Trang chủThừa Thiên - HuếThời sựThích xây dựng, không thích hoạt động

Thích xây dựng, không thích hoạt động


Trước đây thì sao không biết chứ từ khi xây dựng nông thôn mới, trong thiết chế văn hóa cơ sở (đồng thời là tiêu chí) phải có nhà văn hóa. Trước đó thì thôn bản có nhà sinh hoạt cộng đồng.

Nhà văn hóa (dù nhỏ hẹp), nhà sinh hoạt cộng đồng ai xây? Nhà nước bỏ vốn ra xây. Cộng đồng cũng bỏ vốn ra xây nhưng ít. Ví dụ như ở A Lưới có một số nhà Moon của cộng đồng người Pa Cô; nhà Gươl của dân tộc Cơ tu ở Nam Đông, nhiều nhà dân làng đóng góp xây. Bản chất đây là ngôi nhà chung của làng – nơi diễn ra những hoạt động quan trọng của làng. Bản chất của nhà sinh hoạt cộng đồng, hay nhà văn hóa (cũng là nhà chung) chắc cũng na ná như vậy, chỉ có khác là tính chất văn hóa. Một bên là gắn chặt với văn hóa truyền thống và một bên có thể không hoặc ít hơn, chỉ là nơi diễn ra các cuộc hội họp là chủ yếu. Sau này Nhà nước cũng có cấp kinh phí để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng cho bà con, nhưng thấy hai cách làm thì khác nhau. Ví dụ như ở A Lưới và Nam Đông, nhà sinh hoạt cộng đồng được làm bằng vốn từ nguồn ngân sách thường là làm bằng bê tông và mái tôn. Còn nhà chung của một số làng họ tự góp tiền và công sức để làm thường là gỗ và mái lợp bằng lá (tranh, cọ). Phải chăng cộng đồng bà con họ làm cho chính họ nên họ cố giữ cho được cái gì là truyền thống nhất, từ hình dáng kiến trúc đến vật liệu, cách bài trí, còn Nhà nước bỏ tiền ra, cũng làm cho cộng đồng, cho dân đó thôi nhưng vẫn thấy có vẻ như đã “đánh mất một phần bản sắc”? Gì chớ nhà chung mà làng đã bỏ tiền ra làm thì không bao giờ được phép xuống cấp. Xuống cấp, hư hỏng là dân làng bằng mọi cách góp công góp sức sửa ngay.

Cũng là công trình đấy, cũng là mục đích đấy nhưng chúng ta thấy từ hai nguồn vốn khác nhau đã dẫn đến hai cách ứng xử khác nhau. 500 nhà văn hóa (họ gọi là nhỏ hẹp) được xây dựng nhưng lại để xuống cấp không sử dụng được. Những nhà văn hóa này ai xây dựng, chắc là từ nguồn vốn Nhà nước. Giờ Nhà nước không cấp kinh phí để tu bổ nên “không đáp ứng nhu cầu sử dụng”. Chúng ta nghe câu chuyện này thấy có một điều gì đó không ổn giữa việc xây dựng và duy trì, đó là chưa vội bàn đến việc sử dụng nó như thế nào, hiệu quả ra sao. Phải chăng là Nhà nước (gọi là Nhà nước là gọi chung về mặt chủ trương, ngân sách và một số điều kiện khác) chứ để thực hiện những công trình này thì có đại diện Nhà nước (có thể là một ban ngành chức năng nào của trung ương, của tỉnh, của huyện) cứ xây xong rồi không kèm theo một điều kiện gì cả hóa ra là chúng ta “thích xây dựng hơn là tổ chức hoạt động”!?

