Trang chủDestinationsCần ThơNỗi ám ảnh mang tên bom chùm

Nỗi ám ảnh mang tên bom chùm


MAI QUYÊN

Sau quyết định của Mỹ cung cấp bom chùm cho Ukraine và tuyên bố từ Nga về hành động đáp trả tương tự, dư luận thế giới lo ngại về những hậu quả thảm khốc mới mang tên bom chùm mà lịch sử đã bao lần chứng kiến.

Máy bay ném bom Rockwell B-1 Lancer của Mỹ thả bom chùm trong cuộc tập trận năm 2020. Ảnh: AFP

Theo CNN, bom chùm có dạng giống bom thông thường nhưng bên trong chứa hàng chục đến hàng trăm quả đạn nhỏ. Trong khi bom chùm có thể thả từ máy bay, thì đạn chùm được phóng từ pháo, súng hải quân hoặc các giàn phóng tên lửa. Ở độ cao nhất định, quả bom lớn sẽ tách ra và rải đạn con bên trong lên một khu vực rộng.

Ðạn con được thiết kế với ngòi hẹn giờ, tùy khu vực mà chúng sẽ phát nổ khi đến gần mục tiêu hoặc chạm đất, bắn ra nhiều mảnh đạn nhỏ tiêu diệt lực lượng bộ binh đối thủ hoặc phá hủy các phương tiện bọc thép như xe tăng.

Nỗi đau bom chùm

Theo tờ Independent, bom chùm có lịch sử khá lâu đời với những đợt triển khai đầu tiên được ghi nhận trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Một số cuộc xung đột giai đoạn này có sự xuất hiện của bom chùm là mặt trận Kursk năm 1943 khi Hồng quân Liên Xô phóng bom chùm nhắm vào phát xít Ðức. Cùng năm, quân Ðức rải 1.000 quả bom SD-2 (phiên bản đời đầu của bom chùm hay còn gọi là bom bươm bướm) xuống Grimsby, thành phố cảng phía Ðông Bắc nước Anh.

Với lực sát thương trên diện rộng hiệu quả hơn đạn pháo riêng lẻ, những quả bom chùm sau đó được sử dụng xuyên suốt trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mỹ đã thả 413.130 tấn bom hoặc đạn chùm xuống Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1973. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ cũng thả khoảng 270 triệu quả bom bi xuống Lào, trong đó có tới 30% không phát nổ. Lào bị ô nhiễm bởi khoảng 80 triệu quả bom hoặc đạn con, ảnh hưởng trên tất cả 17 tỉnh và gây ra 300 thương vong mỗi năm. Khi tiến hành chiến dịch quân sự ở Afghanistan vào năm 2001, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết Lầu Năm Góc coi bom chùm là một phần không thể thiếu và trong 3 năm đầu tiên của cuộc xung đột, HRW ước tính liên minh do Mỹ lãnh đạo đã thả hơn 1.500 quả bom chùm xuống quốc gia Trung Á. Lần cuối cùng Mỹ sử dụng bom chùm là trong chiến dịch ở Iraq vào năm 2003. Tính đến nay, đã có hơn 20 quốc gia sử dụng bom chùm trong các cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh ở hơn 35 nước khác.

Liên Xô trong giai đoạn 1979-1989 cũng từng sử dụng rất nhiều bom chùm trong cuộc chiến ở Afghanistan, sau đó là Nga trong chiến tranh Chechnya lần thứ nhất (1994-1996). Một số đợt tấn công quân sự khác có sử dụng bom chùm trên thế giới bao gồm chiến tranh Ðông Dương giữa Ấn Ðộ và Trung Quốc, cuộc chiến ở các đảo Falkland giữa Anh và Argentina, chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, cuộc xung đột Eritrea – Ethiopia hay xung đột Kosovo. Trong cuộc chiến kéo dài một tháng hồi năm 2006 với Hezbollah, HRW và Liên Hiệp Quốc (LHQ) cáo buộc Israel bắn tới 4 triệu quả bom chùm vào Lebanon, đe dọa dân thường quốc gia Trung Ðông này cho đến ngày nay. Liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu ở Yemen cũng bị chỉ trích vì sử dụng bom chùm trong chiến dịch quân sự nhắm vào phiến quân Houthi. Năm 2017, LHQ cho biết Yemen là quốc gia có nguy cơ tử vong cao thứ 2 do bom chùm sau Syria – quốc gia vẫn đang trong cuộc nội chiến kéo dài từ năm 2011.

