Trang chủNewsThời sựDiện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm hợp nhất địa...

Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm hợp nhất địa giới hành chính


Ngày 29/5/2008, Quốc hội khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan.

Thủ đô Hà Nội thời điểm được hợp nhất (tháng 8/2008) có diện tích 3.328,89 km2 với dân số 6,2 triệu người, gồm 29 quận, huyện, thị xã và 577 xã, phường, thị trấn.

Qua 15 năm phát triển (từ 2008 – 2023), dân số đến nay (ước tính đến tháng 6/2023) là 8,56 triệu người (gấp 1,37 lần so với thời điểm mới hợp nhất), có 30 quận, huyện, thị xã và 579 xã, phường, thị trấn.

Giữ vững vị trí đầu tàu phát triển kinh tế

Sau 15 thực hiện Nghị quyết số 15, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Về phát triển kinh tế, Thủ đô giữ vị trí đầu tàu và là động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của cả nước.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) giai đoạn 2008 – 2010 (theo quy mô chưa thay đổi) đạt 9,68%/năm. Giai đoạn 2011 – 2022 (theo quy mô GRDP điều chỉnh) GRDP tăng bình quân 6,67%/năm; trong đó, dịch vụ tăng 6,77%; công nghiệp – xây dựng tăng 8,19%; nông nghiệp tăng 2,87%.

Hà Nội luôn duy trì tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 2011 – 2022, GRDP tăng gấp 1,12 lần so với mức tăng chung cả nước.

Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh được cải thiện, năng suất lao động năm 2022 đạt 291,3 triệu đồng/lao động (giá hiện hành), gấp 2,34 lần năm 2011 (124,5 triệu đồng/lao động) và gấp 1,6 lần bình quân cả nước (181,1 triệu đồng/lao động); tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2012 – 2022 đạt 5,24%.

Sự kiện - Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm hợp nhất địa giới hành chính

Bình quân giai đoạn 2011 – 2022, GRDP Hà Nội tăng gấp 1,12 lần so với mức tăng chung cả nước (Ảnh: Hữu Thắng).

Du lịch được chú trọng phát triển, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, được xếp hạng trong nhóm 10 thành phố có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, đứng thứ 15 trong danh sách 25 điểm đến du lịch phổ biến nhất trên thế giới.

Lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng phát triển lành mạnh. Hạ tầng thương mại nội địa được phát triển. Các hình thức thanh toán trên nền tảng công nghệ hiện đại, thương mại điện tử phát triển mạnh; chỉ số thương mại điện tử của Thành phố duy trì vị trí thứ 2 cả nước.

Năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hơn 58 tỷ USD (gấp 1,93 lần so với năm 2008). Lạm phát được kiểm soát tốt; thực hiện quản lý, điều hành hiệu quả giá cả theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; chỉ số giá tiêu dùng giảm từ mức 18% năm 2011 còn 3,4% năm 2022, góp phần quan trọng ổn định tình hình kinh tế vĩ mô cả nước.

Ngành công nghiệp được tích cực cơ cấu lại, tăng tỉ trọng các ngành chế biến, chế tạo và phát triển công nghệ cao. Giai đoạn 2011 – 2022, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 8,19%/năm (cao hơn bình quân chung 6,67%).

Thu ngân sách nhà nước từ 2008 đến nay đều hoàn thành và vượt dự toán thu được Trung ương giao. Giai đoạn 2008 – 2022, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô huy động gần 4,04 triệu tỷ đồng, tăng hàng năm 11,04%.

Thành phố triển khai nhiều giải pháp, đã thu hút mới trên 4.500 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 33 tỷ USD; các doanh nghiệp FDI đã đóng góp trên 10% thu ngân sách, 11% số lao động trong các doanh nghiệp, 11% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội,…

Sự kiện - Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm hợp nhất địa giới hành chính (Hình 2).

Huyện Hoài Đức nhìn từ trên cao sau 15 năm sáp nhập vào Hà Nội (Ảnh: Hữu Thắng).

Bên cạnh đó, xây dựng nông thôn mới đạt kết quả bước đầu quan trọng, diện mạo nông thôn đổi mới một cách rõ rệt. Đến nay, đã có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới; 382/382 (100%) xã đạt chuẩn nông thôn mới; đã có 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Về phát triển văn hóa, xã hội, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong nước hoàn thành tổng kiểm kê, đánh giá, phân loại di tích và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể với 5.922 di tích và 1.793 di sản văn hóa phi vật thể.

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật được tập trung đầu tư xây dựng, quản lý đô thị, bảo vệ môi trường được tăng cường. Hiện nay, Thành phố đang nhanh tiến độ thực hiện lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065…

Tình hình chính trị ổn định, an ninh – quốc phòng được tăng cường. Bên cạnh đó, công tác đối ngoại và hợp tác phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng. Đến nay, Hà Nội có quan hệ hữu nghị, hợp tác với hơn 100 thủ đô, thành phố, vùng địa phương trên thế giới.

