Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Ăn mặn có thể gây ung thư dạ dày; Phương pháp mới ngăn chặn đột tử do tim trước khi các triệu chứng xuất hiện…
Phát hiện mới: Giờ ăn sáng tốt nhất để giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Nghiên cứu mới vừa được công bố đã xác định thời điểm tốt nhất để ăn sáng nhằm tránh bệnh tiểu đường.
Căn bệnh này thường do các yếu tố như thừa cân hoặc ít vận động gây ra, mặc dù bệnh có thể do di truyền.
Nhưng giờ đây nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời điểm ăn sáng cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến nguy cơ mắc bệnh.
Nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng ăn sáng trước 8 giờ sáng giúp giảm đến 59% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường so với ăn sáng sau 9 giờ sáng.
Nhiều nghiên cứu đã xác nhận mối liên quan giữa thời điểm ăn trong ngày đối với tình trạng bệnh.
Chúng ta đã biết thời điểm ăn đóng vai trò chính trong việc điều chỉnh nhịp sinh học cũng như kiểm soát đường và mỡ máu, nhưng một số nghiên cứu đã điều tra mối liên quan giữa thời điểm ăn đối với bệnh tiểu đường, tác giả nghiên cứu, cô Anna Palomar-Cros, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Sức khỏe Barcelona Institute for Global Health (ISGlobal, Tây Ban Nha) nói.
Đối với nghiên cứu, các nhà khoa học từ Pháp và Tây Ban Nha đã phân tích dữ liệu từ 103.312 người Pháp để thiết lập mối liên quan giữa tần suất và thời gian bữa ăn với tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 22.7.
Bác sĩ: Ăn mặn có thể gây ung thư dạ dày
Mặc dù biết rõ ăn mặn không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên thói quen ăn uống khiến nhiều người sử dụng nhiều muối, thực phẩm chứa muối. Theo chuyên gia, điều này không tốt cho dạ dày, có thể gây ung thư dạ dày.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo mỗi người trưởng thành không ăn quá 5 g muối mỗi ngày. Theo hướng dẫn của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ước tính 5 g muối tương đương với 1 thìa cà phê đầy muối, 8 g bột canh (bằng 1,5 thìa cà phê đầy), 11 g hạt nêm (bằng 2 thìa cà phê đầy), 25 g nước mắm (bằng 2,5 thìa ăn cơm), 35 g xì dầu (bằng 3,5 thìa ăn cơm), lượng gia vị mặn trong 1 gói mì ăn liền. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người ăn lượng muối vượt quá lượng khuyến nghị này.
Chị Võ Thị Phượng (32 tuổi, TP.Thủ Đức) cho biết gia đình chị có 4 người, trung bình một tháng ăn hết một gói muối 1 kg, chưa kể các loại gia vị chứa muối khác như hạt nêm, nước mắm, xì dầu và các thực phẩm muối, chứa muối trên thị trường. Như vậy chỉ tính riêng lượng muối ăn, mỗi người trong gia đình chị Phượng tiêu thụ 8,3 g muối.
“Nếu tính thêm cả các gia vị khác và các thực phẩm chế biến sẵn có thành phần natri thì ước lượng một người trong gia đình tôi ăn khoảng 10-12g muối. Dù biết ăn muối nhiều có hại nhưng thói quen gia đình nấu ăn có phần đậm đà nên khi nấu nhạt rất khó ăn”, chị Phượng chia sẻ.Tương tự cô Nguyễn Thị Hồng (55 tuổi, ngụ Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết trong gia đình có người bệnh cao huyết áp nên bác sĩ cũng khuyên nên ăn nhạt. Tuy nhiên khi nêm nhạt thì rất khó ăn. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 22.7.
Phương pháp mới ngăn chặn đột tử do tim trước khi các triệu chứng xuất hiện
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tập san học thuật về bệnh tim mạch Journal Circulation, các nhà khoa học Mỹ và Anh đã tìm ra phương pháp mới giúp phát hiện bệnh cơ tim phì đại (HCM) chết người trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Nghiên cứu do Đại học Los Angeles, Mỹ (UCL) dẫn đầu, đã kết hợp 2 loại kỹ thuật quét tim có thể giúp các bác sĩ phát hiện căn bệnh là nguyên nhân hàng đầu gây suy tim và đột tử do tim, giúp điều trị tình trạng này ở giai đoạn sớm nhất.
Cơ tim phì đại là bệnh di truyền làm cho thành cơ của tim trở nên dày hơn bình thường, ảnh hưởng đến khả năng bơm máu đi khắp cơ thể của tim. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây suy tim và đột tử do tim.
Các nhà nghiên cứu từ UCL, Trung tâm Tim mạch Barts và Đại học Leeds (Anh) đã nghiên cứu trái tim của 3 nhóm người tham gia: Những người khỏe mạnh, những người đã bị bệnh cơ tim phì đại và những người có đột biến gien gây ra căn bệnh này nhưng không có dấu hiệu rõ ràng của bệnh (nghĩa là cơ tim không dày lên).
Để làm được điều này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng 2 kỹ thuật chụp phim tim hiện đại nhất: Chụp cộng hưởng từ khuếch tán sức căng cDTI tim và chụp cộng hưởng từ tưới máu tim perfusion CMR, giúp phát hiện các vấn đề với các mạch máu nhỏ cung cấp cho cơ tim (bệnh vi mạch). Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé!