Trang chủNewsThế giớiHội nghị thượng đỉnh NATO, chuyện không của riêng ai

Hội nghị thượng đỉnh NATO, chuyện không của riêng ai



Tuyên bố, kế hoạch hành động và thông điệp của NATO tại Hội nghị thượng đỉnh vừa qua ở Lithuania đã tạo ra những dư chấn, làm gia tăng bức bối trong những ngày đạt kỷ lục “đỉnh nhiệt” của tháng 7.

Hội nghị thượng đỉnh NATO, chuyện không của riêng ai
Toàn ảnh Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius, Lithuania. (Nguồn: NATO)

Tuyên bố, kế hoạch và thông điệp của người trong cuộc

Các nhà lãnh đạo NATO thảo luận, thông qua nhiều quyết định quan trọng về các vấn đề lớn và nóng. Tuyên bố về tiến trình gia nhập liên minh của Ukraine, cam kết bảo đảm an ninh mới cho Kiev và quyết định kết nạp Thụy Điển. Thông qua Kế hoạch phòng thủ toàn diện đầu tiên trong nhiều thập niên. Củng cố cam kết tăng chi phí quốc phòng lên ít nhất 2% GDP; thúc đẩy sản xuất quốc phòng ở châu Âu. Mở rộng ảnh hưởng, tăng cường quan hệ của NATO với các đối tác trên toàn cầu.

Theo các nhà lãnh đạo NATO, Hội nghị thượng đỉnh năm 2023 đưa ra những thông điệp quan trọng.

Một là, NATO đoàn kết, đồng thuận mạnh mẽ, thể hiện trong việc tuyên bố “Tương lai của Ukraine nằm trong NATO”, đề ra cơ chế tổ chức “Hội đồng NATO-Ukraine”, kết hợp Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và các hình thức hỗ trợ song phương của các thành viên…, bảo đảm an ninh toàn diện cho Ukraine.

Theo quan chức NATO, họ đã tháo gỡ vướng mắc trong một năm qua về việc kết nạp Thụy Điển và những chia rẽ kéo dài về tư cách thành viên của Ukraine, dỡ bỏ rào cản về “Kế hoạch hành động thành viên”, đưa Kiev đến gần hơn với liên minh. Đồng thời, NATO cũng thể hiện sự đồng thuận cao về nhiều vấn đề quan trọng khác.

Hội nghị thượng đỉnh NATO, chuyện không của riêng ai
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Mỹ Joe Biden cùng lãnh đạo một số nước NATO. (Nguồn: New York Times)

Hai là, thông qua Kế hoạch phòng thủ toàn diện nhằm nâng cao sức mạnh, tạo ưu thế vượt trội, khả năng răn đe, bảo đảm an ninh cho đồng minh, khu vực trên tất cả các môi trường bộ, biển, không trung và không gian mạng. Đối tượng chủ yếu, trước hết của kế hoạch này là Nga “mối đe dọa trực tiếp và nguy hiểm nhất”.

Văn bản kế hoạch 4.400 trang của NATO đề cập nhiều nội dung quan trọng, như tăng lực lượng chiến đấu thường trực ở châu Âu lên 7 lần (từ 40.000 lên 300.000). Trên cơ sở tăng mức chi tiêu quốc phòng tối thiểu 2% GDP, bảo đảm thực hiện kế hoạch hành động sản xuất quốc phòng mới, đẩy nhanh mua sắm chung, tăng cường năng lực sản xuất vũ khí trang bị, nâng cao khả năng tương tác giữa các thành viên.

Kế hoạch mới nhằm khắc phục bất cập nảy sinh về thiếu hụt vũ khí trang bị qua việc hỗ trợ cho Ukraine. Đồng thời đáp ứng nhu cầu mới, bảo đảm cam kết đóng góp 1.400 máy bay, 250 tàu chiến, tàu ngầm và nhiều vũ khí phương tiện hiện đại khác cho lực lượng thường trực chiến đấu.

Kế hoạch phòng thủ toàn diện nhằm nâng cao sức mạnh, tạo ưu thế vượt trội, khả năng răn đe, tự do hành động của NATO ở khu vực châu Âu-Bắc Đại Tây Dương; đồng thời sẵn sàng đáp ứng yêu cầu ở các khu vực khác.