Hậu quả kéo dài

Theo các chuyên gia vũ khí, bom chùm có khả năng gây sát thương cao trên phạm vi rộng nhưng tỷ lệ rơi ngoài mục tiêu và không phát nổ khi va chạm cũng không thấp (40%). Ðiều này đồng nghĩa hàng ngàn quả bom nhỏ chưa nổ vẫn tiếp tục tồn lại, gây thương tích hoặc khiến dân thường thiệt mạng trong nhiều thập kỷ sau chiến tranh. “Di sản của bom chùm là sự đau khổ, chết chóc và tốn kém cho các thế hệ để dọn dẹp sau khi sử dụng chúng” – Hạ nghị sĩ Mỹ Betty McCollum cho biết trong một tuyên bố phản đối Nhà Trắng cung cấp bom chùm cho Ukraine.

Dẫn một nghiên cứu năm 2006 của tổ chức Handicap International, tờ Washington Post cho biết 98% tỷ lệ thương vong do bom chùm được ghi nhận là thường dân. Ước tính, loại vũ khí này đã gây ra ít nhất 55.000 thương vong cho những người không tham chiến kể từ những năm 1960. Bên cạnh thiệt hại về người, Hạ nghị sĩ Joaquin Castro của Ủy ban Ðối ngoại Hạ viện Mỹ cho biết việc phải chi hàng triệu USD để thu dọn những thiệt hại trong hàng chục năm sau đó là một bài học đủ để thế giới từ bỏ bom chùm. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, nước này đã chi hơn 4,6 tỉ USD để giúp các quốc gia khác rà phá bom mìn và các vật liệu chưa nổ khác kể từ năm 1993. Chỉ riêng trong năm tài chính 2022, Washington đã hỗ trợ trên 376 triệu USD cho các hoạt động phá hủy vũ khí thông thường ở hơn 65 quốc gia và khu vực.

Bản thân việc sử dụng bom chùm không vi phạm luật pháp quốc tế, nhưng dùng chúng để chống lại thường dân có thể là một hành vi vi phạm. Trước những tàn dư nguy hiểm, một công ước cấm sử dụng bom chùm đã ra đời và được thống nhất vào tháng 5-2008 tại Ireland. Công ước nhanh chóng được ký kết vào tháng 12 cùng năm tại Na Uy và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8-2010. Theo công ước, các quốc gia không sử dụng, phát triển, sản xuất, tàng trữ, mua hoặc chuyển giao bom chùm cho nước khác; đồng thời cam kết thu dọn tàn dư sau khi đã sử dụng.

Ðến nay có 122 quốc gia phê chuẩn công ước trên, nhưng 3 nước trong tâm điểm tranh cãi hiện giờ là Mỹ, Nga và Ukraine chưa ký kết. Ðiều đáng lo ngại là tới nay, có 16 quốc gia vẫn sản xuất bom, đạn chùm và chưa cam kết không sản xuất chúng trong tương lai, trong đó có Mỹ, Nga và Ukraine.

Theo Hãng tin Reuters, Mỹ đã bắt đầu gửi cho Ukraine loại Ðạn pháo cải tiến có chức năng kép  (DPICM) hay còn gọi là bom chùm bắn từ lựu pháo 155mm. Tùy phiên bản mà một quả DPICM sẽ chứa khoảng 72 đến 88 đạn con bên trong, có khả năng xuyên giáp và đặc biệt hiệu quả khi đối đầu với bộ binh trên phạm vi 30.000m2, tùy vào độ cao các quả đạn nhỏ được rải ra.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu khẳng định quân đội nước này sẽ sử dụng vũ khí tương tự trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Thậm chí, ông Shoigu cho biết lượng lớn bom chùm sẵn sàng hoạt động của Nga còn hiệu quả hơn nhiều so với loại bom Lầu Năm Góc cấp cho Kiev.




Nguy cơ trận chiến bom chùm


Trong các cuộc chiến tranh trước đây, các cường quốc quân sự thường sử dụng bom chùm hòng sớm hủy diệt trận địa đối phương. Tuy nhiên, chiến trường tại Ukraine đang có nguy cơ trở thành trận chiến bom chùm từ kho vũ khí dự trữ của hai siêu cường quân sự hàng đầu thế giới Nga – Mỹ.


