Trang chủNewsThời sựÁp thuế tối thiểu toàn cầu: Giải bài toán "đại bàng" báo...

Áp thuế tối thiểu toàn cầu: Giải bài toán “đại bàng” báo lỗ, chuyển giá


Áp thuế tối thiểu toàn cầu: Giải bài toán “đại bàng” báo lỗ, chuyển giá

Thuế tối thiểu toàn cầu dự kiến áp dụng vào năm sau tại Việt Nam đang là chủ đề được cộng đồng doanh nghiệp FDI, đặc biệt các tập đoàn đa quốc gia quy mô lớn tại Việt Nam, quan tâm.

Nhiều năm nay, ưu đãi thuế là một trong những yếu tố quan trọng trong việc các doanh nghiệp FDI duy trì sản xuất quy mô lớn tại Việt Nam. Thời gian áp dụng đang đến gần, việc áp thuế tối thiểu toàn cầu liệu sẽ mang lại những tín hiệu tích cực nào cho nền kinh tế, sẽ ảnh hưởng ra sao đến lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI của Việt Nam?

Ngoài ra, Chính phủ có nên cân nhắc thêm các chính sách khác, nhằm đảm bảo được những ưu đãi theo luật cũng như những cam kết với doanh nghiệp trước đó?

Ông Nguyễn Văn Toàn – Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã có buổi trò chuyện với Dân trí xoay quanh vấn đề này.

Giải bài toán tăng thu ngân sách và giữ chân các FDI tại Việt Nam

Ông đánh giá cao về quãng thời gian “nước rút” còn lại chuẩn bị cho việc áp thuế này tại Việt Nam vào đầu năm sau?

– Thuế tối thiểu toàn cầu là vấn đề “nóng” của Việt Nam hiện nay cũng như của nhiều quốc gia trên thế giới. Loại thuế này do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng, hiện đã được 143 quốc gia đồng thuận. Với loại thuế này, các doanh nghiệp có doanh thu từ 750 triệu euro (tương đương 800 triệu USD) trở lên, trong 2 năm của 4 năm liền kề gần nhất đều phải đóng mức thuế là 15%. Khi các doanh nghiệp đi đầu tư ở nước ngoài mà nộp thuế thu nhập tại nước đầu tư dưới mức 15% thì sẽ phải nộp phần chênh lệch tại nước nơi họ có trụ sở chính.

Với Việt Nam hiện tại chỉ còn chưa đầy 3 quý trước khi thuế này chính thức được áp dụng, thời gian là rất vội. VAFIE cũng đã tổ chức nhiều hội thảo bàn luận về tác động của việc áp thuế này đến doanh nghiệp nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung.

Ông đánh giá Việt Nam được lợi ích gì sau khi áp thuế tối thiểu toàn cầu?

– Trước đây, chúng ta dùng công cụ ưu đãi miễn giảm thuế để thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Khi tham gia thuế tối thiểu toàn cầu, công cụ này gần như không còn phát huy tác dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý việc ưu đãi thuế cũng được các quốc gia khác như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ áp dụng. Điều đó tạo cuộc cạnh tranh xuống đáy khiến chúng ta thiệt hại nhiều năm qua.

Theo tôi, cái lợi lớn nhất và sẽ theo Việt Nam lâu dài đầu tiên là cơ hội để hội nhập sâu với thế giới.

Thứ 2, cần lưu ý số liệu từ báo cáo năm 2021 của Bộ Tài chính là khoảng 50% doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam báo lỗ dù vẫn liên tục mở rộng sản xuất. Trong 50% đó, liệu có bao nhiêu doanh nghiệp thực hiện hoạt động chuyển giá – xóa lợi nhuận ở Việt Nam đẩy ra nước ngoài? Rõ ràng có thực trạng lãi thật và lỗ giả bởi doanh nghiệp chuyển lợi nhuận ra những “thiên đường thuế”. Các doanh nghiệp này vào Việt Nam nhưng không đầu tư thẳng mà đầu tư ở một nước thứ 3 – nơi có thuế suất doanh nghiệp thấp hoặc bằng 0 để họ chuyển lợi nhuận sang đó đóng thuế.

