Trang chủDestinationsThanh HóaHoàng Bồng và niềm đam mê dành trọn cho chèo

Hoàng Bồng và niềm đam mê dành trọn cho chèo


Hơn 70 năm gắn bó với nghệ thuật chèo, tự sáng tác, đạo diễn, kiêm diễn viên của hàng trăm vở diễn, chèo với Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Hoàng Bồng đã gắn bó thân thiết như hơi thở cuộc sống. Bởi thế mà, dù đã ở tuổi 82, nghệ nhân vẫn có thể thả một làn điệu chèo mượt mà, sáng tác nhiều vở chèo hay, xúc động.

Hoàng Bồng và niềm đam mê dành trọn cho chèoỞ tuổi 82, NNƯT Hoàng Bồng vẫn miệt mài sáng tác chèo. Ảnh: Vân Anh

Ngôi nhà nhỏ của nghệ nhân Hoàng Bồng nằm nép mình trong con ngõ số 8 đường Đỗ Hành, phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa). Khi chúng tôi đến thăm, nghệ nhân vẫn đang miệt mài sáng tác trích đoạn chèo mới cho đội văn nghệ của phường.

NNƯT Hoàng Bồng đến với chèo từ khi còn nhỏ, mặc dù gia đình không có ai theo môn nghệ thuật truyền thống này. Thuở đó, chàng thiếu niên Hoàng Bồng thường cùng các bạn xem hát chèo ở sân làng Đại An (xã Hoằng Sơn, Hoằng Hóa). Chính những làn điệu chèo trầm bổng, da diết đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chàng trai trẻ. Để rồi sau mỗi lần xem, Hoàng Bồng tự ghi nhớ các làn điệu, lời hát và diễn lại, có những làn điệu được ghi nhớ khi nghe trên đài radio. Qua thời gian, cùng với sự chỉ dạy của nhiều người, Hoàng Bồng nắm vững hầu hết các làn điệu chèo, một số kỹ thuật hát và biểu diễn như phát âm, nhả chữ, luyến láy, nhịp phách, múa cơ bản theo tính cách nhân vật chèo và những làn điệu trong các vở chèo cổ. Cùng với vẻ ngoài điển trai, Hoàng Bồng trở thành nhân tố “cứng” trong đội văn nghệ làng, là diễn viên được quần chúng yêu thích.

Khi trưởng thành, theo lời khuyên của mọi người, Hoàng Bồng đi học trường sư phạm với ý định trở thành nhà giáo nhưng cái duyên chèo cứ quấn lấy, khiến ông phải nghỉ ngang để đi theo đam mê thực sự. Cứ thế, chèo và ông song hành trên mọi nẻo đường và theo ông trên cả bước đường quân ngũ. Với năng khiếu nghệ thuật thiên phú, nhiệt huyết tuổi trẻ và khả năng đạo diễn, Hoàng Bồng luôn được tín nhiệm bầu làm đội trưởng đội văn nghệ của đơn vị, phát triển phong trào văn nghệ quần chúng. Trong đó, giai đoạn 1965 khi ông tái ngũ về Trung đoàn 57, Sư đoàn 304 đóng quân ở thị xã Bỉm Sơn, với vai trò đội trưởng đội văn nghệ, Hoàng Bồng cùng với đồng đội Lê Soái đồng sáng tác nhiều vở chèo như “Chiếc mũ nan”, “Đan lưới”, “Trở về đảo”, vở kịch nói “Những người trên đảo”… Những vở chèo không những thể hiện tình yêu Tổ quốc sâu sắc mà còn khắc họa nên hình ảnh người chiến sĩ kiên trung, bất khuất, sẵn sàng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, thể hiện ý chí kiên cường của những người lính Cụ Hồ. Bên cạnh đó, diễn xuất của Hoàng Bồng khiến các vở diễn càng thêm xúc động, ấn tượng. Ông nhiều lần được chọn đi biểu diễn cho các phái đoàn, lãnh đạo cấp cao.

