Trang chủNewsThời sựNgoại giao Nhà nước góp phần củng cố vững chắc cục diện...

Ngoại giao Nhà nước góp phần củng cố vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi


Trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả thực hiện đường lối đối ngoại Đại hội XIII giữa nhiệm kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh vai trò của trụ cột ngoại giao Nhà nước – chủ thể chính trong đời sống quan hệ quốc tế.

Ngay sau đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã đến dự lễ đón các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN dự AMM-56 của Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Jakarta, Indonesia. (Ảnh: Tuấn Anh)

Xin ông đánh giá về vai trò của ngoại giao Nhà nước trong tổng thể ba trụ cột đối ngoại?

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định “xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân”. Đây là chủ trương mới, vừa đáp ứng yêu cầu cấp thiết vừa thể hiện tầm nhìn chiến lược, phản ánh sự trưởng thành cũng như bước phát triển mới của nền ngoại giao Việt Nam.

Dù có vị trí, chức năng, vai trò và lợi thế khác nhau nhưng ba trụ cột đối ngoại có quan hệ rất chặt chẽ, hữu cơ và bổ trợ lẫn nhau, tạo thế chân kiềng vững chắc. Việc triển khai đồng bộ và nhuần nhuyễn đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân giúp phát huy thế mạnh của từng trụ cột đối ngoại, tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền ngoại giao Việt Nam.

Với tư cách là chủ thể chính trong đời sống quan hệ quốc tế, ngoại giao Nhà nước là kênh quan hệ chính thức, chủ yếu trong quan hệ đối ngoại của các quốc gia trên thế giới. Theo đó, ngoại giao Nhà nước đóng vai trò nòng cốt trong việc thể chế hóa cũng như trong việc tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương đối ngoại của Đảng. Với sứ mệnh là kênh quan hệ ngoại giao chính thức giữa Nhà nước Việt Nam với các nước, ngoại giao Nhà nước có nhiệm vụ cụ thể hóa, hiện thực hóa đường lối, chủ trương này vào trong quan hệ giữa Nhà nước với Nhà nước, giữa Việt Nam với các quốc gia khác và giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế.

Xin ông cho biết những đóng góp nổi bật trong thời gian qua, nhất là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XIII đến nay, của trụ cột ngoại giao Nhà nước đối với công tác đối ngoại chung của đất nước, góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định để phục vụ phát triển?

Tình hình thế giới thời gian vừa qua biến động rất sâu sắc, thậm chí có những khía cạnh phức tạp, đáng lo ngại hơn so với giai đoạn trước đây. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã chủ động, tích cực, linh hoạt, sáng tạo để ứng phó hiệu quả với các khó khăn, thách thức mới này.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủQuốc hội, từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, vai trò tiên phong của đối ngoại đã được phát huy mạnh mẽ; phối hợp chặt chẽ giữa các trụ cột đối ngoại, giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh, giữa đối ngoại cấp cao và đối ngoại các cấp, các ngành, giữa song phương và đa phương, giữa chính trị, kinh tế và văn hóa…

Phát biểu bế mạc tại Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ (tháng 5/2023), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được mở rộng và đạt nhiều kết quả quan trọng; tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế”. Công tác đối ngoại nói chung và ngoại giao Nhà nước nói riêng đã góp phần củng cố vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi; qua đó duy trì môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, huy động nguồn lực bên ngoài cho phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, tiếp tục nâng cao vị thế, uy tín của đất nước. Trong đó nổi bật là:

Ngay sau Đại hội XIII, ngoại giao đã tập trung vào cụ thể hóa đường lối đối ngoại của Đại hội thành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận quan trọng của Đảng và Nhà nước trên nhiều lĩnh vực. Lần đầu tiên, Hội nghị đối ngoại toàn quốc được tổ chức, đánh giá toàn diện công tác đối ngoại trong 35 năm đổi mới và quán triệt đường lối đối ngoại Đại hội XIII đến toàn bộ hệ thống chính trị và toàn dân.

Trên cơ sở đó, chủ động triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm các hoạt động đối ngoại song phương, thiết lập thêm quan hệ với 3 quốc gia, nâng tổng số các quốc gia mà ta có quan hệ lên 192 quốc gia, và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác, trọng tâm là các nước láng giềng, đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống. Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã tiến hành gần 180 hoạt động đối ngoại song phương và đa phương quan trọng, tạo bước chuyển quan trọng trong các mối quan hệ, góp phần tạo dựng cục diện và khuôn khổ đối ngoại thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Vai trò và vị thế của Việt Nam với tư cách là thành viên tích cực, tin cậy, có trách nhiệm tiếp tục được củng cố. Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, trúng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025… Các hoạt động gìn giữ hòa bình và tham gia tìm kiếm, cứu nạn được các nước đánh giá cao. Nhiều vấn đề quốc tế phức tạp trên các diễn đàn đa phương được xử lý đúng đắn, phù hợp.

Ngoại giao cũng đã đóng góp thiết thực vào việc phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Ngoại giao vaccine góp phần đưa nước ta sớm chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn với Covid-19; ngoại giao kinh tế kịp thời nắm bắt cơ hội, khôi phục giao thương, đàm phán, ký kết và triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tranh thủ các nguồn FDI chất lượng cao và ODA thế hệ mới, thu hút nhiều hơn nữa nguồn lực bên ngoài vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…

Trong bối cảnh môi trường an ninh bên ngoài biến động phức tạp, ngoại giao đã kiên quyết, kiên trì vừa hợp tác, vừa đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia cả trên biên giới đất liền cũng như trên biển; xử lý kịp thời, đúng đắn với các vụ việc xâm phạm chủ quyền biển đảo, thúc đẩy đàm phán phân định biển với những nước liên quan. Đồng thời đấu tranh, xử lý tốt vấn đề dân chủ, nhân quyền, góp phần giữ vững ổn định, an ninh, trật tự xã hội.

Thông tin đối ngoại và ngoại giao văn hóa tiếp tục quảng bá mạnh mẽ hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới, phản bác những thông tin sai lệch. Công tác người Việt Nam ở nước ngoài vừa thể hiện chính sách quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước đối với kiều bào, vừa vận động nguồn lực cho phát triển đất nước. Công tác bảo hộ công dân được đẩy mạnh, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và bảo đảm an toàn cho công dân ta ở nước ngoài.

Chất lượng công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược được nâng cao, góp phần xây dựng hệ thống các đề án, chương trình, kế hoạch nhằm cụ thể hóa và tạo nền tảng triển khai đường lối đối ngoại bài bản, cũng như ứng xử đúng đắn, phù hợp với những vấn đề nổi lên như Biển Đông, xung đột ở Ukraine, quan hệ giữa các nước lớn, các sáng kiến liên kết mới…

Cuối cùng là việc xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại theo tinh thần Đại hội XIII, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngoại giao về bản lĩnh chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đối ngoại trong tình hình mới, trong đó nêu cao tinh thần phục vụ, vì lợi ích quốc gia – dân tộc.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!





Nguồn

Cùng chủ đề

Mở lối xây nhân cách cho học sinh

Giáo dục nhà trường là sự tiếp nối chứ không thể thay thế giáo dục gia đình trong việc xây dựng nhân cách, đạo đức cho học sinh.

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

“Kỳ phùng địch thủ” Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Chỉ còn 2 ngày nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đầy kịch tính và các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu và phân tích các nền tảng chính sách đối ngoại tiềm năng của cả hai ứng cử viên chính. Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump, mỗi bên đều đang tìm cách mô tả bên kia là "yếu thế trước Trung Quốc" trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.

Dự báo chính sách đối ngoại của Mỹ nếu ông Donald Trump thắng cử

(Dân trí) - Trong khi bà Kamala Harris, nếu thắng cử, được dự đoán sẽ tiếp tục đường hướng của người tiền nhiệm Biden, ông Donald Trump chắc chắn có những thay đổi lớn về chính sách đối ngoại của Mỹ nếu đắc cử.   Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024, diễn ra vào ngày 5/11, sẽ là cuộc đối đầu giữa đương kim Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có thể tạo ra bước ngoặt lớn và ảnh hưởng sâu rộng...

Đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước

Kế thừa và phát huy truyền thống ngoại giao trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc, từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, dìu dắt, đối ngoại, ngoại giao Việt Nam, trong đó có đối ngoại Đảng, đã vươn lên tầm vóc mới, vinh dự mang danh hiệu “ngoại giao Thời đại Hồ Chí Minh”. Đối...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

De Heus “gõ cửa” thị trường Halal

Những năm qua, các sản phẩm và dịch vụ Halal ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trên toàn cầu, đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam, trong đó có ngành chăn nuôi, mà De Heus Việt Nam là một trong những doanh nghiệp hàng đầu.

Thị trường quay đầu, Việt Nam tăng mạnh nhập tiêu từ 2 quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 9/11/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 - 139.000 đồng/kg.

Giá vàng lại lội ngược dòng, “pha bay màu” 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi nhanh chóng sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Tại sao nhiều chuyên gia vẫn giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu dùng, khiến quyền lợi của người tiêu dùng chưa được đảm bảo. Do đó, các đại biểu đề nghị quy...

Việt Nam đóng góp rất thiết thực cho các cơ chế hợp tác đa phương khu vực

(ĐCSVN) - Với lịch hoạt động dày đặc, liên tục trong 3 ngày rưỡi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên Đoàn đã khẳng định sự chủ động, tích cực và trách nhiệm của Việt Nam đóng góp xây dựng tiểu vùng Mekong, đồng thời góp phần củng cố quan hệ hợp tác hữu nghị với chủ nhà Trung Quốc và các đối tác. Tối 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Khẩn trương hoàn thành nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo đầu kỳ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. ...

Mới nhất

Phát triển kinh tế 2025 và bài toán giải quyết tình trạng Kho bạc Nhà nước thừa tiền

Diễn đàn đầu tư Việt Nam 2025 vừa được diễn ra, nhiều nội dung liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, xu hướng chuyển dịch dòng vốn được quan tâm phân tích, mổ xẻ. ...

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề...

Móng chân mọc ngược nên xử trí thế nào?

Móng chân mọc ngược không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Đặc biệt, khi không được xử lý đúng cách, người bệnh còn có nguy cơ...

Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam

Nhấn mạnh Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường du lịch lớn nhất của Việt Nam, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác. ...

Tàu siêu tốc Hyperloop thu nhỏ hoàn thành thử nghiệm dài nhất

Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ Lausanne (EPFL), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật Vaud (HEIG-VD), công ty Swisspod Technologies, thực hiện trong dự án LIMITLESS. Nhóm dự án đã hoàn thành 82 thử nghiệm nhằm mô phỏng hành trình của tàu siêu tốc Hyperloop trong môi trường áp suất...

Mới nhất