Như vậy, thuế tối thiểu toàn cầu sẽ giúp chống chuyển giá – trốn thuế.

Thứ 3, khi tham gia thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam cũng có động lực và cơ hội để thay đổi cách thu hút đầu tư nước ngoài: căn cơ, đúng với khả năng của chúng ta hơn.

Thực tế đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội, buộc Việt Nam phải cân bằng lại các chính sách hiện có với các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là chính sách thuế.

Áp thuế tối thiểu toàn cầu: Giải bài toán đại bàng báo lỗ, chuyển giá - 1

Chuyên gia cho việc áp thuế tối thiểu toàn cầu sẽ giải quyết hiện tượng một số “đại bàng” liên tục báo lỗ do chuyển giá – xóa lợi nhuận tại Việt Nam đẩy ra nước ngoài (Ảnh minh họa: Hoàng Giám).

Vậy các khó khăn là gì?

– Trước đây, doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam được nhận ưu đãi thuế rất lớn. Có những tập đoàn lớn vào Việt Nam cả một đời dự án chỉ chịu 10% thuế thu nhập doanh nghiệp. Hoặc có những doanh nghiệp được hưởng lợi theo hướng miễn thuế 5 năm, sau đó được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 10 năm…

Khi mất đi công cụ đó, bất lợi nhìn rõ nhất là câu chuyện ưu đãi đầu tư mất thì sức hút đầu tư giảm.

Bên cạnh đó là bài toán giữ chân nhà đầu tư và tìm cách bù ưu đãi thuế.

Chúng ta cũng sẽ phải thay đổi những điều khoản của luật thuế để đáp ứng được những tiêu chuẩn của thuế tối thiểu toàn cầu. Rất may, Chính phủ cũng đã có tổ công tác chuyên về trụ cột 2 – xác định phạm vi và đặt ra cơ chế cho Quy tắc Chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu (GloBE) với sự tham gia của các bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia đã đưa ra được quy chế hoạt động để khắc phục bất lợi và phát huy thuận lợi. Đây là một tín hiệu đáng mừng.

Dù có khó khăn, nhưng việc áp thuế tối thiểu toàn cầu, về cơ bản, lâu dài là có lợi.

Điều các doanh nghiệp lớn quan tâm khi đầu tư vào Việt Nam có phải chỉ là ưu đãi thuế?

– Trước đây, ta thu hút đầu tư nước ngoài để giải quyết vấn đề chính là thừa lao động và thiếu vốn, chúng ta không có nhiều quyền và cơ hội để chọn lọc nhà đầu tư nước ngoài. Còn theo Nghị quyết 50/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, chúng ta phải tăng cả số lượng và vẫn đảm bảo chất lượng hút vốn FDI. Và để làm được điều đó, môi trường đầu tư phải thay đổi căn cơ, bản chất chứ không phải tập trung dùng ưu đãi.

Thử đặt Việt Nam vào việc đã tham gia thuế tối thiểu toàn cầu, chúng ta không chỉ trả lời câu hỏi liệu có thu hút được các “đại bàng” không mà còn là bài toán khi họ vào Việt Nam có phát triển, hoạt động tốt được không.

Theo tôi, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ không chỉ cần ưu đãi thuế mà quan trọng là môi trường Việt Nam có hấp thụ được dự án của họ không. Ngoài ưu đãi thuế, họ còn quan tâm đến tổng thể về hạ tầng, chính sách, xã hội, cơ chế, thủ tục hành chính, tính minh bạch…

Phải nâng tầm doanh nghiệp Việt

Chúng ta phải làm gì trước việc thuế tối thiểu toàn cầu có thể ảnh hưởng đến việc hút vốn FDI?

