, đứng đầu bảng xếp hạng khách quốc tế chi tiêu nhiều nhất thế giới, xếp trên Mỹ (182,3 tỉ USD) và Đức (99,8 tỉ USD). Thế nhưng, theo thống kê từ năm 2004 của Tổng cục Du lịch VN, khách Trung Quốc có mức chi thấp nhất với 517,6 USD. Gần 2 thập kỷ trôi qua, dù Trung Quốc đã vươn lên chiếm tới gần 50% khách quốc tế đến VN nhưng mức chi tiêu vẫn lẹt đẹt ở nhóm cuối bảng.

Tương tự, khách Malaysia, Thái Lan khi đi du lịch tới Nhật, Anh, Mỹ chi hàng trăm triệu đồng mua hàng hiệu, vài chục triệu chỉ để mua quà lưu niệm trong những khu mua sắm bình dân. Vậy mà khi tới VN lại khá chắc tay.

Trong tổng cơ cấu chi tiêu của du khách tại VN, tiền thuê phòng chiếm nhiều nhất nhưng cũng có xu hướng giảm, từ mức thuê 360,3 USD năm 2017 (chiếm 31,6% trong tổng chi tiêu) giảm xuống mức 347,2 USD (30,1%).

Kế đến là ăn uống, chiếm 21,9% (khoảng 251,9 USD), đi lại tại VN 16% (khoảng 184,6 USD), tham quan 9% (103,2 USD). Chi phí dành cho y tế là 13,1 USD (1,1%) và các chi phí khác chiếm 9,5% (109,0 USD) trong tổng chi tiêu bình quân khi du khách du lịch ở VN. Du khách chi một mức khoảng 142,7 USD (12,4%) để mua sắm.

So với số liệu điều tra của Tổng cục Du lịch (giờ là Cục Du lịch quốc gia) hồi 2014, mức chi tiêu cho mua sắm của du khách giảm mạnh gần 6% (năm 2014, mua sắm chiếm 18,34%). Như vậy, dù trước dịch là thời kỳ hoàng kim của du lịch VN, song, chi tiêu của du khách vẫn có xu hướng giảm.

Mất mặt trận mua sắm

Nhìn Trung Quốc đứng cuối bảng chi tiêu của du khách khi đến VN, “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG), tiếc nuối: “Đây là thị trường khách chi tiêu số 1 thế giới. Họ rất thích hàng hiệu và chi tiêu không cần suy nghĩ. Đến VN họ chi tiêu ít vì không có gì đặc biệt cho họ mua”.

Phân tích kỹ hơn về hệ thống sản phẩm nghèo nàn của VN, ông Johnathan Hạnh Nguyễn nói: Cả về hàng địa phương lẫn hàng hiệu, VN đều chưa có sản phẩm tốt. Khách đến Nhật muốn mua hàng nội địa Nhật, sang Thái Lan muốn tìm mua đồ Thái, tới Hàn Quốc là “lao” đến các khu mua sắm đồ nội địa Hàn, nhưng hầu như không ai tới VN tìm mua đồ Việt. Tại các điểm tham quan, khu chợ đêm, khu phố đi bộ chỉ bày bán lẻ tẻ những món đồ tạp nham, chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc. Các mặt hàng lưu niệm tại địa phương cũng chưa được chú trọng đầu tư, hàng hóa nội địa không được cam kết chất lượng, không có những địa điểm mua sắm phù hợp để du khách tiêu tiền. Trong khi đó, “trận địa” hàng hiệu gần như bỏ trống khi chưa có chính sách để phát triển các khu factory outlet, cửa hàng miễn thuế dưới phố…

Dẫn chứng khu cửa hàng miễn thuế Lotte Duty Free tại trung tâm TP.Đà Nẵng vừa khai trương chưa đầy 1 năm đã trở thành “thỏi nam châm” hút khách Hàn Quốc với những đoàn khách lớn từ hàng trăm chuyến charter, “vua hàng hiệu” khẳng định một sản phẩm du lịch mua sắm hấp dẫn sẽ là “chìa khóa” để hút khách quốc tế đến tiêu tiền tại VN.