Giai đoạn 2011 – 2022, Hà Nội đã ký kết 83 thỏa thuận quốc tế. Hàng năm, lãnh đạo Thành phố đã tiếp xúc, làm việc với trên 200 đoàn khách, đối tác quốc tế; duy trì hoạt động giao lưu, trao đổi đoàn các cấp…

Định hướng phát triển Thủ đô

Về nhiệm vụ trọng tâm những năm tiếp theo, Hà Nội quán triệt, thống nhất nhận thức, đổi mới tư duy xây dựng và phát triển trở thành Thủ đô “Xanh – Văn hiến – Thông minh – Hiện đại”.

Tạo sự thống nhất cao trong nhận thức về vai trò, vị trí và trách nhiệm của Thủ đô, trái tim của cả nước, trung tâm đầu não chính trị – hành chính quốc gia; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; trung tâm, động lực phát triển của vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Sự kiện - Diện mạo Thủ đô Hà Nội sau 15 năm hợp nhất địa giới hành chính (Hình 3).

Hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội đang được tích cực đẩy mạnh hoàn thiện (Ảnh: Hữu Thắng).

Thứ hai, xây dựng, hoàn thành cơ chế, chính sách định hướng phát triển Thủ đô. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, đơn vị liên quan thực hiện tổng kết, đánh giá kết quả thi hành Luật Thủ đô năm 2012 và báo cáo Trung ương xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô.

Hoàn thành Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065.

Thứ ba, tiếp tục phát huy vị trí là một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước; huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về văn hóa, khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực, đất đai, tài sản công cùng các tiềm năng, lợi thế khác để phát triển kinh tế nhanh, bền vững.

Thứ tư, phát triển sự nghiệp văn hoá – xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, đảm bảo an sinh, phúc lợi xã hội.

Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng chiến lược và có kế hoạch cụ thể để trọng dụng nhân tài. Phấn đấu hoàn thành 100% trường học đạt chuẩn quốc gia trước năm 2030, trong đó phấn đấu có khoảng 50% trường đạt chuẩn cấp độ 2.

Xây dựng hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, đến năm 2030 ngang bằng và có khả năng cạnh tranh với các nước tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực tiếp cận các nước phát triển trên thế giới.

Thứ năm, hoàn thành và triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội (điều chỉnh) đến năm 2045 và tầm nhìn đến năm 2065 sau khi được phê duyệt.

Phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đường Vành đai 4 và xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2027. Đầu tư, xây dựng phát triển đô thị, hoàn chỉnh mô hình cấu trúc phát triển Thủ đô.

Thứ sáu, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ Thành phố ngày càng vững chắc.

Thứ bảy, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng, các danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”, để bản sắc Hà Nội trở thành nguồn lực quý giá, tạo lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy sự thịnh vượng, nâng cao uy tín, vị thế Thủ đô.





Nguồn

Cùng chủ đề

Triển lãm Ký ức và niềm tin

(CLO) Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp Câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức khai mạc triển lãm “Ký ức và Niềm tin". Sự kiện trưng bày gần 200 hiện vật lịch sử giúp công chúng cảm nhận sâu sắc hơn về...

Phở Hà Nội – Tinh hoa ẩm thực Việt

Phở - món ăn đậm quốc hồn quốc túy của Việt Nam đã có mặt ở 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ những gánh phở thời tản cư, thời bao cấp, rồi hội nhập, câu chuyện của phở không chỉ dừng lại ở một món ăn mà nó là câu chuyện về việc lưu giữ tinh hoa ẩm thực Việt. Nhân ngày của phở mời quí vị cùng chúng tôi trải nghiệm chuỗi cửa hàng Phở sạch nổi tiếng...

Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050....

Phim GODZILLA -1.0 mở màn Liên hoan phim Nhật Bản 2024 tại Việt Nam

(Tổ Quốc) - Phim mở màn cho Liên hoan phim Nhật Bản 2024 là bom tấn "Godzilla -1.0" lần đầu công chiếu trên màn ảnh rộng Việt Nam. Đây là bộ phim khoa học viễn tưởng mang tính biểu tượng của Nhật Bản về loài quái vật Godzilla. ...

Lan tỏa để trở thành nét văn hóa tiêu biểu

Phong trào ‘Người tốt-việc tốt’ đã lan tỏa mạnh mẽ, trở thành nét văn hóa tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội, góp phần xây dựng hình ảnh thành phố văn minh, lịch sự. Cách đây 76 năm (ngày 11/6/1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi Thi đua ái quốc", chính thức phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Từ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá phiên chợ nông sản OCOP của Tp.Bảo Lộc

Tp.Bảo Lộc tổ chức Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP để chào mừng Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, đồng thời giới thiệu và quảng bá các sản phẩm đặc trưng của Thành phố đến du khách. Ngày 13/12, tại đường 28 tháng 3, UBND Tp.Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đã tổ chức khai mạc Phố đêm - Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP của địa phương. Dự lễ khai mạc có đại...