– Thứ nhất, các doanh nghiệp ngoại quan tâm đến tính minh bạch nên chúng ta cần đáp ứng việc này, không nên có những chi phí không chính thức. Sổ kế toán của những tập đoàn đa quốc gia thì gần như không có chỗ cho những chi phí đó.

Thứ 2, doanh nghiệp lớn rất quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ. Chúng ta đã có Luật Sở hữu trí tuệ nhưng phải cải tiến và để nó đi vào cuộc sống tốt hơn. Tại Việt Nam, sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, chúng ta phải khắc phục được những điều còn tồn đọng.

Thứ 3, chúng ta phải ưu tiên việc phát triển bền vững như hướng đến công nghệ xanh, kinh tế tuần hoàn… Đặc biệt là câu chuyện về năng lượng tái tạo cũng cần quan tâm. Hiện phát triển năng lượng tái tạo Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi chính sách về giá thay đổi hay câu chuyện đưa điện tái tạo vào lưới điện và phân bổ theo tỷ lệ từng vùng trong mạng lưới điện EVN.

Thứ 4 là việc phải nâng tầm doanh nghiệp Việt Nam. Nếu không, khi tiếp thu những dự án công nghệ cao, công nghệ mới chúng ta khó có thể đáp ứng. Nếu “đại bàng” vào Việt Nam tìm doanh nghiệp phụ trợ, liên kết, chúng ta không đáp ứng được cũng sinh ra tâm lý ngại đầu tư. Câu chuyện nâng tầm cũng phải toàn diện, từ công nghệ, chất lượng quản lý, nhân viên, hệ thống…

Thứ 5, chúng ta phải có đội ngũ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI. Điều này đòi hỏi phải đào tạo tốt từ các cấp trường học. Nguồn nhân lực tốt mới giúp chúng ta có khả năng xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) như Samsung đang làm tại Việt Nam.

Về câu chuyện nâng tầm doanh nghiệp Việt nhắc đến ở trên, theo ông, cần làm gì?

– Trước hết, cần phải phát huy vai trò của các hiệp hội. Ngoài ra, có một vấn đề cần giải quyết là câu chuyện có nguồn để hỗ trợ doanh nghiệp nhưng chưa thể tận dụng. Chúng ta có một loạt quỹ như Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia… Các quỹ này trong thực tiễn chưa tận dụng hiệu quả. Chúng ta cần có giải pháp để việc hỗ trợ thông thoáng hơn, đảm bảo không thất thoát. Và quan trọng là không chỉ giải ngân mà phải phát triển để vốn nó tăng hơn, để nó hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị các nhà đầu tư nước ngoài.

Doanh nghiệp Việt chủ yếu tham gia phụ trợ các doanh nghiệp lớn ở những phân khúc thấp, chưa đi sâu vào cốt lõi, giá trị gia tăng cao nhất, công nghệ tốt nhất ở trong sản phẩm của họ. Đây là thiệt thòi cho Việt Nam và việc nâng tầm doanh nghiệp Việt mới giải được bài toán này.

Áp thuế tối thiểu toàn cầu được cho là cơ hội vô giá mà cũng là cú hích để nâng cấp chiến lược và mô hình thu hút FDI. Vậy theo ông lĩnh vực Việt Nam nên tập trung thu hút đầu tư thời điểm hiện tại là gì?

– Chúng ta có thể ưu tiên thu hút các doanh nghiệp về công nghệ với việc sản xuất chip, linh kiện bán dẫn điện tử…; doanh nghiệp dịch vụ như ngân hàng, logistic hay dược phẩm…

Có ý kiến nói việc ưu đãi thuế trước đây đã tạo ra môi trường đầu tư không công bằng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông nghĩ sao về điều này?

– Thực tế, khi doanh nghiệp lớn tham gia vào thì doanh nghiệp nhỏ cũng được hưởng lợi gián tiếp, không hề có chuyện bất bình đẳng.