Nếu xét về tài nguyên và tốc độ tăng trưởng, VN tương đương Thái Lan. Tuy nhiên, về lượng khách, chúng ta mới chỉ bằng 50% và mức chi tiêu của khách quốc tế thì chỉ bằng 40%. Nguyên nhân, Thái Lan tập trung cải thiện về các loại hình dịch vụ, sản phẩm, nâng cao các trải nghiệm cho du khách. Du lịch mua sắm của Thái Lan có đầy đủ các mô hình, từ trung tâm thương mại trung cấp, cao cấp tại các trung tâm TP, trung tâm thương mại factory outlet hàng hiệu bán hàng qua mùa, tới cửa hàng miễn thuế dưới phố, mô hình ẩm thực đường phố cùng nhiều hoạt động bán lẻ đặc biệt khác như chợ vải, chợ thời trang

Du lịch mua sắm Thái Lan góp phần tăng mạnh doanh thu chi tiêu quốc tế với tỷ lệ tăng trưởng kép 28,2% trong năm 2020. Singapore hay Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đều đang làm rất tốt lĩnh vực này.

“Mặc dù VN có nhiều tiềm năng tăng trưởng về số lượng, nhưng về chất lượng và dịch vụ cần được xem xét một cách nghiêm túc. Nếu chỉ tăng về số lượng mà khách chi tiêu ít, chất lượng không cải thiện thì đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế không thể tương xứng”, ông Johnathan Hạnh Nguyễn nhấn mạnh.

TS Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng Tư vấn du lịch VN (TAB), cũng cho rằng du lịch mua sắm đang là một khoảng trống quá lãng phí của du lịch VN. Trong đó, hệ thống factory outlet, cửa hàng miễn thuế dưới phố là điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với cả khách du lịch quốc tế và nội địa. Singapore là điển hình cho thấy một nền công nghiệp du lịch mua sắm lợi hại như thế nào. Không chỉ hút một lượng khách “khủng” quanh năm mà còn mang về doanh thu rất lớn.

Nên có chính sách miễn thuế riêng cho du khách

Tổng mức thuế đang áp vào các mặt hàng cao cấp lên tới 40%. Dù các doanh nghiệp như IPPG đàm phán được với các nhà cung cấp để đạt được mức giá nhập hàng bằng giá tại Pháp hay tại Singapore nhưng áp thêm thuế vào, giá bán cũng cao hơn 40%. Cần có chính sách miễn thuế riêng cho du khách để tăng chi tiêu của họ. Bài học của Singapore, Thái Lan hay đảo Hải Nam (Trung Quốc) đã chứng minh: chính sách miễn thuế không những mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội, thu hút đầu tư mà việc du khách nội địa được mua sắm miễn thuế tại các khu thương mại tự do hoặc phi thuế quan… còn giữ lại được ngoại tệ trong nước, hạn chế dòng chảy ngoại tệ ra nước ngoài. 

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn



Source link

Cùng chủ đề

Vietnam Airlines sẽ đưa 300.000 du khách Trung Quốc đến Việt Nam, cú hích cho du lịch

Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Vietnam Airlines và Công ty du lịch GuangZhou Yuanzhilv Technology sẽ đưa gần 300.000 du khách Trung Quốc đến Việt Nam trong giai đoạn 2024-2030. Đây là bước tiến chiến lược đưa hình ảnh Việt Nam vươn...

Đà Nẵng quảng bá, giới thiệu du lịch tại Côn Minh và Trùng Khánh (Trung Quốc)

(Tổ Quốc) - Ngành du lịch Đà Nẵng đã quảng bá đến các đối tác, đại lý du lịch tại Côn Minh và Trùng Khánh (Trung Quốc) về du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hoá, ẩm thực, mua sắm, du lịch MICE, golf, du lịch cưới và các lễ...

Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng

NDO - Bộ Y tế cho biết, hiện bộ đang triển khai thực hiện Hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng trong đấu thầu, mua sắm và sẽ hoàn thành vào quý 3/2025 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ngày 7/11/2024, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì buổi làm việc với các bệnh viện tuyến trung ương, Sở Y tế...

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thiết bị y tế

DNVN - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu các địa phương tiếp tục hoàn thiện thể chế, phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thuốc và thiết bị y tế nhằm đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh trên toàn quốc. ...

Đưa xe đạp vào phục vụ du khách ở Di sản Mỹ Sơn

(NLĐO) - Khi đến Mỹ Sơn, ngoài được đưa đón bằng xe điện, du khách còn có thể lựa chọn xe đạp để di chuyển vào khu trung tâm của tháp. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường

Những người mắc tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sưng phù và viêm ở bàn chân cao hơn người khỏe mạnh. Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến lưu thông máu, dẫn đến tích tụ máu và chất...