Với mỗi vai diễn, nghệ nhân Hoàng Bồng đều có cách “vào” riêng để thể hiện đúng chất nhân vật mà vẫn mang nét riêng của mình. Để vào vai Thúy Kiều trong hoạt cảnh chèo “Thúy Kiều bán mình chuộc cha”, ông đã phải tìm hiểu nhân vật, học thuộc hàng trăm câu Kiều, đồng thời tìm hiểu sự nghiệp và cuộc đời đại thi hào Nguyễn Du. Đóng vai Thạch Sanh trong vở chèo “Thạch Sanh” ông thể hiện chất phóng khoáng, gan dạ trong từng câu hát, cử chỉ cùng ánh nhìn mạnh mẽ… Nhưng theo Hoàng Bồng, vai diễn ông thích nhất, cũng là vai diễn để đời chính là Nguyễn Viết Xuân trong vở chèo cùng tên. Đến nay, nghệ nhân vẫn nhớ như in từng lời hát, phân cảnh của vở diễn. Vừa kể lại vở diễn, nghệ nhân vừa cất lên những làn điệu và ở những phân cảnh xúc động chúng tôi nhận thấy đôi mắt ông lại ngấn lệ. “Có rất nhiều phân cảnh xúc động như đoạn anh hùng Nguyễn Viết Xuân từ biệt vợ để trở lại chiến trường, cảnh lúc Nguyễn Viết Xuân hy sinh… Cảm xúc lúc ấy chân thật đến nỗi những diễn viên đóng vai quần chúng, đồng nghiệp và khán giả đều khóc. Vai diễn này của tôi đã để lại ấn tượng sâu sắc với khán giả, có những người sau nhiều năm gặp lại vẫn còn nhớ. Đây là điều hạnh phúc nhất của một diễn viên bởi trong cuộc đời làm nghệ thuật mà có những vai diễn khắc sâu trong lòng khán giả thì đó là thành công lớn nhất”, NNƯT Hoàng Bồng chia sẻ.

Trong suốt những năm binh nghiệp của mình, chèo vẫn luôn gắn bó với nghệ nhân như một người bạn tri kỷ. Nghệ nhân đã cùng với “bạn” của mình vừa cầm súng vừa cất cao tiếng hát, vừa tiêu diệt kẻ thù vừa mang đến niềm vui cho đồng đội.

Năm 1980, do hoàn cảnh gia đình, ông được cấp trên điều động về công tác tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa, với chức vụ chính trị viên kiêm đội trưởng đội văn nghệ đơn vị. Ông tiếp tục cống hiến và phát triển phong trào văn nghệ của đơn vị đi lên trong 10 năm thì nghỉ hưu.

Khi đã nghỉ hưu, nghệ nhân có thời gian nghiên cứu, sưu tầm và làm sống lại nhiều làn chèo cổ đang dần bị mai một. Đến thời điểm hiện tại, ông có thể hát được khoảng 100 làn điệu chèo cổ và chèo cải biên. Đặc biệt, ông vẫn tiếp tục sáng tác nhiều vở chèo gắn với các ngày lễ lớn của tỉnh, đất nước như: hoạt cảnh chèo “Thăm lại Hạc Thành” được diễn trong dịp TP Thanh Hóa kỷ niệm 200 năm đô thị tỉnh lỵ Thanh Hóa (1804-2004), 10 năm thành lập TP Thanh Hóa (1994-2004). Vở chèo “Tình người Nam Ngạn” đạt Giải Nhất tại Hội diễn văn nghệ quần chúng toàn tỉnh. Vở chèo “Niềm vui đón Bác” nhân dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa (20-2-1947 – 20-2-2012), được diễn ngay tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh… Ngoài ra, ông còn sáng tác lời mới cho làn điệu dân ca và nhạc cổ truyền về phòng, chống thiên tai do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, thường xuyên biên đạo các hoạt cảnh chèo cho đội văn nghệ phường.

Điểm đặc trưng trong những sáng tác chèo của NNƯT Hoàng Bồng xuyên suốt từ thời chiến đến khi hòa bình lập lại là tình yêu quê hương, đất nước. Ở thời chiến đó là vẻ đẹp của sự hy sinh, của quyết tâm giành độc lập cho dân tộc; còn trong thời bình, những sáng tác của ông ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và những đổi thay tích cực trên quê hương.

Với những người trẻ muốn học chèo, NNƯT Hoàng Bồng luôn sẵn sàng truyền dạy. Mong muốn của ông là ngày càng nhiều người biết đến các môn nghệ thuật truyền thống, để những ngày hội của phường tiếp tục vang lên tiếng mõ, tiếng trống chầu, làn điệu chèo… “Đó là niềm hạnh phúc nhất của tôi và những nghệ nhân nhân gian như tôi”, NNƯT Hoàng Bồng chia sẻ.

Vân Anh



Nguồn

Cùng chủ đề

Trực tiếp Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

https://www.youtube.com/watch?v=hX6489m_Ij8 Sáng 10/10, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (số 1 Đại lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải...

Hà Nội khát vọng bứt phá

Tinh thần, quyết tâm cho chiến thắng vẫn luôn là mạch nguồn sức mạnh cho Hà Nội vượt qua mọi gian nan, thử thách, tạo những bước đột phá lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, đô thị, văn hóa, an sinh..., giúp định hình một Thủ đô văn minh, hiện đại, Thành phố thông minh, năng động và hội nhập. 70 năm qua là khoảng thời gian không dài so với hàng nghìn năm lịch sử...

“Hà Nội trong tôi” – Dấu ấn hành trình 70 năm vươn lên và phát triển

Nhắc đến ký ức về hình ảnh Hà Nội những năm thập niên 70, Nghệ sỹ nhiếp ảnh Trịnh Hải, Nguyên phóng viên ảnh báo Nhân Dân luôn thấy may mắn khi kịp thời lưu lại những khoảnh khắc vô giá trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của người dân thủ đô. Ở tuổi 92, nghệ sỹ vẫn nhớ rõ hoàn cảnh khi thực hiện các bức ảnh đen trắng được giới thiệu tại triển lãm ảnh“Hà Nội trong...

Những khoảnh khắc 70 năm ‘Hà Nội trong tôi’

80 bức ảnh cùng những thước phim tư liệu ghi lại thời khắc lịch sử, các cột mốc đáng nhớ và thành tựu rực rỡ của Hà Nội sau 70 năm giải phóng được trưng bày tại Triển lãm ảnh "Hà Nội trong tôi" ở khuôn viên Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Triển lãm ảnh Hà Nội trong tôi lần thứ 19 - năm 2024 được chia làm 3 phần. Phần 1: Hà Nội - Thủ đô anh hùng; Phần 2: Hà Nội...

Hành Trình Nghệ Thuật Chèo Việt Nam Từ Sân Khấu Truyền Thống Đến Cách Tân Hiện Đại

Trong dòng chảy văn hóa nghệ thuật Việt Nam, chèo là một loại hình sân khấu truyền thống đã gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người dân từ bao đời nay. Sinh ra từ lòng đất Bắc, chèo mang trong mình những giá trị văn hóa đặc sắc, là tiếng nói, là tâm hồn của người dân quê qua những câu chuyện dân gian, những bài học đạo lý. Qua thời gian, nghệ thuật chèo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thưởng thức gì trong đêm pháo hoa thứ hai của DIFF 2024 vào 15/6 này?