Chúng ta chỉ cần lưu ý thêm việc khi áp thuế tối thiểu toàn cầu, chịu ảnh hưởng chủ yếu là những nhà đầu tư lớn, có quy mô doanh thu hợp nhất trên 750 triệu euro toàn cầu, nhưng ở chừng mực nào đó, rất có thể những nhà đầu tư nhỏ nhưng nằm trong chuỗi sản xuất kinh doanh, là một phần trong hoạt động kinh doanh của một tập đoàn đa quốc gia thì họ có thể bị chịu thuế suất thuế tối thiểu, sẽ bị liên đới.

Ông nghĩ thế nào về các công cụ ưu đãi dựa trên chi phí trong bối cảnh thực thi các nguyên tắc thuế tối thiểu toàn cầu, các công cụ ưu đãi miễn giảm thuế không còn phát huy tác dụng?

– Ưu đãi dựa trên chi phí được đề xuất nhiều nhưng theo tôi có lẽ chỉ ngắn hạn. Giải pháp lâu dài vẫn là tạo môi trường đầu tư cơ bản tốt.

Dù ưu đãi, nhưng liệu có cần nên xem xét mức độ ưu đãi bởi chi phí ưu đãi tài khóa có thể vượt quá lợi ích FDI mang lại cho Việt Nam?

– Chúng ta nên tính trên bài toán tổng thể, không thể tính tiền trừ tiền, tiền cộng tiền. Ví dụ, khi ưu đãi cho một dự án lớn, họ vào Việt Nam đầu tư và họ kéo doanh nghiệp Việt Nam tham gia, tận dụng lao động Việt Nam… thì chúng ta có thể thất thu ngắn hạn nhưng lại có ưu thế dài hạn.

Áp thuế tối thiểu toàn cầu: Giải bài toán đại bàng báo lỗ, chuyển giá - 2

Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU sẽ đánh thuế tối thiếu toàn cầu vào năm sau. Việt Nam cũng dự kiến áp dụng mức thuế 15% (Ảnh minh họa: Hoàng Giám).

Thu hút thêm vốn FDI từ đâu?

Sắp tới Việt Nam có thể hút thêm vốn FDI từ đâu? Các công ty đa quốc gia phương Tây đang vật lộn với những thách thức từ kinh tế vĩ mô và căng thẳng địa chính trị. Liệu đây có phải là thời điểm Việt Nam nên tập trung nỗ lực thu hút thêm các dòng vốn FDI trong khu vực nội khối châu Á?

– Việt Nam không đặt trọng tâm thu hút ở đâu, chúng ta thu hút từ tất cả khu vực với mục tiêu quan trọng nhất là thu hút nguồn vốn chất lượng cao. Thực tế, Mỹ, châu Âu có nhiều nguồn vốn chất lượng cao hơn khu vực khác. Nguồn vốn chất lượng cao ở châu Á thì cũng chỉ có Nhật Bản, Trung Quốc… Chúng ta đặt trọng tâm là Mỹ, EU nhưng miễn là công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ sạch phù hợp mục tiêu phát triển bền vững thì đều nên hoan nghênh.

Có ý kiến cho rằng Việt Nam không chỉ tập trung hút vốn từ các “đại bàng” mà có thể chuyển hướng thêm sang các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông nghĩ sao?

– Chúng ta thu hút song song nhưng vẫn phải đặt trọng tâm và ưu tiên doanh nghiệp lớn.

Điều quan trọng là không đầu tư dàn trải mà tập trung hơn vào dự án công nghệ cao từ những tập đoàn đa quốc gia. Đó là lý do mới đây 52 doanh nghiệp lớn của Mỹ đã chính thức đến Việt Nam tìm cơ hội hợp tác ở nhiều lĩnh vực và được gặp mặt cả Thủ tướng Chính Phủ, Chủ tịch Quốc hội.