H’Hen Niê hóa nữ chiến binh quyến rũ, thu hút của Hà Thanh Việt

Trong những thiết kế mang đậm chất nghệ thuật với hình ảnh chủ đạo là những đôi cánh...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Festival hoa Đà Lạt 2024 kỳ vọng thu hút 2 triệu lượt khách du lịch

Festival hoa Đà Lạt 2024 hướng tới quy mô quốc gia và quốc tế, diễn ra trong vòng 1 tháng từ 5/12 - 31/12 kỳ vọng sẽ giúp tỉnh Lâm Đồng thu hút 2 triệu lượt khách du lịch với tổng doanh thu lên đến 3.600 tỷ đồng. ...

Cao Bằng: Cơ hội phát triển du lịch xuyên biên giới Việt Nam-Trung Quốc

Mô hình hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam)-Đức Thiên (Trung Quốc) là mô hình đặc biệt mới trong hợp tác giữa hai khu và hai nước. Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch và Văn hóa Quảng Tây (Trung Quốc) Ban Hòa Cân, sau khi Khu cảnh quan thác Bản Giốc-Đức Thiên chính thức vận hành, lượng du khách xuyên biên giới...

Cùng chuyên mục

Cao nguyên đá Đồng Văn tháng 11: Núi xanh mướt, trời xanh trong, sông xanh thẳm

Tháng 11 là dịp thời tiết thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước khám phá nét đẹp của Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), thu hút hàng ngàn du khách tham quan và trải nghiệm.Lên cao nguyên đá Hà Giang khám phá nét văn hóa độc đáo của Chợ bò Mèo Vạc Nhiệt độ giảm xuống rất thấp, băng giá xuất hiện trên cao nguyên đá Đồng VănQuẩy tấu - Nét đẹp văn hóa của đồng...

Italy giới hạn chỉ 20.000 người được tham quan khu di tích Pompeii mỗi ngày

Thông báo giới hạn số lượng khách tham quan mỗi ngày được đưa ra sau khi lượng du khách tới đây tăng đột biến, với đỉnh điểm hơn 36.000 lượt khách vào một ngày Chủ nhật miễn phí vé vào cửa. Khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt đẹp của thành phố cổ La Mã ở miền Nam Italy, đã quyết định sẽ giới hạn số lượng khách...

Nha Trang có tuyến buýt điện đưa du khách khám phá thành phố biển

(Tổ Quốc) - Nha Trang có tuyến buýt điện kết nối những điểm du lịch của thành phố, thúc đẩy du lịch xanh, mang đến trải nghiệm thú vị cho người dân và du khách. ...

Đà Nẵng quảng bá, giới thiệu du lịch tại Côn Minh và Trùng Khánh (Trung Quốc)

(Tổ Quốc) - Ngành du lịch Đà Nẵng đã quảng bá đến các đối tác, đại lý du lịch tại Côn Minh và Trùng Khánh (Trung Quốc) về du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hoá, ẩm thực, mua sắm, du lịch MICE, golf, du lịch cưới và các lễ...

Hà Nội hỗ trợ Quảng Nam phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Kinhtedothi- Thực hiện chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, chiều ngày 8/11, Sở Du lịch Hà Nội và Sở VHTT&DL Quảng Nam trao đổi kinh nghiệm phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn giữa 2 tỉnh thành. Theo Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Quảng Nam Văn Bá Sơn, du lịch nông thôn, nông nghiệp tại Quảng Nam bắt đầu hình thành từ những năm 2009. Hiện Quảng Nam có 126 điểm tài...

Mới nhất

Thỏi nam châm hút dòng tiền cho nhà phố Vinhomes Global Gate

Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia (Đông Anh, Hà Nội) hoàn thành vào tháng 7/2025 sẽ là biểu tượng mới của Thủ đô, tạo thêm động lực tăng trưởng, đồng thời là lực đẩy kích hoạt làn sóng nhà đầu tư đổ về Vinhomes Global Gate khai thác “mỏ vàng” từ nền kinh tế Expo. Trung tâm Hội...

Chấm dứt tình trạng viêm mũi xoang tái phát kéo dài 1 năm bằng phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn mũi

Hơn 1 năm trở lại đây, nam thanh niên 36 tuổi ở Hà Nội trải qua biết bao đợt khó chịu như ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu… đã điều trị bằng thuốc...

Khai mạc triển lãm Wellness Expo 2024

Triển lãm Quốc tế về Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe và Phong cách sống năm 2024 tại Việt Nam (Wellness Expo 2024) với chủ đề “Sống lành từ thiên nhiên” vừa khai mạc và diễn ra từ ngày 7/11 đến hết ngày 09/11/2024 tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Agritrade), Hà Nội. Triển lãm Quốc tế...

Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh

Thưa các đồng chí, quý vị đại biểu, khách quý! Đại hội XIII đã đề ra nhiệm vụ: “Phát triển...

Mới nhất