Trang chủDestinationsKon TumNâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa

Nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa



29/07/2023 13:19


Năm học 2023 -2024, các khối lớp 4, lớp 8, lớp 11 trên địa bàn tỉnh sẽ học sách giáo khoa mới (Chương trình giáo dục phổ thông 2018). Như vậy, trừ các khối lớp 5, lớp 9 và lớp 12 thì các khối lớp trên địa bàn tỉnh đều đã triển khai học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Với quyết tâm cao, hạn chế đến mức thấp nhất những vướng mắc, bất cập, ngành Giáo dục tỉnh đã có những định hướng cụ thể để việc dạy và học theo sách giáo khoa mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được hiệu quả.

Cũng như muôn vàn những cái mới khác khi mới bắt tay vào bao giờ cũng có nhiều khó khăn, việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cũng vậy, đặc biệt với đặc thù của một tỉnh miền núi, biên giới có hơn 53% là đồng bào DTTS, tỷ lệ hộ nghèo cao như tỉnh ta.

Phải khẳng định rằng, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa” là phù hợp với xu thế của sự phát triển. Nghị quyết 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông quy định: “Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực học sinh; định hướng về phương pháp giáo dục và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học”.








Đảm bảo sự ổn định trong lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa, tạo thuận lợi cho học sinh, phụ huynh. Ảnh: N.P 

 

Đối với tỉnh ta, theo Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT và trên cơ sở thực tế của địa phương, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 134/QĐ-UBND ngày 25/2/2021 về tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Quy trình lựa chọn sách giáo khoa được thực hiện chặt chẽ từ tổ chuyên môn, nhà trường đến Hội đồng cấp tỉnh.

Chuẩn bị cho năm học 2023-2024, để việc lựa chọn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định, từ đầu năm 2023, Sở Giáo dục và đào tạo đã có công văn yêu cầu các đơn vị triển khai nghiên cứu, tìm hiểu sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 đã được Bộ GDĐT phê duyệt. Theo đó, các cơ sở giáo dục phổ thông tôn trọng ý kiến đề xuất lựa chọn sách giáo khoa do tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn; nghiên cứu các đầu sách giáo khoa thuộc danh mục sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt, phân tích, đánh giá về quá trình tổ chức và kết quả đề xuất lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn, sự phù hợp của các đầu sách giáo khoa với địa phương; tổ chức họp, thảo luận, đặc biệt lưu ý đối với các đầu sách giáo khoa có nhiều tổ chuyên môn đề xuất lựa chọn. Dựa vào danh mục sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất và kết quả bỏ phiếu kín của các Hội đồng lựa chọn  sách giáo khoa, UBND  tỉnh đã Phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 4, lớp 8 và lớp 11 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đồng thời chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tiến hành công bố công khai và phổ biến rộng rãi sách giáo khoa được lựa chọn để cha mẹ học sinh biết, trang bị cho học sinh.








Phụ huynh, học sinh mua sách giáo khoa chuẩn bị cho năm học mới. Ảnh: NP

 

Với đề xuất điều chỉnh sách giáo khoa của một số đơn vị: Trường THPT Quang Trung (đề nghị thay đổi sách giáo khoa lớp 10 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2023-2024); Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Đăk Glei (đề nghị thay đổi sách giáo khoa tiếng Anh lớp 6 năm học 2023-2024); Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ngọc Hồi (đề nghị thay đổi sách giáo khoa tiếng Anh lớp 6, lớp 7 năm học 2023 -2024), phải thực hiện đảm bảo theo Thông tư 25/2020-TT-BGDĐT và Quyết định 134/QĐ-UBND.

Theo bà Phạm Thị Trung – Giám đốc Sở GD&ĐT, từ các quy định và thực tiễn cho thấy, vai trò của sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã khác so với sách giáo khoa hiện hành; các sách giáo khoa khác nhau được biên soạn với ngữ liệu, hình ảnh, cấu trúc khác nhau nhưng đều có chung mục tiêu là cụ thể hóa chương trình nhằm đáp ứng yêu cầu cần đạt đối với từng nội dung giáo dục được quy định trong chương trình. Tuy nhiên, mỗi đầu sách giáo khoa được biên soạn theo mạch kiến thức riêng, một cấu trúc riêng, cách tiếp cận riêng về nội dung và phương pháp. Vì vậy, sự thay đổi sẽ khiến giáo viên gặp khó khăn khi phải điều chỉnh một số vấn đề liên quan để tiếp nối mạch nội dung để tổ chức dạy học cho học sinh. Mặt khác, tính tới thời điểm này các đầu sách giáo khoa giáo dục phổ thông chưa sử dụng đủ nhiều, đủ lâu để đánh giá hết hiệu quả và tác động của một đầu sách trong cấp học. Giáo viên và học sinh cần phải có thêm thời gian sử dụng và đánh giá hiệu quả thực sự của bộ sách đã lựa chọn.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng sách giáo khoa, Sở GD&ĐT đã liên tục có các văn bản chỉ đạo, làm việc trực tiếp, tổ chức hội thảo, cử cán bộ quản lý, giáo viên tập huấn về sách giáo khoa mới. Trong đó, yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh và các cơ quan quản lý giáo dục hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn sách giáo khoa và sử dụng sách giáo khoa theo quy định. “Việc lựa chọn và sử dụng sách giáo khoa trong nhà trường cần đảm bảo sự ổn định so với năm học 2022 – 2023, tạo thuận lợi cho học sinh, cha mẹ học sinh; tuyệt đối, không để xảy việc thay đổi các đầu sách mà không đảm bảo quy trình, thiếu công khai, minh bạch, gây xáo trộn, khó khăn cho quá trình trang bị sách giáo khoa của cha mẹ học sinh. Nếu có sự thay đổi, cần đảm bảo sự lãnh đạo của cấp có thẩm quyền trên cơ sở đánh giá những khó khăn, thuận lợi và quy trình đầy đủ” – bà Phạm Thị Trung nhấn mạnh.