Ba là, vươn ra toàn cầu, tăng cường quan hệ giữa NATO với các đối tác, nhằm vào Nga, Trung Quốc và các đối thủ khác. Liên minh sẽ đẩy mạnh chính sách Tầm nhìn hướng Đông, mở rộng hiện diện, gia tăng ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dương, khu vực có vị trí địa chiến lược quan trọng. Định hướng chiến lược đó trước hết nhằm kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc, đối thủ mà NATO xác định là “thách thức mang tính hệ thống” đang vươn lên mạnh mẽ.

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh, lãnh đạo NATO có các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, nhằm củng cố, nâng cấp quan hệ đối tác. Dự kiến triển khai Văn phòng đại diện NATO tại Nhật Bản vào năm 2024.

Hội nghị thượng đỉnh NATO, chuyện không của riêng ai
Các nhà lãnh đạo Australia, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc tại Hội nghị thượng đỉnh NATO. (Nguồn: NATO)

Đồng thời, NATO khai thác, phát huy tác dụng của các cơ cấu sẵn có như Bộ tứ (Quad) gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ; Hiệp ước đối tác an ninh AUKUS gồm Australia, Anh, Mỹ; Liên minh tình báo Ngũ nhãn gồm Mỹ, Anh, Australia, New Zealand, Canada.

Bốn là, khẳng định NATO không những tiếp tục duy trì mà còn mở rộng, phát triển, có sức thu hút nhiều quốc gia khác. Đây là kết quả của việc phát triển thành viên mới, phê duyệt Kế hoạch phòng thủ toàn diện, điều chỉnh cơ chế hoạt động; mở rộng địa bàn hoạt động của NATO.

Chiến dịch truyền thông nhiều năm qua, xung đột ở Ukraine và khủng hoảng năng lượng, giúp NATO thành công trong việc khuếch trương “mối đe dọa trực tiếp, nguy hiểm từ Moscow”.

Lãnh đạo các nước NATO cho rằng việc Phần Lan, Thụy Điển từ bỏ chính sách đối ngoại trung lập, gia nhập “ô an ninh” NATO chứng tỏ sức thu hút của liên minh trước các thách thức an ninh đe dọa hòa bình, ổn định của khu vực châu Âu-Đại Tây Dương.

Cùng với đó là những tuyên bố về thách thức đến từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đó là những “căn cứ” để NATO biện minh cho việc tiếp tục duy trì, phát triển và những hành động vươn ra toàn cầu của họ.

Với những quyết định, kế hoạch, thông điệp đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg lạc quan tuyên bố, Hội nghị thượng đỉnh năm 2023 mang “tính lịch sử”!

Những góc nhìn khác

Không phải ai cũng đồng tình với quan điểm, tuyên bố, kế hoạch của các nhà lãnh đạo NATO. Theo các chuyên gia, nổi lên hai vấn đề chính.

Thứ nhất, các tuyên bố mạnh mẽ về sự đồng thuận của NATO không che lấp được khác biệt, mâu thuẫn, tồn tại của liên minh.

Tuyên bố Ukraine gia nhập NATO khi đáp ứng đủ các điều kiện, chỉ tạm thời khỏa lấp sự chia rẽ giữa các thành viên của liên minh. Vẫn còn đó sự khác biệt giữa hai quan điểm chủ đạo của hai nhóm nước là sớm kết nạp Ukraine và “đây chưa phải lúc để Kiev là thành viên của NATO”. Tuyên bố tương tự về tương lai của Ukraine đã được đưa ra từ năm 2008, tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Hungari. Sau 15 năm, bế tắc vẫn chưa được giải quyết.

Dư luận cho rằng tuyên bố của NATO vẫn mập mờ, không có mốc thời gian cụ thể và chi tiết về các điều kiện cần và đủ để Ukraine được kết nạp. Thực chất là NATO lo ngại việc kết nạp Ukraine sẽ phải kích hoạt điều 5 Hiệp ước phòng thủ chung, dẫn đến nguy cơ xung đột trực tiếp với Nga. Nếu không viện trợ vũ khí thì Ukraine sẽ thất bại, NATO mất “con bài” chống Nga. Tiếp tục viện trợ vũ khí thì xung đột có khả năng kéo dài và ngày kết nạp Ukraine vẫn còn xa.