Theo dữ liệu được Cục Đầu tư Nước ngoài công bố, vốn FDI mới vào Việt Nam 3 tháng đầu năm nay giảm mạnh. Ông cho rằng nguyên nhân vì đâu và liệu các tập đoàn lớn có đang cẩn trọng, xem xét kỹ việc tiếp tục đầu tư lớn vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu?

– Xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam một vài năm gần đây giảm do xu hướng các nhà đầu tư nước ngoài quay lại nội địa đầu tư. Giờ chúng ta không chỉ cạnh tranh hút vốn với các đối thủ Indonesia, Malaysia, Ấn Độ… mà cạnh tranh với chính nội địa các doanh nghiệp lớn.

Ngoài ra, ảnh hưởng địa chính trị như xung đột Nga – Ukraine năm vừa rồi khiến các nước đầu tư công nghệ cao ngại xuất khẩu đầu tư sản xuất, đầu tư công nghệ ra ngoài. Chẳng hạn như chíp điện tử điều khiển có thể sử dụng trong cả dân dụng và quân sự. Việc xung đột chính trị xảy ra phần nào làm đầu tư công nghệ bị hạn chế.

Thực tế, số dự án lớn đăng ký vẫn tăng nhưng số vốn đầu tư lại giảm. Như vậy, bình quân mỗi dự án đầu tư vào Việt Nam giảm nhiều. Đây cũng là khó khăn ngắn hạn gặp phải nếu áp thuế tối thiểu toàn cầu.

Sau thời gian diễn ra “cuộc đua xuống đáy” về ưu đãi thuế tại các nước ASEAN, có ý kiến cho rằng các nước nên tập trung thu hút có chiều sâu hơn là suốt ngày đua ưu đãi rồi tất cả cùng thiệt thòi. Ông nghĩ có đúng?

– Chính xác. Đây là cơ hội thoát khỏi cuộc cạnh tranh về đáy và cũng tạo lợi thế trong dài hạn cho chúng ta.

Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ khi thu hút dòng vốn FDI liệu có phải là tăng ngân sách?

– Hoàn toàn không. Chúng ta hiện đã có “của ăn, của để”. Trước đây có thể đúng là như vậy do vì chúng ta còn phải giải quyết vấn đề thừa lao động, thiếu việc làm và thiếu vốn. Thời gian đầu khi hút các doanh nghiệp ngoại vấn đề về môi trường cũng không được quan tâm như hiện nay. Nhưng mục tiêu chúng ta đã thay đổi. Mong muốn hiện tại của Việt Nam khi hút FDI là tạo công ăn việc làm, tăng trưởng xuất khẩu, phát triển công nghiệp…

Trong rất nhiều ưu đãi Chính phủ có thể “bù” cho doanh nghiệp nếu áp thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi đất đai có nên được ưu tiên?

– Ưu đãi đất đai về giải phóng mặt bằng hay vấn đề hạ tầng có thể cân nhắc bởi sẽ không bị vi phạm quy định thuế tối thiểu toàn cầu. Nhưng ưu đãi cũng nên đặt ra trong ngắn hạn chứ không nên dài hạn.

Thực tế, kinh tế Việt Nam phụ thuộc còn lớn vào FDI, trong trường hợp xấu xảy ra, vốn FDI sẽ còn tiếp tục giảm sẽ ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế?

– Ảnh hưởng có thể kể đến như vấn đề xuất khẩu, thu nhập người lao động làm việc công ty nước ngoài, việc tiếp cận công nghệ… nhưng điều đó khiến chúng ta phải nghĩ cách để giúp không bị “sốc” khi tham gia việc áp thuế này. Vượt qua được thách thức trước mắt, về lâu dài chắc chắn Việt Nam sẽ có lợi thế hơn.

Ông dự báo thế nào về xu hướng đầu tư vào Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu?