Nguyên Phúc





Source link

Cùng chủ đề

Bộ ủng hộ tỉnh Bình Định đầu tư đường băng thứ hai của sân bay Phù Cát

Báo cáo Thủ tướng và Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ Giao thông vận tải bày tỏ ủng hộ việc giao UBND tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện đầu tư đường băng thứ hai của sân bay Phù Cát. Quan điểm trên...

Đồng chí Đặng Khánh Toàn giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Nam Định

(ĐCSVN) - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng mong muốn tân Bí thư Tỉnh ủy Nam Định phát huy truyền thống của địa phương, năng động, sáng tạo; tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đưa Nam Định phát triển nhanh, bền vững; xứng đáng với kỳ vọng của Trung ương, đưa Nam Định vươn lên mạnh mẽ hơn trong kỷ nguyên mới- kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Chiều 13/11, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nam...

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza trước mùa Đông

Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 12/11 khẳng định phải tăng cường viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza, đặc biệt khi mùa Đông đang đến gần, đặc biệt trong bối cảnh nạn đói và bệnh tật ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột kéo dài 13 tháng tại dải đất này.

Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chánh án Tòa án Tối cao Peru

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Peru, sáng 12/11, giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chánh án Tòa án Tối cao Peru Javier Arévalo Vela. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-luong-cuong-hoi-kien-chanh-an-toa-an-toi-cao-peru-post992998.vnp

Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Đoàn công tác tỉnh Lào Cai do ông Lý Seo Vảng - Phó Trưởng Ban cùng công chức Ban Dân tộc và đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai vừa có chuyến công tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Giang.Vượt qua nhiều khó khăn, các địa phương miền núi tỉnh Quảng Ninh đang từng bước chinh phục con đường chuyển đổi số đầy trở ngại. Những thành quả bước...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khmer: Cội nguồn tâm linh và văn hóa

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khmer, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, góp phần hình thành nên những giá trị tinh thần cao đẹp, tạo nên...

Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong những biểu tượng kiến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất của Tây Nguyên. Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman và nhà sàn truyền thống của người Ba Na, ngôi nhà thờ này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Một ngày đi hết các điểm đến mới ở Măng Đen

KON TUM-Thanh Hằng gợi ý các địa điểm mới có khung cảnh thiên nhiên đẹp ở Măng Đen và lịch trình khám phá trong một ngày. Nguyễn Thanh Hằng, 24 tuổi, người Hà Nội, chuyển vào Măng Đen sinh sống và làm việc được 8 tháng. Thời gian ở đây, cô để dành những ngày cuối tuần, tách mình khỏi công việc, khám phá từng ngõ ngách của thị trấn nghỉ mát này. "Nhiều người nói Măng Đen buồn, ít chỗ chơi, quanh...

Mới nhất

‘Đầu tư’ trên mạng, một phụ nữ Nhật bị lừa số tiền kỷ lục hơn 5 triệu USD

Wen Zhuolin, 34 tuổi, tự xưng là giám đốc công ty ở Tokyo, lừa người phụ nữ Nhật Bản tham gia chương trình đầu tư trên ứng dụng nhắn tin Line. ...

Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2024 dự kiến tăng trên 19% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2024 dự kiến tăng trên 19% Theo đánh giá của Sở...

Thuế VAT phân bón: Trăn trở của nông dân miền Tây

Trước đề xuất áp thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% đối với mặt hàng phân bón, nông dân trồng lúa, cây ăn trái ở miền Tây mong muốn cơ quan quản lý nhà nước làm sao giảm giá phân bón để giảm chi phí đầu vào. ...

Bài học đắt giá và hướng giải quyết

Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trong thời gian qua cho thấy vấn đề kiểm soát chất lượng thực phẩm và khâu chế biến vẫn còn nhiều lỗ hổng. Ngộ độc thực phẩm tập thể: Bài học đắt giá và hướng giải quyếtNhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể xảy ra trong thời gian qua...

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Từ ngày 11 đến ngày 13/11/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 50. Đồng chí Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã...

Mới nhất