Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếLời cảnh báo gắt của thiên nhiên

Lời cảnh báo gắt của thiên nhiên



Nhiệt độ trung bình của Trái đất đạt tới mức cao chưa từng thấy 17,18 độ C vào ngày 6/7, ngày thứ ba liên tiếp phá vỡ kỷ lục toàn cầu. Các nhà khoa học cảnh báo thế giới “vượt ngưỡng chịu đựng” về biến đổi khí hậu.

Người dân London trong cái nắng nóng tháng 7/2023. (Nguồn: CNN)
Người dân London trong cái nắng nóng tháng 7/2023. (Nguồn: CNN)

Trung Quốc, Nhật Bản, các nước khu vực Bắc Phi, Trung Đông đều phải ban hành các cảnh báo về nắng nóng.

Phát biểu trước Ủy ban tuyển chọn của Quốc hội về quốc phòng và biến đổi khí hậu, hôm 23/5, đặc phái viên về khí hậu của Tổng thống Mỹ, ông John Kerry cho rằng, cuộc khủng hoảng khí hậu đã chạm đến ngưỡng khủng khiếp mà thế giới chưa từng biết đến trước đây.

“Những gì bạn đang nhìn thấy là băng tan, cháy rừng, lở đất, nắng nóng, lũ lụt, người tử vong vì nắng nóng, chất lượng không khí thấp. Hàng triệu người đang thiệt mạng khắp thế giới mỗi năm đều từ một nguyên nhân không hề mới, đó là việc sử dụng năng lượng đốt nhiên liệu hóa thạch mà không xử lý khí thải”, ông Kerry nói.

Mái vòm nhiệt

Giới khoa học khẳng định, khủng hoảng khí hậu làm trầm trọng thêm các hiện tượng sóng nhiệt.

Chỉ riêng trong tháng 5/2023, thế giới ghi nhận một số kỷ lục nhiệt độ cao đáng kinh ngạc. Nhà khí hậu học và sử học thời tiết độc lập người Tây Ban Nha Maximiliano Herrera (người chuyên về thống kê thời tiết khắc nghiệt) cho biết, tại Thượng Hải, Trung Quốc ghi nhận nhiệt độ cao nhất trong hơn 100 năm vào ngày 29/5. Tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nền nhiệt 43 độ C vào ngày 6/5, cao nhất từng được ghi nhận tại Việt Nam. Cùng ngày, người dân Thái Lan chứng kiến nhiệt độ 41 độ C, nền nhiệt nóng nhất từng được ghi nhận tại Bangkok.

Siberia đã lập hàng chục kỷ lục vào tháng Sáu khi nhiệt độ tăng lên tới gần 38 độ C trong một vòm nhiệt hình thành và kéo dài về phía Bắc.

Hầu hết các kỷ lục về nắng nóng được tạo ra trong một “mái vòm nhiệt”, vốn xuất hiện khi vùng khí áp cao hình thành và không di chuyển trong vòng một tuần trở lên.

Áp suất cao tạo ra thời tiết nhiều nắng và rất ít mây, làm các khối khí chìm xuống và nóng lên, khiến nhiệt độ tăng lên đến mức khó chịu, thậm chí nguy hiểm.

Dự báo, khủng hoảng khí hậu khiến hiện tượng này xảy ra thường xuyên với độ nóng ngày càng cao hơn.

Con người dễ bị tổn thương

Tại Mỹ, các nhà dự báo thời tiết cảnh báo mức độ nguy hiểm của đợt nắng nóng này do nhiệt độ ban đêm không hạ xuống đủ, khiến mức ngột ngạt của ngày tiếp theo càng khó chịu, đặc biệt ảnh hưởng tới sức khỏe con người và những hộ dân không có máy điều hòa.

Các nhà khoa học tại Trung tâm dự báo thời tiết Mỹ lưu ý, đợt nóng này có thể nguy hiểm hơn mọi khi, do thời gian kéo dài kỷ lục, nhiệt độ ban đêm vẫn cao, là một trong những hậu quả của khủng hoảng khí hậu.

Bà Lisa Patel, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Y tế về khí hậu và sức khỏe (Mỹ) giải thích: “Khi trong không khí có nhiều hơi ẩm, vào ban ngày, độ ẩm đó phản xạ nhiệt, nhưng ban đêm, nó lại giữ nhiệt”.

Bà Patel nói, ban đêm là lúc cơ thể con người cần được nghỉ ngơi. Tuy vậy, do buổi đêm vẫn nóng nên những vụ tử vong liên quan đến nhiệt có thể tăng gấp sáu lần vào cuối thế kỷ này, trừ khi tình trạng ô nhiễm làm nóng hành tinh được kiểm soát đáng kể.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo cuộc khủng hoảng khí hậu như trên còn ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một nghiên cứu được công bố vào tháng trước ở Mỹ cho thấy những người sống ở vùng khí hậu nóng hơn sẽ mất ngủ nhiều hơn. Bà Patel nói: “Tất cả chúng ta đều biết cảm giác khó chịu như thế nào khi cố gắng chợp mắt trong một đêm nóng bức. Ứớc tính vào cuối thế kỷ này, con người có thể mất ngủ khoảng hai ngày mỗi năm và điều này còn tệ hơn đối với những người không có máy điều hòa nhiệt độ”.