– Trong ngắn hạn, chúng ta sẽ thực hiện được mục tiêu thứ 2 trong Nghị quyết 50/2019 của Bộ Chính trị là chất lượng đầu tư còn mục tiêu số lượng có thể chưa đạt được trong ngắn hạn. Tuy nhiên, tôi tin rằng trong trung hạn, chúng ta sẽ cải thiện được vấn đề này và kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển hơn.

Nội dung: Thảo Thu

07/04/2023



Nguồn

Cùng chủ đề

Khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối vươn xa”

Tối 8/11, tại khu vực vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội tổ chức khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Hà Nội...

Giá cà phê xuất khẩu bình quân tăng kỷ lục, 10 tháng Việt Nam thu về 4,6 tỷ USD

Giá cà phê xuất khẩu bình quân của Việt Nam 10 tháng năm 2024 đạt 3.981 USD/tấn, tăng mạnh 57% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ giá tăng đã mang về 4,6 tỷ USD. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt gần 1,2 triệu tấn Theo số liệu thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê tháng 10/2024 ước đạt 50.000 tấn, giá trị đạt 292,7...

Đại Từ (Thái Nguyên) kỳ vọng thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu sinh sản

Nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã phê duyệt Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thực hiện Tiểu Dự án 1, thuộc Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, với tổng kinh phí hơn 2,1 tỷ đồng. Dự án được triển khai nhằm hỗ trợ người dân về con giống, vật...

Bỏ 2 tổ hợp môn xét tuyển đại học năm 2025, Trường đại học Kinh tế – Luật nói gì?

Nhiều thí sinh lo lắng sau khi Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh năm 2025 trong đó có việc cắt giảm 2 tổ hợp môn xét tuyển. Chiều 9-11, Trường đại học...

“Luật Nhà giáo phải thực sự tôn vinh, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy”

Đây là yêu cầu và mong muốn của Tổng Bí thư Tô Lâm trong phát biểu thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo sáng 9/11. Có trò phải có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“1.001 tiện ích” sẵn sàng phục vụ cư dân mua căn hộ Sun Group tại Hà Nam

(Dân trí) - Đô thị Sun Urban City Hà Nam đang chinh phục nhiều khách hàng nhờ "1.001 tiện ích" đáp ứng mọi nhu cầu. Đây là minh chứng cho triết lý lấy con người làm gốc, đặt chất lượng sống của cư dân làm tôn chỉ phát triển mà chủ đầu tư Sun Group theo đuổi. Hệ sinh thái "all in one"Được kiến tạo để trở thành đô thị kiểu mẫu đẳng cấp đầu tiên của Hà Nam, đáp...

Ông Trump thực sự có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine “trong 24 giờ”?

(Dân trí) - Theo giới phân tích quân sự, thật khó để bất kỳ một ai đó, dù có tài giỏi thế nào, có thể giải quyết vấn đề phức tạp như xung đột Ukraine trong một khoảng thời gian ngắn như vậy. Ông Zelensky từng gặp gỡ ông Trump trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9 (Ảnh: Reuters). Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã kết thúc với chiến thắng được truyền thông nước này tuyên bố là thuộc về ứng viên...

“Cò” hô sốt giá chung cư ở Hà Nội, chủ rao suốt 3 tháng không có khách mua

(Dân trí) - Giá chung cư ở Hà Nội được cho là liên tục tăng giá trong thời gian qua, song chủ nhà rao bán ròng rã nhiều tháng vẫn chưa có khách mua. "Sốt" dường như chỉ ở miệng "cò". Chủ nhà ròng rã rao bán vẫn chưa có khách muaThời gian qua, thông tin giá chung cư tại Hà Nội liên tục tăng giá mạnh tràn ngập khắp các nơi khiến nhiều người đang sở hữu cũng muốn...
01:41:05

Gen Z gợi ý những góc check-in đẹp tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

(Dân trí) - Từ kiến trúc hiện đại bên ngoài đến không gian trưng bày ấn tượng phía trong, giới trẻ có nhiều góc chụp ảnh để cho ra đời những tấm hình ưng ý tại điểm check-in hot nhất lúc này. Vừa mở cửa đón khách tham quan từ đầu tháng 11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhanh chóng trở thành điểm đến thu hút giới trẻ. Mỗi ngày, có...

Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump

(Dân trí) - Con trai út Barron đóng góp quan trọng cho chiến dịch tái tranh cử thành công của ông Donald Trump bằng việc lựa chọn những podcast có sức hút đối với cử tri trẻ tuổi. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cùng phu nhân Melania và con trai út Barron trên sân khấu mừng chiến thắng (Ảnh: Getty). Đầu năm nay, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, 78 tuổi, bắt đầu cố gắng thu hút các cử...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Đại Từ (Thái Nguyên) kỳ vọng thoát nghèo nhờ chăn nuôi trâu sinh sản

Nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã phê duyệt Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thực hiện Tiểu Dự án 1, thuộc Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, với tổng kinh phí hơn 2,1 tỷ đồng. Dự án được triển khai nhằm hỗ trợ người dân về con giống, vật...

Ngày hội Thanh niên quốc tế

Kinhtedothi-Ngày hội Thanh niên quốc tế - Vì một thế giới hòa bình là dịp để người trẻ Thủ đô giao lưu, quảng bá văn hóa, du lịch Thăng Long - Hà Nội tới bạn bè quốc tế; thể hiện tinh thần yêu hòa bình, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị của thanh niên, sinh viên Thủ đô. Ngày 9/11, tại Trường Đại học Hà Nội, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Ngày hội Thanh niên quốc tế lần...

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024

(ĐCSVN) - Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm, các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 11 và từ nay đến cuối năm. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên...

Chính thức vận hành thương mại đoạn trên cao metro Nhổn – ga Hà Nội

Sáng 9/11, tại ga S8 - ga Cầu Giấy, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ vận hành thương mại đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội. Đây là dự án đường sắt đô thị đầu tiên do TP Hà Nội làm chủ đầu tư, với tổng chiều dài 13,035km, gồm 12 ga; trong đó có 12,575km tuyến chính và 0,46km đường dẫn và depot. Đoạn đi trên cao...

Công tác dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị

Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024, diễn ra ngày 9/11, tại thành phố Hạ Long.Sáng 9/11, tại Hội trường 2/9 Tp. Pleiku, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV - năm 2024 đã diễn ra phiên trù bị.Sáng 9/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính...

Mới nhất

“Chúng tôi ủng hộ nhưng…”

Câu nói bỏ lửng thể hiện sự băn khoăn của anh Vũ Minh, phụ huynh học sinh Trường...

Chồng giở trò biến thái với phụ nữ rồi bị bắt quả tang, vợ chia sẻ câu chuyện khiến CĐM dậy sóng

Sau khi giở trò biến thái với một cô gái trẻ và bị ghi lại hình ảnh, người chồng đã nổi "như cồn" trên MXH và lập tức bị sa thải ở nơi làm việc. ...

Sẵn sàng bứt phá với Marathon Cà Mau 2024 – Cúp Petrovietnam

Đội Vietsovpetro và tinh thần “Giữ lửa cho tương lai” Đội Vietsovpetro tham gia Giải trên tinh thần “Giữ lửa cho tương lai” và phương châm “Một đội ngũ - Một mục tiêu”. Ông Hoàng Thanh Bình – Trưởng Ban thể thao Công đoàn Vietsovpetro cho biết, Công đoàn đã chủ động triển khai công tác chuẩn bị ngay từ...

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024

(ĐCSVN) - Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm, các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 11 và từ nay đến cuối năm. Tham dự phiên họp có các đồng...

Bài 1: Làng Đại học Đà Nẵng

(ĐCSVN) - Nội dung chủ yếu của Dự án xây dựng khu đô thị Đại học Đà Nẵng là quy hoạch cơ sở này thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, liên ngành… bảo đảm sự gắn kết giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ sự nghiệp...

Mới nhất