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất. Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, thông qua Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP), ngày càng có nhiều sản phẩm, đặc sản, nông sản, ngành nghề nông thôn được khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương. Thông tin trên báo Sài Gòn Giải Phóng,...

Quảng Ninh: Phát triển 393 sản phẩm OCOP đạt từ 3 – 5 sao

393 sản phẩm OCOP 100% được ngành chức năng tỉnh Quảng Ninh cấp mã vạch và QR code cũng như đưa lên sàn thương mại điện tử. Qua đó, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ cho các chủ thể OCOP. Ngày 6/8, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp trực tuyến sơ kết đánh giá tình hình thực hiện "Chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh" 7 tháng và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024. Quang cảnh cuộc họp...

Hải Phòng: Đưa loài cá “bình dân” thành sản phẩm OCOP nổi tiếng

Qua hơn 10 công đoạn với thời gian kho kéo dài hơn 10 tiếng, sản phẩm cá mòi kho của huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, trở thành đặc sản được biết đến gần xa và là quà biếu quý mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Một sớm giữa tháng 11/2024, tại cơ sở cá mòi kho Thái Tín ở thôn 4, xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Tp.Hải Phòng, quang cảnh bận rộn, tấp nập. Gần 10 lao động luôn...

Truyền thông điệp về một Việt Nam hạnh phúc, văn minh, hùng cường

Các tác phẩm tham dự cuộc thi góp phần quảng bá hình ảnh đất nước con người, truyền thống văn hóa cao đẹp của dân tộc Việt Nam đến với cộng đồng quốc tế. Hơn 10.300 tác phẩm tham dự Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024". Đây là năm...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Cùng chuyên mục

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hiện thực 'giấc mơ' taxi bay, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa ra một chiến lược đầu tư cụ thể, bài bản, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Mới đây Ủy ban nhân dân Bình Định đề xuất đề án thí điểm taxi bay trên địa bàn tỉnh đã thu hút sự quan tâm trở lại với loại hình vận tải mới này. Taxi bay eVTOL (electric vertical take...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại huyện Bác Ái

Ngày 19/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Bác Ái. Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái làm việc với Đoàn giám sát. Cùng dự buổi làm việc có đại diện các...

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 5 BCĐ tổng kết thực hiện NQ số 18-NQ/TW

Kinhtedothi - Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thành viên Ban Chỉ đạo. Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo và thảo luận, cho ý...

Xây dựng mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại

Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. ...

Dự báo thời tiết 20/12/2024: Miền Bắc nhiệt độ giảm sâu, sương mù dày buổi sáng

Dự báo thời tiết 20/12/2024, miền Bắc giảm khoảng 3 độ so với ngày 19/12. Sương mù dày đặc vào buổi sáng sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn và giao thông. Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/12, nhiệt độ ở miền Bắc giảm so với ngày 19/12. Nhiệt độ Hà Nội thấp nhất được dự báo chỉ còn 10-13 độ, giảm 3 độ so với ngày 19/12. Sáng sớm, những...

Mới nhất

Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán, nhưng lại khó kiểm soát, các tác nhân CBRN không chỉ đe dọa sức khỏe con người, cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến môi trường. Hiểm họa từ CBRN Theo ông Bùi Thế Nghị - Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hoá chất - Cục Hoá...

Điện Quang báo lỗ, ông Hồ Quỳnh Hưng không còn là người đại diện pháp luật

Ông Hồ Quỳnh Hưng, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện Quang, không còn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này. Người thay thế là ông Trần Quốc Toản. ...

Từng bước đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 19/12/2024 phê duyệt Đề án Hội...

Tháo gỡ khó khăn trong việc tổ chức thực hiện giáo dục quyền con người tại cơ sở giáo dục mầm non

NDO - Giáo dục quyền con người là chìa khoá để góp phần nâng cao nhận thức xã hội, giúp ngăn ngừa, hạn chế vi phạm quyền, bảo đảm mỗi cá nhân biết tự bảo vệ quyền của mình và biết tôn trọng phẩm giá, quyền và tự do của người khác; trong đó có cán bộ...

Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 quảng bá vẻ đẹp của Hà Nội

(Dân trí) - Trong MV "Hoàn Kiếm", Đinh Xuân Đạt hóa thân thành chàng trai trẻ từ phương xa đến, lang thang khắp phố phường, thu vào ống kính những hình ảnh đẹp, đầy tự hào của Hà Nội. Ngày 19/12, Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 Đinh Xuân Đạt ra mắt MV đầu tay, Hoàn Kiếm (sáng...

Mới nhất