Bà giải thích, nếu cơ thể con người không được phục hồi, căng thẳng do nhiệt có thể tiến triển thành say nắng, thậm chí gây ra chóng mặt và bất tỉnh.

Mặc dù điều này có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng người già, người mắc bệnh mãn tính, và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh sẽ chịu tác động xấu nhiều và nặng hơn. Đặc biệt, khi nắng nóng kéo dài đến vài ngày, các ca tử vong tăng lên do cơ thể con người không còn khả năng tự làm mát.

Bà Patel cho biết: “Chịu đựng nắng nóng vào ban ngày có thể được ví như tham gia chạy đua. Con người cần nghỉ ngơi để hồi phục, nhưng vì nhiệt độ ban đêm không giảm, cơ thể khó có thể giảm bớt căng thẳng”.

Nghiên cứu vừa đăng trên tạp chí Nature Communications cho thấy, những nơi như Afghanistan, Papua New Guinea và Trung Mỹ – bao gồm Guatemala, Honduras và Nicaragua – được coi là “điểm nóng” về nắng nóng, đặc biệt dễ bị tổn thương do dân số tăng nhanh và khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe và nguồn cung cấp năng lượng hạn chế, làm suy yếu khả năng phục hồi của con người trước sự khắc nghiệt của thời tiết.

Cần những hành động có trách nhiệm

Nhiệt độ cao vào ban đêm phổ biến hơn ở các thành phố do hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, trong đó các khu vực đô thị nóng hơn đáng kể so với khu vực khác.

Những nơi nhiều nhựa đường, bê tông, nhà kính và đường cao tốc hấp thụ nhiều nhiệt của Mặt trời hơn những khu vực có công viên, sông và những con đường rợp bóng cây. Ban ngày, những khu vực có nhiều không gian xanh – với cỏ và cây cối phản chiếu ánh sáng Mặt trời và tạo bóng râm sẽ mát mẻ hơn.

Bà Kristie Ebi, chuyên gia về khí hậu và sức khỏe tại Đại học Washington nói với CNN: “Nhiều thành phố đang xây những hầm tránh nắng nóng”. Bà lưu ý các chính quyền thành phố cần suy nghĩ lại về quy hoạch đô thị để ứng phó với biến đổi khí hậu, thông tin đầy đủ về những hầm tránh nóng như trên để người dân có thể sử dụng phù hợp.

“Sẽ mất một thời gian để cây cối phát triển, nhưng cần phải có các chương trình trồng cây tập trung vào những nơi đặc biệt dễ bị tổn thương, để bảo đảm rằng quy hoạch thành phố có tính đến một tương lai nóng bức hơn nhiều”.

Các chuyên gia cho rằng, tần suất các hiện tượng cực đoan xảy ra liên tục là lời cảnh báo của thiên nhiên, đòi hỏi các quốc gia cần hành động một cách có trách nhiệm hơn nữa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.





Nguồn

Cùng chủ đề

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 19/12: Nắng nóng, chỉ số tia UV cao

Ngày 19/12, tại TP.HCM, độ ẩm tương đối phổ biến 57%, nhiệt độ khoảng 31 độ C, mật độ mây 16%. Trời nắng nóng từ sáng đến chiều nên chỉ số UV các quận, huyện ở ngưỡng gây hại cao.Thời tiết các tỉnh Nam Bộ ngày 19/12/2024Nam Bộ mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất 30-33 độ C.Cụ thể, TP Bạc Liêu 29...

Tin tức sáng 19-12: Việt Nam đối mặt nắng nóng khốc liệt; Ái nữ bầu Đức mua 1 triệu cổ phiếu HAGL

Một số tin tức đáng chú ý: Việt Nam có thể đối mặt nắng nóng khốc liệt trong năm 2025; Ái nữ bầu Đức đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu HAGL; Dừng hoạt động 2 tuyến buýt nối TP.HCM và Đồng Nai... ...

Liên kết với TPHCM là “chìa khóa” để vùng Đồng bằng sông Cửu Long vượt qua các thách thức

Sự liên kết chặt chẽ giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và TPHCM - trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ hàng đầu của cả nước, chính là chìa khóa để vượt qua các...

Ứng dụng công nghệ mới trong bảo trì đường bộ, giảm phát thải, thân thiện với môi trường

Công nghệ cào bóc tái chế nguội tại chỗ giúp tận dụng vật liệu mặt đường cũ, tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, thân thiện với môi trường. ...

Dự báo thời tiết TP.HCM ngày 18/12: Ngày nắng nóng, chiều tối nhiệt độ giảm mạnh

Ngày 18/12, tại TP.HCM, độ ẩm tương đối phổ biến 57%, nhiệt độ khoảng 33 độ C, mật độ mây 4%, về đêm nhiệt độ giảm mạnh còn 23 độ C. Dự báo chỉ số UV các quận, huyện ở ngưỡng gây hại cao.Thời tiết các tỉnh Nam Bộ ngày 18/12/2024Nam Bộ mưa rào và dông vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 21-24 độ C. Nhiệt độ cao nhất 29-32 độ C, có nơi trên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Nga xúc tiến thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư

Vaccine ngừa ung thư mới do ba đơn vị nghiên cứu Nga phát triển, sẽ được thử nghiệm lâm sàng cho các bệnh nhân ung thư phổi ác tính và ung thư phổi tế bào nhỏ trước tiên.