Giờ nhìn lại nhà văn hóa, không nói đâu xa, chỉ nhìn một số nhà văn hóa phường ở TP. Huế, tôi thấy có nhiều hoạt động không phải là hoạt động văn hóa của cộng đồng. Không ít nhà văn hóa đang cho thuê bán cà phê và đủ loại hình dịch vụ. Có nhà văn hóa thì trở thành nhà hàng tiệc cưới. Rõ ràng là sai mục đích. Nhưng xét về mặt kinh tế thì nó cũng có phần có lý với lý do cần một nguồn kinh phí để duy tu bảo dưỡng. Tuy nhiên, về quản lý Nhà nước phải khẳng định là một việc khác, rõ ràng, rành mạch, cái gì ra cái đó, theo nguyên tắc không thể “lẫn lộn, nhập nhèm”.

Lào Cai, giờ thì nhà văn hóa đã xây rồi, xuống cấp thì cũng xuống cấp rồi, không đủ điều kiện sử dụng thì cũng có rồi, giờ phải làm sao? Tìm câu trả lời là rất khó.

Tôi chỉ xin góp một gợi ý. Từ nay muốn xây dựng nhà văn hóa hay nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà chung thì nên hỏi cộng đồng có cần làm không. Dân nói cần làm thì làm. Rồi sau này xuống cấp (như tình trạng Lào Cai) ai sửa? Nếu Nhà nước “bao cấp” khoản này thì quá ổn, nhưng có vẻ hơi khó bao cấp nổi (như trường hợp đã dẫn) thế thì nói thẳng với dân: “làm xong rồi các vị lo tổ chức hoạt động, hư hỏng gì các vị lo sửa chữa, các vị có nhất trí điều này không?”. Nếu cộng đồng nhất trí thì làm còn không nhất trí thì không làm. Thế thôi! Không thể thả gà ra đuổi bởi nó mang dáng dấp của cách làm lấy được, làm mà chỉ nghĩ đến hiện tại chứ không nghĩ gì về sau.



Nguồn

Cùng chủ đề

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Trưng bày tại không gian ngoài trời rộng lớn, quân đội Mỹ đem đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 5 loại vũ khí với nhiều điểm đáng chú ý. Xe vận tải chiến thuật hạng trung FMTV Dòng phương tiện chiến thuật hạng trung (FMTV) là một hệ thống phương tiện quân sự đa dạng, được phát triển trên nền tảng khung gầm chung để đáp ứng các yêu...

Mãn nhãn hình ảnh Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

(Dân trí) - Sáng 19/12, tại sân bay Gia Lâm đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Các lực lượng không quân, đặc công, quân nhạc... đã mang đến màn biểu diễn sôi động, rực rỡ, đẹp mắt. Sáng 19/12, tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội) diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Đại tướng Phan Văn Giang -...

Khai mạc Triển lãm ‘Quân đội anh hùng, Quốc phòng vững mạnh’

Hướng tới Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), hôm nay 19/12, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức Triển lãm tư liệu "Quân đội anh hùng, Quốc phòng vững mạnh". Giám đốc Thư viện Quốc gia Nguyễn Xuân Dũng phát biểu tại khai mạc. Ảnh: VGP/Minh Thúy Phát biểu tại khai mạc, Giám đốc Thư viện Quốc gia Nguyễn Xuân...

Quân đội nhân dân Việt Nam – Niềm tự hào dân tộc

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương với tiêu đề: "Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc". Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.   1. Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thông báo nêu rõ, ngày 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các...

Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập Thảo Long

Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long có vị trí nằm trên hạ lưu sông Hương (TP. Huế) được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2001, hoàn thành cơ bản đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2006, với tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5m và một khoang âu...

Đổi thay từ du lịch cộng đồng

Năm 2019, ngay sau khi Nghị quyết 05/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ban hành về chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển du lịch, Hương Thủy đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Nhưng cũng từ thời điểm này đến những năm tiếp theo, tác động tiêu cực của COVID-19 đã khiến du lịch nói chung, du lịch Hương Thủy nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề. Để phục hồi...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Bài đọc nhiều

Hai ngôi trường Bác Hồ từng học ở Huế

Từ Trường tiểu học Pháp – Việt Đông Ba Tháng 5/1906, ông Nguyễn Sinh Huy vào Huế nhận chức sau khi thi đỗ Phó bảng, đưa Nguyễn Tất Thành theo cùng. Dừng học ở trường Pháp - bản xứ tại thành phố Vinh, Nguyễn Tất Thành được xin chuyển vào Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba. Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba được thành lập năm 1905, trên nền đình chợ Đông Ba cũ. Lúc đầu,...

“Thẻ xanh” cho rừng

Nghị viện châu Âu vừa thông qua dự luật cấm nhập khẩu những mặt hàng nông sản có quy trình sản xuất làm giảm diện tích rừng. Sự kiện diễn ra trong thời điểm các cơ quan, ban ngành chức năng của Việt Nam từ Trung ương đến địa phương đang nỗ lực gỡ thẻ vàng cảnh báo với thủy sản khai thác Việt Nam, do Ủy ban châu Âu đưa ra cách đây hơn 5 năm, với...

Phát huy hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội

Theo đó, hai đơn vị sẽ cùng triển khai thực hiện Chương trình phối hợp số 10/CTrPH-MTTW-NHCS ngày 23/12/2022 giữa Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và NHCSXH. Trong đó, tập trung vào một số nội dung như: Phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, về công tác giảm nghèo, đảm bảo...

Không thể quy chụp, suy diễn

1. Một số thông tin ở hải ngoại suy diễn nhà nước đã “lợi dụng chống tham nhũng không rõ ràng gây tê liệt nền kinh tế”, doanh nghiệp (DN) nhà nước ngành điện, than... có nguy cơ thiệt hại hàng trăm ngàn tỷ đồng do kỷ luật cán bộ đầu ngành. Lợi dụng một số vụ việc tham nhũng của một bộ phận liên quan đến vụ kit test Việt Á, vụ Cục Lãnh sự Bộ ngoại giao...cho...

Cùng chuyên mục

Họp báo Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào 2023” tại Thừa Thiên Huế

Năm 2023 đánh dấu 61 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Lào. Mối quan hệ Việt - Lào đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt. Quan hệ chính trị giữa hai Đảng và hai Nhà nước ngày càng gắn bó, tin cậy, là nền tảng vững chắc định hướng cho hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là một trong...

Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thông báo nêu rõ, ngày 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các...

Mới nhất

Agribank đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022, 2023

Agribank vừa nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và 2023 - giải thưởng tôn vinh các DN có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đóng góp tích cực và bền vững cho sự phát triển của nền kinh tế. Tối ngày 18/12/2024, Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất...

Tỷ giá trung tâm lập kỷ lục mới, giá USD thế giới cao nhất 2 năm

Tỷ giá USD hôm nay 19/12/2024 ghi nhận tỷ giá trung tâm tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Giá USD tại các ngân hàng cũng tăng đáng kể. Còn giá USD thế giới lên mức cao nhất 2 năm. Tỷ giá USD trong nước hôm nay Hôm nay (19/12), tỷ giá trung tâm được điều chỉnh tăng mạnh, lập kỷ lục...

Tỷ giá trung tâm lập kỷ lục mới, giá USD thế giới cao nhất 2 năm

Tỷ giá USD hôm nay 19/12/2024 ghi nhận tỷ giá trung tâm tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Giá USD tại các ngân hàng cũng tăng đáng kể. Còn giá USD thế giới lên mức cao nhất 2 năm. Tỷ giá USD trong nước hôm nay Hôm nay (19/12), tỷ giá trung tâm được điều chỉnh tăng mạnh, lập kỷ lục...

Bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di tích đầu tiên của Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010 nhờ tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản của đất nước và dân tộc Việt Nam mà...

Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng: Nhiều trải nghiệm du lịch mới, sẵn sàng cho lễ hội

Những năm gần đây, quận Đồ Sơn đang không ngừng nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất, định hướng trở thành đô thị du lịch biển thông minh, hấp dẫn và thân thiện. Lãnh đạo thành phố Hải Phòng và lãnh đạo UBND Quận Đồ Sơn liên tục triển khai đồng bộ các...

Mới nhất