Hiện Ukraine đã nhận được những quả bom chùm đầu tiên do Mỹ viện trợ, đánh dấu giai đoạn leo thang mới trong cuộc chiến với Nga. Loại bom chùm mà Mỹ cung cấp cho Ukraine là Ðạn pháo cải tiến có chức năng kép (DPICM). Hiện Mỹ được cho còn tồn kho đến 3 triệu đạn DPICM.


Loại bom chùm này sẽ giúp quân đội Ukraine nâng cao hiệu quả các cuộc phản công hiện tại, bởi  nó được cho phù hợp để hỗ trợ quân đội Ukraine tăng cường cả năng lực tấn công lẫn phòng thủ.


Về phương diện phòng thủ, bom chùm cũng giúp phía Ukraine chống lại các cuộc tấn công bộ binh liên hoàn với số lượng áp đảo mà lực lượng Nga đã từng sử dụng ở trận địa khốc liệt Bakhmut.


Một lượt bắn đạn DPICM với tầm bao phủ rộng gia tăng sát thương đáng kể. Do đó, việc cung cấp đạn DPICM đồng nghĩa với lực lượng pháo binh Ukraine sẽ bắn một số đạn ít hơn nhằm vào nhóm mục tiêu cụ thể, cho phép nước này duy trì dự trữ đạn pháo và tuổi thọ nòng súng của hệ thống lựu pháo 155mm lâu hơn.


Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Mỹ cung cấp bom chùm cho Ukraine do nước này thiếu đạn pháo. “Quân đội Ukraine đang tiêu tốn tới 5.000-6.000 quả đạn cỡ 155mm mỗi ngày, trong khi Mỹ sản xuất 15.000 quả mỗi tháng. Châu Âu thì không có đủ đạn. Vì vậy, họ không tìm thấy điều gì tốt hơn là đề xuất sử dụng bom, đạn chùm”, ông Putin cho biết, đồng thời nhấn mạnh Nga có đủ lượng dự trữ các loại đạn, bom chùm riêng và có quyền sử dụng chúng cho “hành động ăn miếng trả miếng”. Năm 2011, Nga thừa nhận nước này có lượng dự trữ bom chùm tương đương Mỹ, tức khoảng 5,5 triệu quả các loại.


ĐỨC TRUNG (Tổng hợp)

 



Source link

Cùng chủ đề

Chiến thắng với dự án vì người khiếm thính

Với dự án “Sign by Sign”, hệ thống ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ giao tiếp cho người khiếm thính, đội ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội đã giành ngôi Quán quân Sinh viên thế...

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện. Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởiSở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc...

Bất ngờ với giọng hát của ’Người đẹp Tây Đô’ Việt Trinh

Diễn viên Việt Trinh khoe giọng hát mộc mạc với ca khúc “Tầm gửi”, được khán giả khen tình cảm. Trên trang cá nhân, diễn viên Việt Trinh chia sẻ đoạn video hội ngộ vợ chồng nhạc sĩ Trương Lê Sơn - ca sĩ Hoàng Lê Vi. “Ngưỡng mộ hai vợ chồng đã lâu mà nay mới có dịp gặp và được anh Trương Lê Sơn kéo đàn cho hát bài mà vợ anh - Hoàng Lê Vi thể hiện rất...

Phát huy vai trò nòng cốt trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công

Việt Nam luôn coi trọng các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công, trong đó coi GMS và ACMECS là các cơ chế có ý nghĩa chiến lược, gắn với các đối tác quan trọng hàng đầu; coi CLMV là cơ chế nhằm gia tăng sự hỗ trợ và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với...

Hợp tác Việt Nam – EU theo hướng phát triển xanh và bền vững

Việt Nam ngày nay có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đẩy mạnh hợp tác thương mại, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, các dự án hỗ trợ từ phía các đối tác EU để đẩy mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng xanh và số, hướng vào lĩnh vực phát triển bền vững.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Da Nang Int’l Airport launches automatic entry systems

Da Nang Int'l Airport launches automatic entry systems (Photo: VNA)   The police at the Da Nang International Airport in the central city of Da Nang officially put four automatic entry systems (Autogate) into operation on August 15 to facilitate the entry of travelers and speed up immigration procedures.Two systems are installed in the departure area and the others in the arrival area. In the initial phase of operation, the Autogate is applied to Vietnamese citizens with valid passports.Those holding non-electronic chip passports...