Chung kết Cuộc thi Cán bộ Công đoàn y tế giỏi lần thứ nhất

(ĐCSVN) - Đây là lần đầu tiên Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Cuộc thi Cán bộ Công đoàn giỏi, nhằm tạo diễn đàn để cán bộ công đoàn y tế trên cả nước có cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm; nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn và kỹ năng thực tiễn. Ngày 6/12, tại Hà Nội, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức vòng chung kết Cuộc thi “Cán bộ...

Thương hiệu thẩm mỹ SB Clinic – Mang lại vẻ đẹp cho khách hàng dựa trên sự an toàn tuyệt đối

Với 7 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu thẩm mỹ SB Clinic ngày càng khẳng định vị thế và ghi dấu ấn sâu đậm trong trái tim hàng nghìn khách hàng. Sở hữu đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng dày dặn kinh nghiệm, SB Clinic tự hào là điểm đến đáp ứng tốt mọi nhu cầu làm đẹp của chị em trong khu vực miền Bắc và trên cả nước. Giới thiệu về Thương hiệu Thẩm mỹ SB...

Bệnh viện FV trợ giá đến 20% viện phí cho bệnh nhân không có bảo hiểm sức khỏe

DNVN - Bệnh viện FV là bệnh viện quốc tế đẳng cấp khu vực nhưng nhiều năm qua vẫn áp dụng một mức giá dịch vụ khám chữa bệnh niêm yết tại Việt Nam chỉ bằng 50% so với các bệnh viện cùng tiêu chuẩn ở một số quốc gia hàng đầu khu vực...

Người bệnh tiểu đường ăn măng tươi theo cách này để ổn định đường huyết, ngừa biến chứng tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn măng tươi được không?Măng tươi là loại thực phẩm có thể chế biến được thành nhiều món ăn ngon và được nhiều người ưa thích như canh măng, măng hầm chân giò, măng...

Cùng chuyên mục

Ca mắc sởi ở Hà Nội tăng, nhiều trẻ phải thở oxy

Thời gian gần đây số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng tăng. Nhiều trẻ mắc sởi chuyển nặng, phải thở oxy hoặc thở máy. Theo các chuyên gia, dịch sởi năm 2024 là hệ quả của chu kỳ bệnh dịch tự...

Nhiều trẻ nhiễm sởi dưới 9 tháng tuổi, biến chứng viêm phổi

Tăng trẻ mắc sởi, nhập viện có biến chứngKhuôn mặt đầy lo lắng khi...

Loai củ màu đen kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

GĐXH - Tỏi đen chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học có tác dụng giúp kiểm soát lượng đường trong máu giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa cũng như giảm thiểu biến chứng của bệnh tiểu đường. ...

Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Cuộc thi sáng tác ca khúc về phòng, chống tác hại của thuốc lá là một sân chơi dành cho tất cả các nhạc sỹ, không phân biệt chuyên nghiệp hay không chuyên, đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Phát động cuộc thi sáng tác ca khúc về phòng, chống tác hại của thuốc láCuộc thi sáng tác ca khúc về phòng, chống tác hại của thuốc lá là một sân chơi dành cho tất...

Lợi ích sức khỏe ít người biết của cây hương thảo

Cây hương thảo thường được sử dụng làm gia vị trong nấu ăn. Đặc biệt, thành phần của hương thảo còn chứa nhiều hợp chất tốt cho sức khỏe. Bác sĩ Nguyễn Thùy Ngân, Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt...

Mới nhất

TP.HCM: Thưởng Tết giáo viên phấn khởi hơn năm trước

Theo tính toán sơ bộ của các trường phổ thông ở TP.HCM, khoản thưởng Tết Ất Tỵ cho giáo viên năm nay "rất khá". ...

Phát triển tên lửa đạn đạo có thể bắn tới Mỹ

Ngày 19/12, Phó Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jon Finer cho biết, Pakistan đang phát triển năng lực tên lửa đạn đạo tầm xa có thể cho phép tấn công các mục tiêu bên ngoài khu vực Nam Á, bao gồm cả Mỹ.

Ca mắc sởi ở Hà Nội tăng, nhiều trẻ phải thở oxy

Thời gian gần đây số ca mắc sởi tại Hà Nội có xu hướng tăng. Nhiều trẻ mắc sởi chuyển nặng, phải thở oxy hoặc thở máy. ...

Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20-12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND)...

Tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho trường ngoài công lập

Tiến tới sự bình đẳng giữa các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) công lập và ngoài công lập, các chuyên gia đề xuất Nhà nước có thể đầu tư cho các trường ngoài công lập nếu trường đó có nhóm nghiên cứu mạnh, tham gia đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu sứ...

Mới nhất