Kế hoạch Phòng thủ toàn diện cũng như tăng mức chi tiêu quốc phòng lên ít nhất 2% GDP được thông qua. Thực tế những năm qua cho thấy việc triển khai thực hiện không giản đơn và sẽ nảy sinh không ít vướng mắc cụ thể. Mức chi tiêu 2% GDP từng được đưa ra từ năm 2014, nhưng nhiều thành viên không thực hiện. Trước nguy cơ suy thoái kinh tế và những phản ứng mạnh mẽ từ Nga, Trung Quốc, một số thành viên sẽ tìm cách “lách luật”.

Dự kiến đặt văn phòng đại diện của NATO tại Nhật Bản năm 2024 bị Pháp phản đối và có nguy cơ gác lại. Sẽ nảy sinh những vấn đề tương tự khi đẩy mạnh chính sách tầm nhìn hướng Đông ở châu Á-Thái Bình Dương.

Rõ ràng, có lý do để nghi ngại về sự đồng thuận mạnh mẽ như tuyên bố của NATO. Giữa các thành viên vẫn có toan tính vì lợi ích riêng của quốc gia. Các phản ứng mạnh mẽ của Nga, Trung Quốc, cũng như lo ngại của cộng đồng quốc tế sẽ làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn, khác biệt trong liên minh. Chuyên gia cho rằng thực trạng đó là vấn đề lâu dài, khó giải quyết của NATO.

Thứ hai, cộng đồng quốc tế lo ngại về tác động tiêu cực từ các tuyên bố, cam kết và kế hoạch hành động của NATO. Việc NATO tăng cường lực lượng thường trực lên 300.000 người và đề xuất triển khai bố trí quân, có thể cả vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ các thành viên mới, xóa bỏ thỏa thuận năm 1997 giữa liên minh và Nga, vô hiệu hóa các “van an toàn” cuối cùng. Điều đó thúc đẩy chạy đua vũ trang và việc triển khai vũ khí hạt nhân ở khu vực và trên toàn cầu.

Động thái của NATO gia tăng căng thẳng, đẩy đối đầu lên mức vô cùng nguy hiểm. Xung đột ở Ukraine và bất ổn an ninh châu Âu càng khó kiểm soát, khó tháo gỡ. Có chuyên gia nhận xét, NATO không quan tâm đến tác động nhiều mặt từ các quyết định của họ đối với khu vực và toàn cầu; buộc người dân phương Tây nói chung, Ukraine nói riêng phải trả giá cho hành động của liên minh.

Hội nghị thượng đỉnh NATO, chuyện không của riêng ai
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg lạc quan tuyên bố, Hội nghị thượng đỉnh năm 2023 mang “tính lịch sử”. (Nguồn: AP)

Các nhà ngoại giao Trung Quốc phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm mở rộng sự hiện diện và ảnh hưởng của NATO sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, làm gia tăng căng thẳng ở khu vực. Trung Quốc tuyên bố bất kỳ hành động nào gây nguy hiểm cho các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của họ sẽ bị đáp trả quyết liệt. Sức mạnh quân sự, kinh tế và khả năng đáp trả của Trung Quốc là điều mà NATO không thể xem thường.

Bộ Ngoại giao Nga đánh giá các quyết định ở Hội nghị thượng đỉnh đã chứng tỏ NATO quay trở lại các kế hoạch thời Chiến tranh Lạnh. Nga sẽ đánh giá các thách thức, mối đe dọa để đưa ra phản ứng kịp thời và phù hợp, bằng mọi phương tiện, khả năng và biện pháp hiện có. Nga sẽ tiếp tục sản xuất, trang bị các loại vũ khí hiện đại, củng cố quân đội, nâng cao khả năng phòng thủ; tăng cường hợp tác với các đối tác trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS).

Bối cảnh hiện nay đã thay đổi, tương quan lực lượng buộc các bên phải cân nhắc thận trọng trước các quyết định, nhất là sử dụng vũ khí hạt nhân. Việc đẩy căng thẳng lên mức nguy hiểm, quan điểm đánh đòn hạt nhân phủ đầu đối phương có thể dẫn đến những tính toán sai lầm chiến lược, hành động gây hậu quả khó lường cho khu vực và thế giới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng thống Ukraine tìm giải pháp ngoại giao, muốn quân nước ngoài trú đóng

Hôm nay (9.12), Tổng thống Volodymyr Zelensky đề cập khả năng dàn xếp ngoại giao tiến tới chấm dứt chiến sự và nêu ý tưởng nước ngoài đưa lực lượng đến Ukraine cho đến khi nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước...

Tình thế “bên miệng hố chiến tranh”, nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường. Cùng với các đòn tiến công mạnh mẽ trên thực địa, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III. Điều gì sẽ xảy ra?

Tiết lộ bức thư Ukraine thúc giục NATO kết nạp thành viên

Nội dung bức thư Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha gửi tới người đứng đầu cơ quan ngoại giao của NATO phản ánh nỗ lực mới của Kiev nhằm đảm bảo lời mời gia nhập NATO sớm nhất có thể.Đây được xem là một phần của "kế hoạch chiến thắng" được Tổng thống Ukraine Zelensky vạch ra vào tháng trước để chấm dứt cuộc chiến giữa hai nước Nga và Ukraine hiện nay.Kiev đã nộp đơn xin gia...

Nga tuyên bố có siêu vũ khí để “ăn miếng trả miếng”, Đức dọa NATO sẽ kích hoạt điều 5

Ngày 27/11, Chủ tịch Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Valentina Matvienko cho biết, nước này có "siêu vũ khí" để đáp trả hiệu quả mọi hành động gây hấn.

Mỹ triển khai tên lửa tại Philippines, Nga phản đối “đóng băng xung đột” ở Ukraine, Iran kêu gọi đưa Israel và Mỹ ra...

Đảng Dân chủ sắp bầu lãnh đạo mới, dự báo nguy cơ xung đột Trung-Mỹ ở Biển Đông, Nga trục xuất nhà ngoại giao Anh với cáo buộc làm gián điệp, Tòa liên bang ngừng vụ án đối với ông Donald Trump… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

OpenAI giới thiệu các mô hình o3 và o3 mini mới có khả năng suy luận tốt hơn

Ngày 20/12, OpenAI thông báo đang thử nghiệm các mô hình AI mới o3 và o3 mini có khả năng suy luận vượt trội hơn các mô hình hiện có, dự kiến sẽ thu hút nhiều khoản đầu tư và người dùng mới.

Mỹ “chơi lớn” chi gần 7 tỷ USD hỗ trợ các nhà sản xuất chip bán dẫn

Để mở rộng sản xuất chip bán dẫn nội địa, Bộ Thương mại Mỹ cho biết đang hoàn tất gói hỗ trợ gần 7 tỷ USD để xây dựng các nhà máy và cơ sở đóng gói, thử nghiệm chip.

Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về thực hiện Kết luận 21 của...

Sáng nay 21/12, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Đoàn kiểm tra số 1477 của Ban Bí thư do đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tổ chức thực hiện Kết luận số 21 của Ban Chấp hành Trung ương.

Tương lai sóng gió của Thủ tướng Justin Trudeau

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bất ngờ cải tổ Nội các hôm 20/12 với 12 vị trí trong chính phủ nhằm cứu vãn tình hình. Động thái này cho thấy chính phủ và chiếc ghế của ông đang lung lay trước những áp lực lớn từ các đảng đối lập.

Canada cải tổ nội các lớn nhất kể từ khi Thủ tướng Trudeau lên nắm quyền

Ngày 20/12, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã công bố 12 thay đổi trong nội các với sự thay đổi gồm 8 bộ trưởng mới và chuyển vị trí 4 bộ trưởng cũ.

Bài đọc nhiều

Tàu chiến Mỹ quay lại căn cứ Ream ở Campuchia sau 8 năm

Hôm nay (13.12), Bộ Quốc phòng Campuchia thông báo về chuyến thăm căn cứ hải quân Ream vào tuần sau của tàu tác chiến ven bờ USS Savannah thuộc Hải quân Mỹ, đánh dấu sự quay lại của tàu chiến Mỹ sau 8...