Với chủ đề “Made of Nature Wisdom - Tuyệt tác thiên nhiên”, đêm thi đấu thứ hai của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024 hứa hẹn một trận đấu ánh sáng nghẹt thở giữa tân binh Mỹ và cựu vương Ý vào 20h tối 15/6. DIFF 2024 thắp sáng màn trời Đà Nẵng bằng đêm khai mạc đầy cảm xúc. Màn đối đầu giữa cựu vương và tân binh Sau đêm khai mạc vỡ òa cảm xúc, hàng...
10:45:23

Pù luông, Bá Thước – Điểm đến yêu thích của du khách quốc tế

Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 130 km, khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông, huyện Bá Thước đang trở thành điểm đến yêu thích của khách quốc tế. Nguyên nhân không chỉ bởi nơi đây có khí hậu trong lành, thiên nhiên kỳ vĩ, mà còn sở hữu những điểm khác biệt không phải nơi nào cũng có được. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=1tgQtDszr-w

 David Beckham đã mở đường cho các “viện dưỡng lão” bóng đá như thế nào?

Lionel Messi cùng hàng loạt các ngôi sao khác đã, đang và sẽ chuyển đến các giải đấu như MLS, giải VĐQG Ả Rập Saudi hay thậm chí là Australia. Vậy, có bao giờ chúng ta tự hỏi tự bao giờ và làm thế nào các giải đấu này trở thành các "viện dưỡng lão" của bóng đá Châu Âu? Liệu đây có phải là những phương án duy nhất để "dưỡng già" với các cầu thủ ở...

“Chất thép” người chiến sĩ cảnh sát cơ động

Dũng cảm, kiên cường, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, lực lượng cảnh sát cơ động (CSCĐ) luôn là mũi nhọn trong giải quyết có hiệu quả các điểm nóng về an ninh - trật tự, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nhân 78 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân Việt Nam (19/8/1945- 19/8/2023), Báo Thanh Hóa xin giới thiệu chùm ảnh chiến sỹ CSCĐ hăng say...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Uống nước nhớ nguồn”

Hướng tới kỷ niệm 78 năm ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19-8-1945 - 19-8-2023) và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2023), tối 16-8, Đoàn Nghệ thuật 19-5 thuộc Trung ương Hội Người Cao tuổi Việt Nam phối hợp với Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”.Chương trình được bắt đầu với ca khúc “Tiếng hát giữa rừng Pác Bó”.Đông đảo...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Tìm hiểu về cuộc sống ngư dân làng chài ven biển Thanh Hóa

Với 2 km đường bờ biển nằm trong dải bờ biển 12 km của Khu du lịch biển Hải Tiến, xã Hoằng Thanh vốn là nơi sinh sống lâu đời của cư dân vùng biển. Hiện nay, cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng bà con nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét bản sắc độc đáo của cư dân làng biển. Xã Hoằng Thanh có 7 thôn, trong đó có 4 thôn ven bờ biển (gồm...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

Chư Păh (Gia Lai): Những hạt nhân tích cực trong vùng đồng bào DTTS

Đến nay, diện mạo nông thôn, làng trên địa bàn huyện Chư Păh đã có nhiều thay đổi tích cực. Toàn huyện hiện có 4 xã và 3 làng đạt chuẩn nông thôn mới. Các tuyến đường liên xã, liên thôn, làng đường nội đồng được đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp. Thu nhập bình...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản

Nhằm kiến tạo tương lai phát triển tự cường và bền vững, tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa, thiên tai, Thủ...

Quốc lộ 51 qua Đồng Nai, Bà Rịa

Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất sửa chữa đột xuất Quốc lộ 51 Tổng kinh phí cần thiết để tiến hành sửa chữa đột xuất các vị trí xung yếu đoạn Km1+800 – Km43+190, Quốc lộ 51 để đảm bảo an toàn giao thông là 51,6 tỷ đồng. ...

Long An phấn đấu đảm bảo nhu cầu về nhà ở xã hội

Giải quyết nhà ở xã hội, nhất là nhà ở dành cho công nhân được tỉnh Long An xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhu cầu cao về nhà ở Theo Ban Quản lý khu kinh...

Mới nhất