8 tháng đáng nhớ của trung vệ Gvardiol

BÌNH DƯƠNG Josko Gvardiol tỏa sáng tại World Cup 2022 ở tuổi 21 và vừa trở thành hậu vệ đắt thứ hai thế giới sau khi gia nhập Manchester City. Man City phải trả cho RB Leipzig 99 triệu USD phí chuyển nhượng để có Gvardiol, biến anh thành hậu vệ đắt giá thứ hai lịch sử sau Harry Maguire của Manchester United (102 triệu USD). Gvardiol ký hợp đồng 5 năm với nhà vô địch Anh, có hiệu lực...

Ăn nhiều đường, dễ bị sỏi thận

AN NHIÊN (Theo Daily Mail, MedicalXpress) Thực phẩm chứa nhiều đường từ lâu đã được chứng thực làm tăng nhiều rủi ro sức khỏe như thừa cân, béo phì, mắc bệnh tiểu đường, tim mạch... Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện rằng càng tiêu thụ hơn đường bổ sung trong thực phẩm chế biến sẵn (như bánh quy, bánh kem và nước ngọt), thì nguy cơ phát triển bệnh sỏi thận càng tăng cao. Tiêu thụ...

Ưu thế khi có bằng IELTS trước khi vào đại học

IELTS là một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được công nhận bởi hơn 10.000 tổ chức giáo dục, doanh nghiệp và chính phủ trên toàn thế giới. Sở hữu bằng IELTS trước khi vào đại học có thể mang lại cho bạn nhiều lợi thế. Vậy, ưu thế này là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung chia sẻ dưới đây nhé! Không cần lo lắng về điều kiện xét tốt nghiệp đại học Tại Việt...

Vì sao UAE xích lại gần Nga, Trung Quốc?

TRÍ VĂN (Tổng hợp) Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) được cho đang tách khỏi chính sách ngoại giao của Mỹ, đặc biệt là liên quan đến việc cô lập Nga và hạn chế quan hệ với Trung Quốc. Tổng thống UAE Sheikh Mohammed (trái) trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga Putin hồi năm ngoái. Ảnh Điện Kremlin Lâu nay, Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan được xem là đồng minh thân cận của...

Bài đọc nhiều

Campus Tour: Ngày hội trải nghiệm & hướng nghiệp, cơ hội khám phá và hiểu bản thân

Với mong muốn mang đến trải nghiệm thực tế hơn về môi trường Cao đẳng, Đại học; gặp gỡ và chia sẻ nhiều hơn về việc định hướng nghề nghiệp sau tốt nghiệp THCS, Cao đẳng Việt Mỹ Cần Thơ tổ chức hoạt động Campus Tour dành cho học sinh lớp 9, với sự tham dự của hơn 600 học sinh của 7 điểm trường đến từ Sóc Trăng, diễn ra ngày 15-04-2023. Ngày hội trải nghiệm và khám...

TP Vị Thanh tạo đà cho công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển

Bài, ảnh: HOÀNG CHƯƠNG Xác định sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) là một trong bốn trụ cột thúc đẩy kinh tế TP Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) phát triển, góp phần xây dựng đô thị Vị Thanh hiện đại. Theo đó, TP Vị Thanh có nhiều chính sách ưu đãi, kêu gọi đầu tư tạo đà cho ngành CN-TTCN phát triển. Một phân xưởng may công nghiệp tại Cụm CN-TTCN thành phố Vị Thanh. Thực hiện...

Đại Học Duy Tân – top 500 đại học tốt nhất thế giới năm 2023 theo Times Higher Education Thông tin tuyển sinh đại...

TỔNG QUAN VỀ ĐẠI HỌC DUY TÂN: Tọa lạc giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng, bên bờ biển Thái Bình Dương quanh năm đầy nắng ấm, Đại học Duy Tân đang từng ngày vươn lên cùng thành phố với khát vọng đổi mới theo hướng hiện đại. Đại học Duy Tân được thành lập từ ngày 11-11-1994 theo Quyết định Số 666/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2015, Trường đã chuyển đổi sang loại hình Tư thục theo...

Pickleball – môn thể thao mới xuất hiện tại Cần Thơ

Bài, ảnh: NGUYỄN MINH Vài tháng qua, bên cạnh sân cầu lông trong nhà thi đấu thể thao Trường Đại học Cần Thơ xuất hiện thêm sân mới với những điểm khác lạ, thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, sinh viên đam mê thể thao. Đó là môn Pickleball vừa mới du nhập vào Cần Thơ, được một số người yêu thích thành lập câu lạc bộ (CLB) và tổ chức...

Tại sao bạn nên sở hữu gương soi toàn thân?

Gương soi toàn thân là đồ nội thất cần thiết trong gia đình. Bên cạnh khả năng soi chiếu, gương còn mang đến nhiều công dụng khác mà có thể bạn chưa biết. 1. Công dụng của gương soi toàn thân Nhắc đến gương soi toàn thân thì công dụng cốt lõi phải là khả năng phản chiếu hình ảnh - thứ cho phép người dùng chỉnh trang quần áo và diện mạo. Tuy nhiên, vật dụng này còn có...

Cùng chuyên mục

Da Nang Int’l Airport launches automatic entry systems

Da Nang Int'l Airport launches automatic entry systems (Photo: VNA)   The police at the Da Nang International Airport in the central city of Da Nang officially put four automatic entry systems (Autogate) into operation on August 15 to facilitate the entry of travelers and speed up immigration procedures.Two systems are installed in the departure area and the others in the arrival area. In the initial phase of operation, the Autogate is applied to Vietnamese citizens with valid passports.Those holding non-electronic chip passports...

8 tháng đáng nhớ của trung vệ Gvardiol

BÌNH DƯƠNG Josko Gvardiol tỏa sáng tại World Cup 2022 ở tuổi 21 và vừa trở thành hậu vệ đắt thứ hai thế giới sau khi gia nhập Manchester City. Man City phải trả cho RB Leipzig 99 triệu USD phí chuyển nhượng để có Gvardiol, biến anh thành hậu vệ đắt giá thứ hai lịch sử sau Harry Maguire của Manchester United (102 triệu USD). Gvardiol ký hợp đồng 5 năm với nhà vô địch Anh, có hiệu lực...

Ăn nhiều đường, dễ bị sỏi thận

AN NHIÊN (Theo Daily Mail, MedicalXpress) Thực phẩm chứa nhiều đường từ lâu đã được chứng thực làm tăng nhiều rủi ro sức khỏe như thừa cân, béo phì, mắc bệnh tiểu đường, tim mạch... Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện rằng càng tiêu thụ hơn đường bổ sung trong thực phẩm chế biến sẵn (như bánh quy, bánh kem và nước ngọt), thì nguy cơ phát triển bệnh sỏi thận càng tăng cao. Tiêu thụ...

Ưu thế khi có bằng IELTS trước khi vào đại học

IELTS là một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được công nhận bởi hơn 10.000 tổ chức giáo dục, doanh nghiệp và chính phủ trên toàn thế giới. Sở hữu bằng IELTS trước khi vào đại học có thể mang lại cho bạn nhiều lợi thế. Vậy, ưu thế này là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung chia sẻ dưới đây nhé! Không cần lo lắng về điều kiện xét tốt nghiệp đại học Tại Việt...

Vì sao UAE xích lại gần Nga, Trung Quốc?

TRÍ VĂN (Tổng hợp) Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) được cho đang tách khỏi chính sách ngoại giao của Mỹ, đặc biệt là liên quan đến việc cô lập Nga và hạn chế quan hệ với Trung Quốc. Tổng thống UAE Sheikh Mohammed (trái) trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga Putin hồi năm ngoái. Ảnh Điện Kremlin Lâu nay, Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan được xem là đồng minh thân cận của...

Mới nhất

Lãnh đạo Bộ GDĐT làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên

Ngày 9/11, tại Hà Nội, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên. Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn và Bí thư...

Vảy nến da đầu có thể điều trị bằng cách nào?

Ngứa, đóng mảng vảy trắng, đỏ và bong tróc da là những triệu chứng vảy nến da đầu ảnh hưởng đến tâm lý, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp hàng ngày. Vậy...

Người đẹp 21 tuổi từ Úc đăng quang Hoa hậu Trái đất 2024, Việt Nam trượt top 20

Chung kết Hoa hậu Trái đất 2024 diễn ra ngày 9/11 tại Philippines với sự tham gia của 76 thí sinh đến từ nhiều quốc gia, lãnh thổ trên thế giới. Người đẹp Jessica Lane đến từ Úc đăng quang ngôi vị cao nhất. Tân Hoa hậu năm nay 21 tuổi, cao 1,75m và đến từ Queensland (Úc). Hiện tại,...

Mới nhất