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Nga sẵn sàng cho một cuộc ‘đấu tên lửa’ với Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin gợi ý về một cuộc 'đấu tên lửa' tiềm tàng với Mỹ để chứng minh sức mạnh của tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung Oreshnik do Moscow sản xuất. ...

Rạn nứt ở Tây Phi

Hội nghị thượng đỉnh ECOWAS diễn ra trong bối cảnh khu vực chứng kiến nhiều chuyển biến sâu sắc, nhất là sau các cuộc đảo chính đưa chính quyền quân sự lên nắm quyền...

Ukraine tiếp tục dùng vũ khí Mỹ tấn công tầm xa, Nga trả đũa

Bộ Quốc phòng Nga ngày 20.12 tuyên bố đã tiến hành cuộc đáp trả đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ và Anh cung cấp tấn công lãnh thổ Nga mới đây. ...

Cùng chuyên mục

Tương lai sóng gió của Thủ tướng Justin Trudeau

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bất ngờ cải tổ Nội các hôm 20/12 với 12 vị trí trong chính phủ nhằm cứu vãn tình hình. Động thái này cho thấy chính phủ và chiếc ghế của ông đang lung lay trước những áp lực lớn từ các đảng đối lập.

Canada cải tổ nội các lớn nhất kể từ khi Thủ tướng Trudeau lên nắm quyền

Ngày 20/12, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã công bố 12 thay đổi trong nội các với sự thay đổi gồm 8 bộ trưởng mới và chuyển vị trí 4 bộ trưởng cũ.

Lợi thế vượt trội về ống phóng tên lửa của Mỹ đang xói mòn trước Trung Quốc

Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách về số ống phóng tên lửa với Hải quân Mỹ trong bối cảnh lợi thế lâu nay về năng lực bệ phóng thẳng của đối phương đang giảm sút. ...

Ngã rẽ trong chính trường Đức

Chính trường Đức lại đứng trước một ngã rẽ mới, khi ngày 16/12, Hạ viện nước này (Bundestag) đã bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với chính phủ của đương kim Thủ tướng Olaf Scholz, mở đường cho một cuộc bầu cử trước thời hạn.

Mới nhất

Chuẩn bị Tết cùng SATRA: Bình ổn giá, tăng sức mua

Chỉ còn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hệ thống bán lẻ SATRA và các doanh nghiệp thành viên đang thực hiện những kế hoạch chuẩn bị và dự trữ hàng Tết để giữ ổn định giá cả. Thị trường Tết đang bắt đầu khởi động - Ảnh: B.S. Trong khi sức mua suy giảm và...

Hà Nội mù mịt bụi mịn từ sáng đến chiều, nhiều tòa nhà ‘biến mất’

TPO - Chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, hôm nay (21/12), bầu trời Hà Nội bị bao phủ bởi lớp sương mù dày đặc cả ngày, chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức khá cao. 21/12/2024 | 15:36 ...

Chào đón Tết Dương lịch, siêu thị tăng tốc giảm giá

Chuẩn bị đón Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và hưởng ứng Tháng Khuyến mại Hà Nội 2024, hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội đồng loạt tổ chức chương trình khuyến mại, giảm giá sâu. Tại hệ thống siêu thị Co.opmart từ nay đến 1/1/2025 tổ chức chương trình khuyến mại "Tân...

Tuốt lá, dưỡng nụ mang sắc Xuân

TPO - Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời điểm này, người dân làng đào ở Nghệ An đang tất bật tuốt lá, chăm cây chờ ngày mang “sắc xuân” về với mọi nhà. Video người dân làng đào xã Nghi Ân, thành phố Vinh, Nghệ An tất bật tuốt lá đào chờ...

Quỹ Nafosted phê duyệt tài trợ 83 đề tài nghiên cứu thực hiện từ năm 2025

Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) vừa công bố kết quả phê duyệt đề tài nghiên cứu cơ bản, đề tài Nafosted - SNSF do quỹ này tài trợ thực hiện từ năm 2025. ...

Mới nhất